Trong quá trình sinh thường, một số mẹ cần phải rạch tầng sinh môn để giúp việc sinh em bé dễ dàng hơn. Vết khâu tầng sinh môn thường gây đau đớn và khó chịu cho sản phụ. Tuy nhiên, đẻ thường bị rạch tầng sinh môn nếu được chăm sóc cẩn thận có thể giúp giảm bớt đau và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là một cấu trúc cơ quan sinh lý quan trọng trong cơ thể phụ nữ, đóng vai trò quyết định trong cả quan hệ tình dục và sinh sản. Nằm giữa hậu môn và âm đạo, tầng sinh môn là phần mô có chiều dài từ 3 đến 5 cm. Tầng sinh môn có nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình sinh sản. Bộ phận này giúp thai nhi chào đời dễ dàng hơn bằng cách giãn nở để đưa em bé ra ngoài. Trong một số trường hợp đẻ thường bị rạch tầng sinh môn để đảm bảo quá trình sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và bé.
Vì sao đẻ thường bị rạch tầng sinh môn?
Trong quá trình sinh thường, khi chuyển dạ, tầng sinh môn sẽ dần dần giãn nở để thai nhi có thể được sinh ra một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, cụ thể như sau:
- Thai nhi nằm ở vị trí ngôi mông hoặc chân.
- Thai nhi sinh non.
- Đầu của thai nhi quá to.
- Trọng lượng của thai nhi quá lớn.
- Sản phụ đã rặn lâu mà không có tiến triển.
- Tầng sinh môn của sản phụ có độ giãn nở kém, hoặc cơn co bóp tử cung không đủ mạnh, gây khó khăn cho quá trình sinh thường.
Hình ảnh minh họa cận cảnh sinh thường rạch tầng sinh môn.
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn có sao không?
Sinh thường có bị rạch tầng sinh môn không? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi đang ở trong giai đoạn chuẩn bị vượt cạn. Trong một số trường hợp thì mẹ bầu cần phải rạch tầng sinh môn để giúp quá trình đón bé chào được được đảm bảo an toàn hơn. Các trường hợp rách tầng sinh môn khi sinh sẽ được phân loại dựa trên mức độ rộng, mức độ nguy hiểm của vết rách, và các mô bị tổn thương. Rách tầng sinh môn được chia thành 4 cấp độ, từ độ 1 đến độ 4, mỗi cấp độ có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Cấp độ 1
- Cấp độ 1 được coi là mức độ nhẹ nhất, khi vùng đáy chậu chỉ bị rách một đoạn rất ngắn.
- Trong trường hợp này, quá trình sinh nở và sức khỏe của sản phụ thường không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Chỉ cần một vài mũi khâu đơn giản để xử lý vết rách và không cần điều trị thêm.
Cấp độ 2
- Cấp độ 2 được xác định khi vết rách kéo dài hơn so với cấp độ 1, ảnh hưởng đến cả da và mô cơ.
- Trong trường hợp này, sản phụ cần phải khâu vết thương sau khi sinh và có thể gặp các triệu chứng đau nhức, khó chịu tại tầng sinh môn trong khoảng 2 tháng sau sinh.
- Điều này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt vệ sinh hàng ngày và quan hệ tình dục sau sinh.
Cấp độ 3
- Cấp độ 3 được xác định khi vết rách gây tổn thương đến lớp cơ bao quanh ống hậu môn và cơ đáy chậu.
- Tổn thương ở cấp độ này đòi hỏi nhiều mũi khâu hơn so với cấp độ 1 và 2, và thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn 2 tháng.
- Trong giai đoạn này, cần chú ý đặc biệt đến vệ sinh hàng ngày để tránh nhiễm trùng, kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng sau sinh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế sưng tấy.
Cấp độ 4
- Cấp độ 4 là mức độ nghiêm trọng nhất của rách tầng sinh môn. Vết rách ở cấp độ này có thể xuyên qua cơ thắt hậu môn, kéo dài đến ống hậu môn và trực tràng.
- Giống như cấp độ 3, vết thương cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, ít nhất là 2 tháng, và cảm giác đau nhức có thể kéo dài trong quá trình này.
Ngoài ra, bạn có thể nhanh chóng hồi phục và tránh các biến chứng nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách theo những gợi ý sau:
- Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đúng cách.
- Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng đúng cách để giảm áp lực lên trực tràng.
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn được chia thành 4 cấp độ, từ độ 1 đến độ 4.
Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn
Nhiễm trùng khi đẻ thường bị rạch tầng sinh môn là một lo ngại lớn đối với các bà mẹ mới sinh, vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con. Dưới đây là một số cách để vệ sinh vết thương rách tầng sinh môn một cách sạch sẽ:
- Sau sinh, bạn có thể rửa vùng kín bằng nước muối loãng ấm hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi rửa, hãy nhẹ nhàng và thực hiện sau mỗi lần đi vệ sinh, sau đó sử dụng khăn hoặc bông mềm để thấm khô.
- Sau khi đi vệ sinh, hãy lau chùi khu vực từ trước ra sau bằng giấy vệ sinh, sau đó rửa sạch bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh dành cho mẹ sau sinh.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh và tránh để lâu quá 4 tiếng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết khâu.
- Sử dụng quần lót với chất liệu mềm mại và thoáng khí. Hãy tránh sử dụng quần lót quá chật và khó thoáng.
- Tránh việc sử dụng vòi xịt thẳng vào khu vực tầng sinh môn, vì điều này có thể gây ra đau đớn và gây chảy máu.
- Hãy tránh nằm một chỗ quá lâu và nên di chuyển nhẹ nhàng để vết khâu tầng sinh môn có thể lành nhanh hơn. Việc di chuyển và vận động nhẹ nhàng sẽ tăng cường lưu lượng máu đến vùng kín, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và giúp vết thương lành nhanh hơn.
Cách giảm đau khi bị rạch tầng sinh môn
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn sẽ khiến mẹ có cảm giác đau đớn và mệt mỏi. Dưới đây là các cách giảm đau đúng cách:
- Trong 12 giờ đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thực hiện chườm đá ở vùng đáy chậu nhằm giảm thiểu cảm giác đau nhức.
- Sử dụng bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng là một phương pháp hiệu quả, giúp giảm cảm giác đau nhanh chóng, dễ sử dụng và an toàn.
- Mẹ mới sinh nên hạn chế các tư thế như đứng và ngồi lâu nhằm giảm áp lực đè lên vùng tầng sinh môn.
- Hãy cố gắng giảm hoạt động để vết khâu có thể lành nhanh chóng. Hạn chế di chuyển nhiều, tránh nâng vật nặng và không ngồi dậy quá nhanh.
Đẻ thường rạch tầng sinh môn có đau không?
Xem thêm:
Nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn, mẹ nên đảm bảo ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh chóng và lành vết thương một cách hiệu quả hơn. Các nhóm chất cần phải bổ sung gồm:
Các loại thịt giàu protein
- Sau khi sinh và trải qua quá trình rạch tầng sinh môn, việc mẹ bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình tái tạo mô và lành vết thương.
- Các nguồn protein mà người mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần hàng ngày sau sinh bao gồm thịt heo, thịt bò, cá...
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn cần bổ sung các loại thịt giàu protein giúp vết thương mau lành.
Thực phẩm giàu kẽm
- Trong danh sách này bao gồm thịt màu đỏ, bánh mì, hải sản, thịt gà và ngũ cốc. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào mô mới diễn ra nhanh chóng.
- Ngoài ra, kẽm còn giúp cơ thể tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Bổ sung các loại rau xanh
- Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn sau sinh mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Rau xanh là nguồn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện quá trình tiêu hoá và tăng cường hấp thu dưỡng chất.
- Hơn nữa, rau xanh cũng có thể giúp làm mát cơ thể và cung cấp chất dinh dưỡng cho sữa mẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho con bú.
Thực phẩm chứa vitamin B12, sắt, acid folic
- Sắt và axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, mô mỡ, và làm lành vết thương.
- Vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tái tạo mô. Các loại thực phẩm như phô mai, đậu xanh, bông cải, đậu mầm và cải bó xôi có thể được bổ sung vào chế độ ăn để cung cấp sắt, axit folic và vitamin B12.
Các loại trái cây cung cấp vitamin A, C, E
- Vitamin C có tác dụng mạnh mẽ trong việc chữa lành vết thương và hỗ trợ tái tạo collagen trong mô da.
- Vitamin A và E cũng giúp tăng cường quá trình hình thành mô và tế bào collagen. Các thực phẩm giàu vitamin C, E, A như dâu tây, cà chua, xoài, và đu đủ có thể được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Tinh bột nguyên cám
- Giúp bổ sung vitamin và các chất cần thiết để tái tạo tế bào mô mới và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Các thực phẩm cần bổ sung tinh bột nguyên cám bao gồm gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, và các loại ngũ cốc.
Tinh bột nguyên cám hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vì sao Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn, cách chăm sóc để giảm đau. Với thông tin vô cùng hữu ích như vậy sẽ giúp chị em chuẩn bị tâm lý trước sinh thường nhé.
Ngoài ra nếu như chị em còn có bất cứ thắc mắc gì về quá trình mang thai và sinh sản hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, , đón bé yêu một cách an toàn nhất. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!