Đau đầu chóng mặt buồn nôn: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Phương Loan

05-04-2024

goole news
16

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, phổ biến ở nữ giới bước vào giai đoạn trung niên. Để có phương án điều trị phù hợp, người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, nhận chỉ định làm xét nghiệm để tìm ra căn nguyên.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là sự kết hợp giữa nhiều triệu chứng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau như chấn thương sọ não, viêm não, đau nửa đầu hoăc đơn giản là biểu hiện của cơ thể khi mệt mỏi, kiệt sức.

Đau đầu kèm chóng mặt nôn mửa là bệnh gì?

(Đau đầu kèm chóng mặt nôn mửa là bệnh gì?)

Hiện tượng này không phải hiếm gặp, mỗi người đều sẽ gặp trong đời, phổ biến khi bước vào độ tuổi trung niên, tỷ lệ phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Các cơn thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tái phát sau vài tháng đến vài năm.

Trong một số trường hợp đau đầu, nôn mửa và chóng mặt không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi, thay đổi tư thế thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân và gia đình cần di chuyển đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để được thăm khám, theo dõi và điều trị.

Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn

Người bị đau đầu chóng mặt nôn mửa thường có cảm giác đau hoặc áp lực ở 1, hoặc 2 bên đầu, trán, gáy, vùng sau mắt. Cơn đau thường diễn ra trong vài phút rồi tự biến mất, một số trường hợp có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Đi kèm với tình trạng đau đầu là hoa mắt, chóng mặt, người bệnh cảm thấy mất thăng bằng, như đang xoay tròn, mất định hướng. Vì xuất hiện cảm giác lơ lửng, mặt đất di chuyển nên bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn xung quanh. Nặng hơn có thể ngất xỉu, hôn mê, cần lập tức sơ cứu và nhập viện điều trị trong thời gian sớm nhất có thể.

Đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn do đâu?

Đau đầu chóng mặt nôn mửa có thể đến từ nhiều nguyên nhân, tương ứng với những bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số căn nguyên chính gây tình trạng này:

Nguyên nhân gây nhức đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn

(Nguyên nhân gây nhức đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn)

  • Đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực thường không kèm theo chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, nếu đau đầu kéo dài vẫn có thể xuất hiện kèm chóng mặt và buồn nôn.
  • Đau đầu migraine thường xuất hiện ở một phần đầu, kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Viêm xoang cũng là tác nhân gây ra đau đầu, dễ xuất hiện ở vùng trán, gò má và sau mắt. Chóng mặt và buồn nôn hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có khả năng.
  • Chấn thương sọ não dù nặng hay nhẹ đều có thể gây nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa. Cơn đau do bệnh lý này thường nghiêm trọng, dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Thiếu máu não rất dễ khiến bạn gặp tình trạng đau đầu, buồn nôn và chóng mặt, đi kèm với đó là mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ý thức và nói lắp.
  • Chứng rối loạn tai trong hay còn gọi là bệnh meniere, gây đau đầu, cơ thể không giữ được thăng bằng, xuất hiện tiếng ù trong tai.
  • Viêm tai giữa gây đau tai, đau đầu chóng mặt buồn nôn.
  • Huyết áp cao thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn và chóng mặt, khi tăng huyết áp đột ngột cũng có thể khởi phát.
  • Trong thai kỳ, nhiều mẹ gặp tình trạng ốm nghén, dễ nôn mửa và chóng mặt nhưng sẽ thuyên giảm sau tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Viêm não hoặc nhiễm trùng não gây sốt, đau đầu, nôn và chóng mặt.
  • Sự xuất hiện của khối u trong não sẽ gây đau đầu, buồn nôn và chóng mặt ở người bệnh.
  • Người bệnh Parkinson có thể xuất hiện một số triệu chứng không đặc trưng như buồn nôn, chóng mặt.
  • Vấn đề về thị giác cũng có thể gây ra đau đầu, chóng mặt kèm buồn nôn, khó chịu.
  • Người mắc giang mai thần kinh thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao liên tục.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân điển hình nhất gây ra đau đầu, chóng mặt, nôn mửa khó chịu ở người bệnh. Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình xuất hiện tình trạng tương ứng nêu trên, cần sớm di chuyển đến cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Bị đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, xuất phát từ những chấn thương, tổn thương thần kinh sau va chạm. Song, đây cũng có thể là hiện tượng khi mệt mỏi, kiệt sức thông thường.

Vì rất khó nhận biết bằng triệu chứng lâm sàng nên người bệnh, gia đình cần sớm thăm khám y tế để được chỉ định các phương pháp chẩn đoán. Với việc tìm ra nguyên nhân, người bệnh sẽ nhận phác đồ điều trị phù hợp, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cần gặp bác sĩ

Nhiều gia đình cho rằng đau đầu, chóng mặt và nôn mửa là biểu hiện bình thường, có thể điều trị tại nhà. Vậy, những biểu hiện như thế nào cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

(Khi nào cần gặp bác sĩ)

  • Đau đầu xuất hiện đột ngột, mạnh đi kèm với buồn nôn chóng mặt.
  • Đau đầu chóng mặt buồn nôn đi kèm với một số triệu chứng khác như tê, yếu một bên cơ thể, mất thị lực, khó nói, sốt, cứng cổ, nhạy cảm với âm thanh, mất phương hướng, đau quặn bụng,...
  • Tính chất, cường độ của các cơn đau đầu, chóng mặt và nôn mửa khác thường, diễn tiến tăng dần.
  • Bị đau đầu, nôn mửa và chóng mặt sau khi chấn thương.
  • Thai kỳ bị ốm nghén liên tục, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 tháng đầu tiên.
  • Tình trạng nhức đầu, buồn nôn, choáng váng kéo dài, không giảm dù đã nghỉ ngơi.

Khi có bất kỳ nghi ngờ về tình hình sức khỏe của bản thân, gia đình cần sớm đến cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trong điều trị, việc làm này có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị

Việc làm đầu tiên trong lộ trình điều trị nhức đầu chóng mặt buồn nôn, người bệnh cần thăm khám y tế chuyên môn. Đồng thời áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm triệu chứng:

Cách điều trị

Ý nghĩa

Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nằm xuống, nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng gắt, phù hợp với trường hợp đau nửa đầu.

Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc có tác dụng giảm tình trạng đau đầu như Paracetamol, Ibuprofen, chỉ sử dụng khi có chỉ định liều lượng và thời gian sử dụng của thuốc, không lạm dụng.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn giảm stress, lo âu, hạn chế tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt và nôn mửa. Hãy duy trình thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế cồn, caffeine hoặc các chất kích thích khác có thể làm giảm các triệu chứng.

Thư giãn

Bằng cách tập thiền, vận động với cường độ phù hợp không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hạn chế các vấn đề về đau đầu, chóng mặt.

*Lưu ý: Những phương pháp điều trị nêu trong bảng chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn y tế chuyên môn.

Biện pháp phòng ngừa

Không riêng đối tượng trung niên, bất kỳ ai cũng có khả năng gặp các cơn đau nhức đầu kèm theo buồn nôn và chóng mặt. Bạn có thể phòng ngừa sớm bằng cách:

Những cách phòng ngừa cơn đau nhức đầu buồn nôn hoa mắt

(Những cách phòng ngừa cơn đau nhức đầu buồn nôn hoa mắt)

  • Chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ nhiều đường và dầu mỡ, bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Một giấc ngủ chất lượng sẽ làm hạn chế các cơn đau đầu, buồn nôn và chóng mặt. Duy trì thời gian ngủ đều đặn hàng ngày, không nên thức khuya, ngủ thiếu giấc.
  • Vận động đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cho cơ thể. Một số bài tập hỗ trợ thư giãn như yoga, đi bộ, chạy bộ, pilates, bơi lội,...
  • Quản lý sức khỏe tinh thần, tránh căng thẳng quá mức, nên tập thiền, đọc sách, nghe nhạc, xem phim để giải tỏa stress.
  • Một môi trường sinh hoạt, làm việc ở nơi thiếu ánh sáng cũng có thể dẫn đến đau nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn. Hãy thử thay đổi không gian sống để lấy lại sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
  • Hạn chế, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất vì chúng có thể kích thích các cơn đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
  • Đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ, trung bình từ 6 tháng - 1 năm đối với người bình thường, kiểm tra và đánh giá kịp thời, xây dựng phương án điều trị phù hợp.

Tổng kết lại, đau đầu chóng mặt buồn nôn là biểu hiện của mệt mỏi, suy kiệt thông thường nhưng cũng có thể cánh báo các bệnh lý nguy hiểm như đau nửa đầu, viêm xoang, rối loạn tai trong, cao huyết áp, khối u trong não,... Vậy nên, người bệnh và gia đình không nên trì hoãn việc kiểm tra, cần sớm tầm soát tại các cơ sở y tế uy tín.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

44

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám