Đầu ngón tay thâm đen ở trẻ sơ sinh thì sao? Khi nào phải đi khám?

Ngọc Anh

08-05-2024

goole news
16

Đầu ngón tay thâm đen ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng ít gặp trên lâm sàng Nhi khoa. Đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi sinh hoặc liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, huyết học hay tim bẩm sinh. 

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh là gì?

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đầu ngón tay của trẻ có màu sắc bất thường như xanh tím, thâm đen. Đây là tình trạng có thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ trên da co lại eo lượng máu và oxy cần thiết di chuyển qua các mạch trên chân tay bị giảm bất thường.

(Hình 1 - Hình ảnh đầu ngón tay bị thâm ở trẻ sơ sinh)

(Hình 1 - Hình ảnh đầu ngón tay bị thâm ở trẻ sơ sinh)

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh được chia thành hai loại:

Thâm ngón tay nguyên phát

Bất thường về màu sắc trên ngón tay thường thể hiện khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp hoặc trẻ bị căng thẳng. Vị trí thâm đen ngoài ngón tay sẽ xuất hiện ở cổ tay, mắt cá chân, mũi, tai, môi và núm vú. Các bác sĩ cho rằng, thâm ngón tay nguyên phát không có hại. 

Thâm ngón tay thứ phát

So với đầu ngón tay thâm đen nguyên phát, các nguyên nhân thứ phát khiến trẻ sơ sinh có đầu ngón tay thâm nguy hiểm hơn. Nó có thể đến từ các bệnh lý rối loạn ăn uống, tâm thần, ung thư, tắc vi mạch máu, bệnh tự miễn,...

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh có sao không?

Chưa thể kết luận sớm về hiện tượng này. Bạn cần đưa bé đến các Bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, căn cứ theo phân loại như trên, con của bạn có thể rơi vào các trường hợp dưới đây:

  • Đầu ngón tay thâm đen nguyên phát không gây hại. Nếu nhận thấy vài giờ sau sinh, ngón tay của bé bị thâm đen bất thường hoặc thời tiết trở lạnh hay trẻ mới tắm xong. Triệu chứng giảm dần khi nhiệt độ xuống thấp. Tình trạng sẽ biến mất sau vài giờ.
  • Đầu ngón tay thâm đen thứ phát tồn tại nhiều nguy cơ hơn. Bởi nó liên quan trực tiếp đến các bệnh lý như tim bẩm sinh, trẻ biếng ăn, bệnh do virus gây ra,... 

(Hình 2 - Thâm đen trên đầu ngón tay là biểu hiện cần được thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa kịp thời)

(Hình 2 - Thâm đen trên đầu ngón tay là biểu hiện cần được thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa kịp thời)

4 Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh có ngón tay thâm đen

Cha mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm các hiện tượng này ở con trẻ qua các dấu hiệu dưới đây:

Thâm đầu ngón tay nguyên phát nếu có các triệu chứng bất thường khi trời lạnh và giảm dần khi thời tiết ấm lên. Đồng thời, hiện tượng thâm đen đầu ngón tay sẽ biến mất khi đặt hai bàn tay nằm ngang thay vì thẳng xuống:

  • Ngón tay hoặc ngón chân có màu thâm đen, khác với màu sắc phần còn lại của ngón tay
  • Lạnh tay chân và đổ mồ hôi
  • Nhiệt độ da thấp hơn, khi sờ vào thấy lạnh hơn bình thường và lưu lượng máu giảm
  • Chân tay bị sưng

Cha mẹ nên chú ý quan sát triệu chứng đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh

(Hình 3 - Cha mẹ nên chú ý quan sát triệu chứng đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh)

Tại sao đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều lý do để giải thích cho tình trạng bất thường về đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh. 

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh do nguyên phát

Trong trường hợp này, các nghiên cứu Nhi khoa cho biết, hiện tượng này là kết quả của quá trình lưu lượng máu đến tay chân em bé bị giảm. Ngoài ra các yếu tố như co thắt mạch máu, nhiệt độ thấp, bất thường trong di truyền đều gây ra tình trạng này. Hơn nữa, vì nó chỉ xuất hiện trong vài giờ đầu sau sinh nên giả thiết lượng máu và oxy của trẻ phải đi lên não và các cơ quan khác rồi mới đến tay chân nên tay chân bị xanh tím cũng khá thuyết phục. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học để xác thực nguyên nhân khởi phát rõ ràng hơn. 

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh do thứ phát

Đối với bé bị thâm đen đầu ngón tay thì có nhiều nguyên nhân bệnh lý. Đó là rối loạn mạch máu, nhiễm trùng, có khối u, bệnh tim bẩm sinh hoặc dùng một số loại thuốc điều trị,... Dưới đây là các căn bệnh thường gặp gây ra hiện tượng này:

  • Bệnh Raynaud: Đây là bệnh phổ biến nhất, thường xảy ra khi tay chân của trẻ có màu nhợt nhạt, chuyển sang màu xanh tím rồi chuyển sang màu đỏ.
  • Biếng ăn: Khi trẻ bị chán ăn, cơ thể trẻ sẽ bị giảm năng lượng khiến nhiệt độ của cơ thể giảm xuống. Khoảng 21 - 40% trẻ sơ sinh bị biếng ăn sẽ bị thâm đầu ngón tay. 
  • Thuốc Alkaloid Ergot: Đây là loại thuốc dùng để cắt cơn đau nửa đầu, đau đầu. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là khiến đầu ngón tay người sử dụng bị thâm.
  • Thuốc Chikungunya: Nếu con bạn bị muỗi vằn Aedes cắn thì rất có thể bé sẽ bị lây virus từ phát bệnh. Một trong các biểu hiện của tình trạng này là hiện tượng thâm ngón tay.
  • Các loại bệnh ung thư: Theo thống kê có tới 24% bệnh nhân ung thư bị thâm đầu ngón tay.

(Hình 4 - Chán ăn có thể là một trong các nguyên nhân khiến các bé bị thâm đầu ngón tay)

(Hình 4 - Chán ăn có thể là một trong các nguyên nhân khiến các bé bị thâm đầu ngón tay)

Đầu ngón tay thâm đen do bệnh tim bẩm sinh

Đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh xuất phát từ dị tật bẩm sinh sẽ gây ra hiện tượng này. Nếu bé có bất thường về tim thì đầu ngón tay tím tái là triệu chứng rất thường gặp. Các biểu hiện đi kèm là ho nhiều, thở khò khè, khó thở, thở nhanh, bú ít, bú ngắt ngãng. Đồng thời, các bé có dị tật ở tim thường chậm phát triển, da tím tái, đầu ngón tay và ngón chân có màu tím khi quấy khóc. 

Có hai nhóm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, bao gồm:

  • Tim bẩm sinh có tím: Da tím tái do không có oxy cần thiết, thường gặp ở các bệnh đột biến NST như hội chứng Down, hở hàm ếch,...
  • Tim bẩm sinh không tím: Đây là bệnh phổ biến nhưng ít nguy hiểm hơn tim bẩm sinh tím. Trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh không tím thường khó phát hiện và phải đối mặt với nguy cơ suy tim nếu không đủ sức bú, dẫn tới chậm phát triển, khó thở hoặc thở gấp. 

(Hình 5 - Không thể loại trừ tim bẩm sinh là lý do khiến trẻ có bất thường ở đầu ngón tay)

(Hình 5 - Không thể loại trừ tim bẩm sinh là lý do khiến trẻ có bất thường ở đầu ngón tay)

Nhìn chung, nếu cha mẹ phát hiện có dấu hiệu đầu ngón tay bị thâm đen ở trẻ sơ sinh nên sắp xếp thời gian đưa con đến các Bệnh viện uy tín để thăm khám. Bởi dây có thể báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm như tim bẩm sinh, phản ứng dùng thuốc, các khối u hoặc rối loạn mạch máu,.... Khi đó, bé phải được hỗ trợ y tế kịp thời để bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm chất lượng cuộc sống trong tương lai. 

4,566

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám