Đau tinh hoàn: Nguyên nhân, chẩn đoán, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa

Doan Nguyen

04-05-2023

goole news
16

Đau tinh hoàn là triệu chứng phổ biến ở nam giới, đặc biệt là ở những người ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này khiến cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. 

Vậy nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn là gì? Cần phải điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin về bệnh nhé!

Đau tinh hoàn là bệnh gì?

Có thể hiểu đơn giản đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức diễn ra ở một phần hoặc cả hai tinh hoàn của nam giới, có thể khởi phát kéo dài hay đột ngột tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Khi tinh hoàn bị đau buốt, cơn đau có thể chia thành hai kiểu là cấp tính (cơn đau xuất hiện đột ngột và không kéo dài) hoặc mãn tính (cơn đau sẽ từ từ và kéo dài). Đa phần những trường hợp này đều xuất phát từ chấn thương bất ngờ tác động đến tinh toàn, gây đau nhức dữ dội bởi đây là vị trí  hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm của cơ thể.

Tuy nhiên, các cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác, thậm chí không hoàn toàn bắt đầu từ tinh hoàn mà đến từ một bộ phận khác trên cơ thể của chúng ta như bẹn bìu, vùng bìu, thận hay niệu quản. Loại này được những chuyên gia gọi là đau chuyển tiếp.

Nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn

Bên cạnh những nguyên nhân rõ ràng do bị tai nạn hay chấn thương, đau tinh hoàn còn có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

Viêm tinh hoàn

Tình trạng tinh hoàn có cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc ở cả hai tinh hoàn có thể là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ở trẻ em chưa đến 18 tuổi thì virus quai bị cũng là yếu tố gây đau tinh hoàn hàng đầu.

Thoát vị bẹn (hay gọi là bẹn)

Bẹn xảy ra ở thành bụng để đi xuống bìu. Đây là tình trạng thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác đau tức khó chịu cho người bệnh. Một vài trường hợp nặng có thể dẫn đến phải phẫu thuật khẩn cấp như thoát vị bẹn nghẹt.

Ảnh thoát vị bẹn do biến chứng đau tinh hoàn
Ảnh thoát vị bẹn 

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn có nhiệm vụ mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh sau đó phóng ra ngoài cơ thể. Khi tình trạng viêm này xảy ra, nam giới sẽ có cảm giác đau rát, bìu sưng, cảm thấy nóng khi chạm vào, mào tinh viêm to lên và rắn cứng. Những triệu chứng viêm mào tinh hoàn thường sẽ  kéo dài vài ngày đến vài tuần thậm chí là hơn 1 tháng, trường hợp mãn tính sẽ hơn 8 tuần.

Ảnh mào tinh hoàn bị viêm
Ảnh mào tinh hoàn bị viêm 

Nang mào tinh hoàn

Đây là một không gian có thể được hình thành từ bên trong mào tinh, ở gần tinh hoàn và chứa đầy dịch. Những u nang này không là ung thư và cũng không gây đau đớn nhưng một số trường hợp sẽ phát thành kích thước lớn, gây sự khó chịu cho bệnh nhân.

Tràn dịch màng tinh hoàn

Đây là tình trạng khá nguy hiểm và xảy ra rất phổ biến. Nó xuất hiện khi dịch được tích tụ xung quanh tinh hoàn, đôi khi khiến người bệnh đau rát và nhiễm trùng.

Khối tụ máu

Khối tụ máu là tình trạng xảy ra khi máu bao quanh tinh hoàn. Đây thường sẽ là kết quả của những chấn thương.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là tình trạng một nhóm những tĩnh mạch lớn xuất hiện bất thường ở gần tinh hoàn. Điều này gây ra cảm giác âm ỉ khó chịu, cản trở không nhỏ đến hoạt động hàng ngày của nam giới.

Xoắn tinh hoàn

Hiện tượng này là việc xoắn đường cung cấp máu cho tinh hoàn khiến bệnh nhân đau dữ dội. Nó có thể xảy ra mọi lúc và yêu cầu phải được phẫu thuật ngay lập tức để tránh được nguy cơ hoại tử tinh hoàn ở nam giới.

Sỏi thận

Sỏi thận xảy ra phổ biến hơn khi cơ thể người bệnh bị mất nước. Lúc này, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản của bệnh nhân, làm đau lưng, sau đó đau lan đến bộ phận sinh dục ngoài hoặc hố chậu. Tùy vào kích thước thì bác sĩ sẽ xem xét có cần phẫu thuật hay không. 

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh toàn là tình trạng xuất hiện rất phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 15 – 35. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh hay xét nghiệm tế bào để đưa ra kết luận chính xác cuối cùng.

Triệu chứng của đau tinh hoàn

Để nhận biết triệu chứng của đau tinh hoàn không khó khi những biểu hiện của nó khác dễ nhận thấy như:
Đau: Mức độ của nhữg cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân của bệnh. Nếu như là một chấn thương đột ngột thường khiến bệnh nhân cảm giác đau buốt sau đó âm ỉ. Trong khi đó, đau tinh hoàn sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian dài.

  • Bầm tím: Hiện tượng bầm tím có thể xuất hiện trên bìu của bệnh nhân nếu tinh hoàn bị thương.
  • Buồn nôn và nôn: buồn nôn và nôn là triệu chứng của nhiều bệnh lý, bao gồm cả chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn hay sỏi thận...
  • Sốt: Đau tinh hoàn kèm sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn.
  • Những vấn đề về tiểu tiện: Một số loại sỏi thận có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên, tiểu bị nóng rát hoặc nặng hơn xuất hiện máu trong nước tiểu.

Đối tượng thường mắc bệnh đau tinh hoàn

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau tinh hoàn thường là nam giới ở độ tuổi từ 15-35 tuổi hay những người không thực hiện tiêm phòng vaccine ngừa bệnh quai bị đúng thời gian, người có khả năng cao mắc bệnh quai bị và tiến triển thành bệnh đau tinh hoàn rất cao. 

Biến chứng của đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn không phải do chấn thương hay có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nhau, bao gồm: Viêm tinh hoàn, Bệnh sỏi thận, Viêm mào tinh hoàn, Tràn dịch màng tinh hoàn, Xoắn tinh hoàn, Ung thư tinh hoàn, Bệnh Chlamydia,...

Nếu tình trạng không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, người mắc bệnh Chlamydia hoặc bị xoắn tinh hoàn có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Làm tinh hoàn tổn thương vĩnh viễn.
  • Ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản sau này của bệnh nhân.
  • Nhiễm trùng lây lan khắp các bộ phận của cơ thể, nguy cơ tử vong cao.

Biện pháp chẩn đoán đau tinh hoàn

Những ai đã mắc phải tình trạng đau tinh hoàn có thể được thực hiện một số biện pháp chẩn đoán sau:

  • Tiến hành xét nghiệm nước tiểu hoặc máu: nhằm giúp loại trường hợp tinh hoàn bị đau do bị nhiễm trùng.
  • Chụp cổng hưởng từ hay siêu âm: biện pháp chẩn đoán này sẽ bác sĩ đưa ra nếu phát hiện có khối u ở trong tinh hoàn.

Xét nghiệm nước tiểu nhằm loại tình trạng bị đau do nhiễm trùng
Xét nghiệm nước tiểu nhằm loại tình trạng bị đau do nhiễm trùng 

Đau tinh hoàn có những phương pháp điều trị nào?

Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp điều trị đau tinh hoàn phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà

  • Tiến hành chườm đá vào vị trí đau từ 15-20 phút.
  • Đặt một chiếc khăn đã cuộn dưới bìu khi nằm nghỉ ngơi.
  • Phải tắm nước ấm.

Dùng thuốc

Nếu những phương pháp điều trị tại nhà không đem đến hiệu quả tốt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc, bao gồm: thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng. Ngoài ra có thể sử dụng loại thuốc chống trầm cảm

Phẫu thuật

Đau tinh hoàn thường không cần phải phẫu thuật, ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn. Cụ thể như sau: 

  • Tiến hành phẫu thuật đối với trường hợp xoắn tinh hoàn bất kể là nặng hay nhẹ
  • Chữa thoát vị bằng cách phẫu thuật
  • Phải cắt bỏ mao tinh hoàn cũng bằng phẫu thuật 
  • Phẫu thuật để nối lại ống dẫn tinh ở nam giới

Xem thêm: Tắc ống dẫn tinh là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, điều quan trọng nhất là phải chăm sóc vết thương hậu phẫu đúng cách và kỹ càng để ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. Đối với vấn đề này, bệnh nhân nên có nhiều trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nam giới sau phẫu thuật cũng cần thăm khám định kỳ để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để tránh những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra cho người bệnh.

Ảnh phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh
Ảnh phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh 

Phương pháp ngăn ngừa đau tinh hoàn cho người bệnh

Không phải mọi trường hợp đau tinh hoàn đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên,  nếu bạn có thể thay đổi lối sống lành mạnh của mình có thể ngăn ngừa được một số nguyên nhân cơ bản gây tra tình trạng đau tinh hoàn. Cụ thể:

  • Khi chơi thể thao luôn phải mặc đồ bảo hộ để tránh bị chấn thương tinh hoàn.
  • Khi quan hệ tình dục đảm bảo an toàn, đặc biệt phải sử dụng bao cao su trong lúc giao hợp.
  • Tiến hành kiểm tra tinh hoàn 1 lần/tháng để có thể phát hiện được những thay đổi bất thường hoặc sự xuất hiện của khối u trong tinh hoàn của người bệnh.
  • Luôn luôn phải làm rỗng bàng quang của mình hoàn toàn khi đi tiểu để ngăn ngừa việc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thường xuyên liên hệ bác sĩ điều trị để thăm khám kịp thời ngay khi vùng tinh hoàn của bệnh nhân bị đau nhức
  • Cần phải có thực đơn ăn uống trong một ngày với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh hoàn như: cà rốt, ớt chuông, khoai lang, cá mòi,tôm hay tỏi, hành tây…

Gặp bác sĩ để tham khảo tư vấn và điều trị
Gặp bác sĩ để tham khảo tư vấn và điều trị 

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau tinh hoàn 

Bệnh đau tinh hoàn nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều hiểm họa khôn lường như thế nào đối với sức khỏe của nam giới?

Bệnh đau tinh hoàn là một trong những triệu chứng thường gặp ở nam giới, vậy mối hiểm họa mà nó để lại là vô cùng khó lường cho sức khỏe cũng như trong sinh hoạt. Một số biểu hiện về sức khỏe hay sinh hoạt cuộc sống có thể kể đến như: làm mất đi bản lĩnh phái mạnh của đàn ông, khiến cánh mày râu vô sinh-hiếm muộn cũng như mất đi thiên chức thiêng liêng là được làm cha. Hơn thế nữa còn lan rộng sang nhiều vùng hay cơ quan lân cận như bàng quang, tuyến niệu đạo, tuyến tiền liệt và ống dẫn tinh…

Đau tinh hoàn có thể bắt đầu từ những bộ phận nào của cơ thể nam giới?

Tình trạng đau tinh hoàn có thể bắt đầu tư những bộ phận khác, có thể liệt kê gồm vùng bìu, ở thận hay niệu quản. Các chuyên gia gọi loại này là đau chuyển tiếp. 

Kết luận 

Có thể thấy rằng tình trạng đau tinh hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản sinh dục cũng như gây ra nhiều biến chứng về lâu dài đối với cánh mày râu. Mong rằng bằng các thông tin trong bài viết mang lại có thể giúp cho phái nam phát hiện ra tình trạng sớm và có phương pháp chữa bệnh kịp thời nhằm tránh để lại di chứng nguy hiểm sau này. 

 Bệnh viện Phương Đông quy tụ nhiều y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với đó có trang thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân đái rắt. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Bệnh viện Phương Đông cam kết mang lại chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất cho sức khỏe và chắc chắn sẽ nhận được sự hài lòng của người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,188

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám