Đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì?
Đau tinh hoàn và bụng dưới là hiện tượng xảy ra do một số thói quen thiếu lành mạnh, điển hình như quan hệ quá độ, căng thẳng, béo phì, chấn thương thể thao,... Đây cũng là triệu chứng của một số bệnh lý vùng sinh dục như viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang.
Cụ thể nguyên nhân gây bệnh như sau:
Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu dương vật bị sưng, viêm do vệ sinh bộ phận sinh dục kém, dài hoặc hẹp bao quy đầu, thủ dâm và quan hệ tình dục quá độ, thiếu an toàn. Bệnh lý này khiến vùng bao quy đầu xuất hiện mụn nước, nốt đỏ, sưng tấy và đau nhức tại tinh hoàn, bìu và bụng dưới.
(Viêm bao quy đầu dẫn đến đau tinh hoàn, bìu và bụng dưới)
Viêm bao quy đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, lan sang niệu đạo và tuyến tiền liệt,... Vậy nên, khi nhận thấy tinh hoàn và bụng dưới đau, nhức, khó chịu thì cần nhanh chóng thăm khám, phòng ngừa biến chứng.
Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn
Khi bị đau bụng dưới lẫn tinh hoàn, bạn có thể xem xét đến hai căn bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Không những vậy, triệu chứng này cảnh báo bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng, cân can thiệp nhanh chóng.
Virus, vi khuẩn là tác nhân gây hại làm khởi phát bệnh viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở người có đời sống tình dục bừa bãi, phóng túng và vệ sinh vùng kín kém.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khi tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn bất thường, chủ yếu xảy ra ở tinh hoàn trái. Nguyên nhân do van tĩnh mạch suy yếu, máu không tuần hoàn về tim mà chảy ngược xuống vùng tĩnh mạch thấp hơn, gây ứ huyết và sưng đau.
(Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo giãn tĩnh mạch thừng tinh)
Phần lớn bệnh gây đau ở tinh hoàn, tuy nhiên nếu diễn tiến nặng có thể khiến cơn đau lan sang bụng dưới và xương chậu. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu người bệnh thường khó phát hiện vì không có triệu chứng đặc trưng. Điều này khiến bệnh khó điều trị, tiêu tốn thời gian và tiền bạc.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi dây thừng tinh bị xoắn lại do tinh hoàn quay, làm cản trở quá trình lưu thông máu đến cơ quan này. Tình trạng này khiến tinh hoàn bị thiếu oxy hóa, dưỡng chất, gây suy giảm chức năng và sưng đau.
Nếu dây thừng tinh bị xoắn hoàn toàn, tinh hoàn có thể rơi vào tình trạng sưng đỏ nghiêm trọng, đau đột ngột ở “cậu bé” và bụng dưới. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tinh hoàn có thể hoại tử và mất vĩnh viễn. Cha mẹ cần chú ý trẻ 12 - 18 tuổi, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao xoắn tinh hoàn.
Viêm tuyến tiền liệt
Khi xuất tinh, tuyến tiền liệt đảm nhiệm vai trò dẫn tinh trùng ra bên ngoài cơ thể. Nếu bộ phận này bị vi khuẩn tấn công hoặc chấn thương, sẽ làm khởi phát những biểu hiện như tiểu buốt, bí tiểu, nước tiểu hôi và chứa mủ.
Trong trường hợp diễn tiến nặng, chuyển thành mạn tính thì có thể gây ra đau tinh hoàn, đau bụng dưới, tổn thương niệu đạo,... Tùy nguyên nhân gây bệnh, nam giới sẽ được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh hoặc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học.
Quan hệ tình dục thô bạo
Quan hệ tình dục thô bạo, quá mức cũng có thể dẫn đến tinh hoàn và bụng dưới nam giới đau nhức. Bởi, tinh hoàn là cơ quan dễ bị tổn thương trước những tác động mạnh, nên cần điều chỉnh lại tần suất và lực tác động, điều độ hơn.
(Quan hệ tình dục thô bạo làm đau bụng dưới và tinh hoàn)
Trong trường hợp ảnh hưởng nhẹ, con đau do quan hệ tình dục quá mức có thể thuyên giảm 3 - 5 ngày. Nếu thời gian kéo dài, bạn cần chủ động thăm khám y tế, tránh xảy ra tình trạng tinh hoàn chấn thương và xuất huyết.
Chấn thương và xuất huyết tinh hoàn
Tinh hoàn gặp chấn thương, xuất huyết thường do quan hệ tình dục quá mức, thô bạo, thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn. Tác động mạnh khiến các mao mạch xung quanh bị vỡ, dẫn đến tắc, gây sưng đau ở bìu và bụng dưới.
Trong một số trường hợp, chấn thương và xuất huyết tinh hoàn cần được cấp cứu ngoại khoa, tránh tối đa rủi ro đáng tiếc. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử, bắt buộc cắt bỏ hoàn toàn “cậu bé”.
Bệnh đường tiết niệu
Những bệnh lý đường tiết niệu như viêm cầu thận, sỏi thận, viêm bàng quang,... khi khởi phát sẽ gây đau bụng dưới, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu nhiều lần, đau tinh hoàn và dương vật. Những tổn thương tại hệ tiết niệu nếu không được can thiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng sinh dục.
(Đường tiết niệu gặp bất thường có thể dẫn đến đau nhức tinh hoàn và bụng dưới)
Nang mào tinh hoàn
Nang mào tinh hoàn là tình trạng ống dẫn tinh phía trên tinh hoàn có u nang, phần lớn lành tính và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, sẽ gây một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sưng tinh hoàn, nặng bìu. Đặc biệt với các u nang to, chúng tác động gây đau cục bộ, lan sang bụng dưới và vùng chậu.
Nguyên nhân khác
Ngoài là triệu chứng của các bệnh lý điển hình nêu trên, đau tinh hoàn và bụng dưới còn có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác như ung thư tinh hoàn, teo tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn, căng thẳng, béo phì, dây thần kinh sinh dục bị tổn thương.
Đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không?
Hiện nay, không ít bệnh lý có triệu chứng đau bụng dưới và tinh hoàn, cảnh báo mức độ nghiêm trọng cao, cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Nếu không được can thiệp y khoa kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề như:
- Vô sinh, hiếm muộn: Do hoạt động sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn bị ảnh hưởng, khiến số lượng và chất lượng suy giảm, khả năng tham gia thụ thai cũng xuống thấp, gây vô sinh và hiếm muộn.
- Teo tinh hoàn: Đau nhức tinh hoàn có thể kéo theo một loạt hệ lụy như giảm số lượng, chất lượng, testosterone, mất một lượng tinh trùng sẽ khiến tinh hoàn teo dần, không thể đảm nhiệm vụ vốn có.
- Viêm tinh hoàn: Đau tinh hoàn và bụng dưới không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sưng viêm, mưng mủ, viêm nhiễm kèm ngứa rát. Thậm chí, các bộ phận sinh dục khác cũng bị ảnh hưởng.
(Những biến chứng nếu không điều trị căn nguyên kịp thời)
Dù xác định nguyên nhân do quan hệ tình dục thô bạo hay chấn thương, bệnh lý vùng sinh dục thì nam giới đều cần thăm khám y tế. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra, chẩn đoán, tư vấn hướng điều trị phù hợp và ngăn chặn biến chứng.
Phương pháp điều trị đau tức tinh hoàn và bụng dưới
Đầu tiên, để quá trình điều trị đau nhức tinh hoàn và bụng dưới diễn ra hiệu quả, triệt để thì phái mạnh cần đến bệnh viện kiểm tra. Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Phần lớn các trường hợp tinh hoàn và bụng dưới đau không quá nguy hiểm, hướng xử lý cũng tương đối đơn giản. Nhiệm vụ của bệnh nhân là phối hợp với liệu trình, từ đó khắc phục hoàn toàn tổn thương cũng như bảo toàn chức năng sinh lý.
(Thăm khám y tế chuyên môn để có hướng điều trị phù hợp)
Đồng thời, lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, tránh khiến tinh hoàn bị tổn thương, kích thích sưng viêm, cơn đau bùng phát, thậm chí lây nhiễm bệnh.
- Không hút thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, cồn, đường, caffeine,... khiến bệnh chuyển biến xấu, tạo điều kiện cho các triệu chứng gia tăng.
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến tinh hoàn đau nhức, sưng viêm nặng hơn nên cần hạn chế.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Uống nhiều nước hỗ trợ thận, bàng quang bài tiết vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm có tính kháng khuẩn như nghệ, gừng, cá hồi, bơ, mật ong,... hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Đồng thời bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày, trung hòa nước tiểu.
Cuối cùng, chú ý trong sinh hoạt thường ngày nên vận động nhẹ nhàng, chơi các bộ môn thể thao vừa sức. Thời gian đầu, sau điều trị, nên lựa chọn bài tập, bộ môn nhẹ nhàng, không cần gắng sức để tránh dẫn đến chấn thương hạ bộ.
Kết luận lại, đau tinh hoàn và bụng dưới là triệu chứng của nhiều bệnh lý vùng sinh dục, nam giới tuyệt đối không được chủ quan. Khi nhận thấy cơn đau kéo dài, dai dẳng cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không ngại ngùng giấu bệnh khiến quá trình điều trị gặp khó khăn.