Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn không thể bỏ qua

Nguyễn Phương Thảo

06-12-2024

goole news
16

Bệnh tim bẩm sinh không chỉ là vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ mà còn có thể xuất hiện và gây biến chứng nghiêm trọng khi người bệnh trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không nhận ra vì các triệu chứng thường bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh tim bẩm sinh ở người lớn mà bạn không thể bỏ qua? 

Phân biệt các rối loạn phổ biến bệnh tim ở người lớn

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn thường có những rối loạn phổ biến sau: 

  • Còn lỗ bầu dục;
  • Dị tật van bẩm sinh;
  • Có khuyết tật thông liên nhĩ và tâm thất; 
  • Tĩnh mạch phổi có sự bất thường; 
  • Hẹp eo động mạch chủ; 
  • Hẹp động mạch phổi; 
  • Hội chứng Eisenmenger; 
  • Tứ chứng Fallot; 
  • Còn ống động mạch; 
  • Tăng huyết áp trên động mạch phổi; 
  • TGA (chuyển bị của các động mạch lớn) 

Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn 

Bệnh tim bẩm sinh là tình trạng bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim xuất hiện từ khi sinh, nhưng nhiều người lớn không biết mình mắc bệnh cho đến khi các triệu chứng xuất hiện rõ rệt. Chỉ đến khi tình trạng bệnh chuyển nặng mới nhận biết được các dấu hiệu. Không chỉ thế, tim bẩm sinh còn là căn bệnh có thể tái phát trở lại nhiều lần mặc dù đã được chữa trị, vì thế nếu nhận thấy những điều bất thường về sức khỏe hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. 

Các dấu hiệu tim bẩm sinh khi bệnh nhân còn nhỏ là rất khó phát hiện

Các dấu hiệu tim bẩm sinh khi bệnh nhân còn nhỏ là rất khó phát hiện

  • Khó thở khi vận động, làm việc nặng hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi. 
  • Tim đập nhanh hoặc không đều (Rối loạn nhịp tim)
  • Mệt mỏi và suy giảm sức bền
  • Sưng ở chân, mắt cá, hoặc bụng
  • Môi và ngón tay xanh tím tái
  • Đau ngực
  • Ngất xỉu đột ngột 

Xem thêm: 

Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

Những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tim bẩm sinh có thể gặp như: 

Một trong những biến chứng ở người bệnh tim bẩm sinh là đột quỵ, ngất xỉu đột ngột

Một trong những biến chứng ở người bệnh tim bẩm sinh là đột quỵ, ngất xỉu đột ngột 

  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập lúc nhanh lúc chậm. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ hoặc đột tử. 
  • Nhiễm trùng tim: Bắt nguồn từ sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại thông qua đường máu. Biến chứng này có thể làm tổn thương và phá huỷ van tim nếu không được cứu chữa kịp thời. 
  • Đột quỵ: Các dị tật của tim bẩm sinh có thể làm xuất hiện các cục máu đông ở não và làm hạn chế lưu thông máu đến hệ thần kinh gây ra tình trạng đột quỵ. 
  • Suy tim: Sau một thời gian hoạt động, tim dần suy yếu khiến cho khả năng vận chuyển máu không còn hiệu quả như ban đầu. Hậu quả là cơ tim bị suy yếu, thậm chí là hư hỏng hoàn toàn. 
  • Thoái hoá van tim: Biến chứng này gây ra những kết nối bất thường giữa các van tim từ đó khiến cho chúng gặp trục trặc, đẩy nhanh quá trình thoái hoá hơn bình thường. 

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là dị tật xuất hiện ngay từ khi còn trong bào thai, diễn biến âm thầm. Vì vậy, đối với những gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh thì nên thăm khám càng sớm càng tốt để có thể tiến hành tầm soát sớm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau này. 

Nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh ở người lớn 

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một tài liệu y tế nào có thể kết luận được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển của thai nhi trong đó bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Bên cạnh đó, vẫn sẽ có những yếu tố khác dẫn đến nguy cơ hình thành các dị tật ở tim, tạo nên bệnh như: 

  • Gen di truyền: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là do gen di truyền, từ các thành viên trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh. Ví dụ điển hình, các trẻ em mắc hội chứng Down thường bị dị tật ở tim.  
  • Bệnh Rubella: Người mẹ từng mắc bệnh Rubella trong quá khứ có thể tác động tới sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng. Vì thế, trước khi mang thai, người mẹ cần xét nghiệm máu để biết được bản thân có miễn dịch với bệnh rubella hay không.   
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2: Tim của bé sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ bé mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ không làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh. 
  • Thuốc: Một số loại thuốc mẹ bầu dùng trong quá trình của thai kỳ có thể gây ra bệnh tim bẩm sinh và các dị tật khác ở trẻ. Chẳng hạn như Lithium dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực, Isotretinoin điều trị mụn trứng cá. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chỉ được sử dụng các loại thuốc đã được chỉ định, không tự ý dùng thuốc khác nếu chưa có sự cho phép. 
  • Thuốc lá và rượu bia: Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn có thể khiến cho nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn. 
  • Môi trường bên ngoài: Nếu mẹ bầu sống trong một môi trường ô nhiễm, gần lò luyện kim, chất thải hoặc hầm mỏ có thể dẫn đến việc thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại, thai nhi sẽ dễ mắc bệnh hơn. 

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở người lớn 

Phác đồ điều trị bệnh tim bẩm sinh ở người lớn cần phải được dựa vào đặc điểm, mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng và độ tuổi của bệnh nhân. Một số dị tật bẩm sinh nhẹ thì không cần thiết phải điều trị, thực hiện tầm soát định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, phòng ngừa bệnh không có diễn biến trầm trọng hơn. Còn đối với những dị tật khác, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc có biện pháp can thiệp cụ thể như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu,... 

Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể được áp dụng để điều trị bệnh tim bẩm sinh ở người lớn như: 

  • Thông tim (phương pháp đặt ống thông): Kỹ thuật này cho phép các bác sĩ thực hiện thao tác sửa chữa một số khuyết tật ở tim bằng ống thông (catheter) mà không cần phẫu thuật mở ngực. Các dị tật ở tim có thể áp dụng phương pháp này như thông liên nhĩ, thông liên thật, bít tắc các dạng mạch máu, nong van động mạch chủ, nong van động mạch phổi, đặt stent mạch máu, thay van động mạch phổi qua da,...

Phương pháp đặt stent mạch máu được áp dụng trong điều trị tim bẩm sinh

Phương pháp đặt stent mạch máu được áp dụng trong điều trị tim bẩm sinh

 

  • Thiết bị cấy ghép tim: Thiết bị điều chỉnh nhịp tim bất thường (máy khử rung tim cấy ghép) hoặc thiết bị kiểm soát nhịp tim (máy tạo nhịp) có thể giúp cho bệnh nhân cải thiện được một số biến chứng có liên quan đến các dị tật bẩm sinh. 
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh không thể thực hiện bằng cách biện pháp trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc trường hợp phẫu thuật tim hở hoặc phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu. Phương pháp này sẽ khắc phục các khuyết tật bẩm sinh phức tạp đồng thời sửa chữa được những tổn thương và thay thế các van/ống ghép.
  • Ghép tim: Cách này thường được chỉ định với các dị tật nghiêm trọng, không thể sửa chữa được ở tim. Ghép tim được xem như phương pháp cuối cùng nhằm thay thế bằng tim người khoẻ mạnh tình nguyện hiến. 

Để được giải đáp chi tiết về bệnh tim bẩm sinh, quý khách có thể liên hệ với Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời. 

Câu hỏi liên quan 

Câu 1: Mẹ bầu bị bệnh tim bẩm sinh có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? 

"Có"

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Một số tác động tiêu cực có thể kể đến như:  

  • Khả năng cung cấp máu và oxy cho thai nhi có thể bị hạn chế, khiến thai nhi có nguy cơ bị chậm phát triển trong tử cung 
  • Sinh non hoặc nguy cơ thai nhi tử vong
  • Di truyền bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi. Nguy cơ di truyền sẽ phụ thuộc vào loại bệnh và gen di truyền từ cha hoặc mẹ. Nếu mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể khuyến nghị sàng lọc trước sinh để kiểm tra sức khỏe tim mạch của thai nhi. 

Câu 2: Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn có cần phẫu thuật không? 

Phẫu thuật có thể cần thiết cho người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh, nhưng quyết định phẫu thuật phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Chẳng hạn như một số bệnh tim bẩm sinh như thông liên thất lớn, hẹp van động mạch phổi hoặc tứ chứng Fallot, cần phẫu thuật để sửa chữa cấu trúc tim và giúp máu lưu thông tốt hơn. Các tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị, làm tăng nguy cơ suy tim hoặc biến chứng tim mạch khác.

Hoặc ở một số trường hợp, van tim bị dị tật cần được sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo chức năng tim hoạt động hiệu quả. Thay thế van tim có thể giúp giảm áp lực cho tim và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Kết luận 

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe tốt hơn và có hướng điều trị phù hợp. Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào đã nêu, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Đừng quên theo dõi sức khỏe định kỳ để có thể chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

115

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám