Điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là gì
Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt có khả năng biệt hoá thành các tế bào với nhiều chức năng khác trong cơ thể. Tế bào gốc thường được sử dụng để tái tạo, sửa chữa hoặc thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị mất đi giúp thực hiện chức năng của chúng.
Các loại tế bào gốc phổ biến hiện nay bao gồm: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc đa năng cảm ứng.
Việc phát hiện ra cơ chế hoạt động của tế bào gốc được coi là bước đột phá giúp mở rộng tương lai trong y học tái tạo. Tế bào gốc có thể được ứng dụng trong y dược như: Hỗ trợ trong thử nghiệm thuốc mới, đánh giá hiệu quả của thuốc, sàng lọc độc tính trong thuốc,... Đặc biệt, đối với ứng dụng trong điều trị bệnh như: Cấy ghép điều trị bệnh hiểm nghèo, tái tạo các mô,... Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của người bệnh
Xem thêm:
Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt có khả năng biệt hoá và thực hiện chức năng của tế bào
Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, chúng xảy ra khi các tế bào bạch cầu tăng đột biến trong thời gian ngắn, khiến tế bào hồng cầu bị phá huỷ hoặc có thể làm nghẽn mạch máu. Các loại ung thư phổ biến như: Ung thư bạch cầu, ung thư tủy, u tủy xương, ung thư lympho, Thalassemia (tan máu bẩm sinh),...Người mắc bệnh ung thư máu nếu không được điều trị bằng các phương pháp chữa bệnh thì cơ hội duy trì sự sống tương đối thấp.
Mặc dù là bệnh lý ác tính, ung thư máu không hình thành các khối u. Bệnh này bắt nguồn từ các nguyên nhân như như tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do thay đổi cấu trúc gen trong cơ thể.
Điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc là gì?
Ghép tế bào gốc chữa ung thư máu đã trở thành một phương pháp tiên tiến giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe. Qua quá trình này, các tế bào gốc được ghép vào cơ thể người bệnh để thay thế các tế bào máu bị tổn thương. Phương pháp này khả năng tái tạo hệ thống miễn dịch và chống lại các tế bào ung thư. Đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng khả năng sống của người bệnh.
Các phương pháp ghép tế bào gốc để chữa ung thư máu gồm:
- Ghép tự thân: Đây là phương pháp dựa trên việc lấy tế bào gốc từ chính người bệnh, nguồn thu có thể từ máu ngoại vi hoặc dịch tuỷ xương. Trước khi thực hiện ghép tế bào gốc, người bệnh cần phải trải qua liệu pháp hoá chất hoặc xạ trị để loại bỏ những tế bào ác tính trong cơ thể. Sau đó, các tế bào gốc sẽ được truyền vào cơ thể để phục hồi hệ thống tuỷ xương và rút ngắn giai đoạn suy tuỷ. Thông thường, phương pháp này được áp dụng trọng trường hợp các bệnh ung thư máu ác tính như: Đa u tuỷ xương, u lympho,...
- Ghép đồng loài: Đây là phương pháp sử dụng tế bào gốc được lấy từ người hiến có sự tương đồng kháng nguyên bạch cầu (HLA) với người bệnh. Người hiến có thể là anh, chị, em ruột, bố mẹ hoặc người không cùng huyết thống. Tế bào gốc có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: máu ngoại vi, dịch tuỷ xương và từ máu dây rốn của người hiến tặng.
Điều trị ung thư bằng tế bào gốc bằng phương pháp ghép tự thân
Mặc dù ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng chúng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, loại ung thư máu và sự tương đồng của nguồn hiến tặng. Khi quyết định điều trị bằng phương pháp này, tốt nhất nên trao đổi và đánh giá kỹ lưỡng với đội ngũ y tế chuyên gia.
Lợi ích của phương pháp điều trị ung thư bằng tế bào gốc
Phương pháp ghép tế bào gốc được thực hiện thành công trong điều trị ung thư máu và mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như:
- Tái tạo hệ thống tủy xương: Ghép tế bào gốc có thể tái tạo hệ thống tuỷ xương của người bệnh đã bị tổn thương hoặc phá hủy trong quá trình điều trị ung thư hoặc bệnh lý khác. Thực hiện ghép tế bào gốc vào tuỷ xương giúp tạo ra các tế bào máu mới giúp cơ thể phục hồi và duy trì chức năng bình thường của hệ thống máu.
- Loại bỏ tế bào ung thư: Ghép tế bào gốc có khả năng xoá bỏ tế bào ung thư trong tủy xương và hệ thống máu của người bệnh. Quá trình hoá trị được thực hiện trước khi ghép tế bào sống sẽ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn xót lại trước khi ghép. Từ đó giảm khối lượng tế bào ung thư tế bào ung thư và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Tạo miễn dịch mới: Ghép tế bào gốc có thể xây dựng lại hệ thống miễn dịch người bệnh nhân. Sau quá trình ghép, tế bào gốc mới sẽ phát triển thành các tế bào hệ thống miễn dịch mới, giúp cơ thể người bệnh chống lại các tác nhân gây bệnh và tạo ra sự cân bằng trong hệ thống miễn dịch.
- Cơ hội sống sót và nâng cao chất lượng cuộc sống: Cấy ghép tế bào gốc đã cải thiện tỷ lệ sống và tăng chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân mắc ung thư máu. Qua tái tạo tuỷ xương và cải thiện chức năng máu, ghép tế bào có thể giúp bệnh nhân phục hồi và có thể tiếp tục điều trị hoặc kiểm soát tính trạng bệnh.
Chữa ung thư máu bằng tế bào gốc mở ra cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân
Ưu điểm và nhược điểm của điều trị ung thư máu
Ưu điểm
Ngoài các phương pháp truyền thống như hóa trị hoặc xạ trị thì phương ghép tế bào gốc chữa ung thư máu có lẽ là lựa chọn có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn như:
- Hiệu quả cao: Ghép tế bào gốc đã chứng minh khả năng làm giảm tỷ lệ tái phát ung thư và tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
- An toàn: Quy trình ghép tế bào gốc được thực hiện dưới sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ của các chuyên gia y tế, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Ít tác dụng phụ nghiêm trọng: So với các phương pháp truyền thống, ghép tế bào gốc ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số nhược điểm như:
- Khó khăn trong tìm kiếm nguồn tế bào gốc phù hợp.
- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại ung thư máu, giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh.
- Cần có đội ngũ chuyên gia y tế có chuyên môn cao để thăm khám, thực hiện và theo dõi tình trạng người bệnh khi ghép tế bào gốc.
Cần thực hiện thăm khám trước khi cấy ghép với đội ngũ chuyên gia y tế có chuyên môn cao
Phương pháp điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc
Đối tượng có thể điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc
Đối tượng có thể ghép tế bào gốc chữa ung thư máu cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Cấy ghép tế bào gốc đang được áp dụng cho loại ung thư máu như: Bệnh bạch cầu cấp, u lympho, đa u tủy, Thalassemia,...
- Người bệnh đã được điều trị hoá chất để loại bỏ một số tế bào ác tính.
- Người bệnh không mắc những bệnh nguy hiểm khác.
Quy trình điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc
Quy trình ghép tế bào gốc chữa ung thư máu thường bao gồm các bước sau.
Bước 1: Thăm khám và xét nghiệm trước khi ghép
Trước khi thực hiện quá trình cấy ghép, người bệnh cần thực hiện khám và xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Trong thời gian nằm viện, bác sĩ sẽ đặt ống catheter vào tĩnh mạch lớn ở ngực của bệnh nhân. Ống catheter máu sẽ giúp dễ dàng truyền dịch hoặc lấy mẫu máu để thực hiện xét nghiệm.
Đặt ống catheter vào tĩnh mạch lớn giúp dễ dàng hơn trong thực hiện xét nghiệm
Bước 2: Chuẩn bị trước khi thực hiện cấy ghép
Bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị hoá trị liều cao hoặc có thể là xạ trị. Phương pháp này có mục đích phá huỷ các tế bào gốc bất thường trong tủy xương và làm giảm hoạt động miễn dịch của cơ thể để tránh sự tấn công các tế bào gốc sau khi ghép. Một số bệnh nhân được thực hiện nhiều chu kỳ điều trị trước khi cấy ghép.
Bước 3: Thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc
Quá trình cấy ghép tế bào gốc tương tự như truyền máu. Trong khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm tế bào gốc vào tĩnh mạch trung tâm của người bệnh. Sau khi tế bào gốc được tiêm vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến tủy xương và bắt đầu thực hiện chức năng sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu mới. Quá trình cấy ghép sẽ thường diễn ra khoảng hơn một tiếng đầu hồ, bao gồm thời gian chuẩn bị, thực hiện cấy và kiểm tra sau phẫu thuật.
Sau khi ghép tế bào gốc chữa ung thư máu, người bệnh sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong khoảng 6 tháng để phòng bệnh ghép chống chủ và tình trạng nhiễm trùng.
Thực hiện cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư tương tự như truyền máu
Một số tác dụng phụ của việc cấy tế bào trong điều trị ung thư máu
Với bất kỳ một phương pháp điều trị ung thư nào cũng sẽ tiềm ẩn những biến chứng, tác dụng phụ cho người bệnh. Biện pháp cấy ghép tế bào gốc cũng không phải ngoại lệ, dưới đây là một số tác dụng phụ mà người bệnh ung thư máu có thể xảy ra sau khi cấy ghép tế bào gốc.
Chảy máu sau khi cấy ghép
Sau khi cấy ghép, một số bệnh nhân có thể gặp nguy cơ chảy máu do phương pháp điều trị này gây ức chế khả năng tạo tiểu cầu của cơ thể (tiểu cầu là tế bào máu có nhiệm vụ hỗ trợ máu đóng cục)
Với số lượng tiểu cầu sẽ thấp trong 3 tuần sau khi cấy ghép nên người bệnh có thể dễ bị bầm tím và chảy máu, như chảy máu nướu răng và chảy máu cam. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống quá thấp, có thể truyền tiểu cầu. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa chảy máu của bác sĩ cho tới khi lượng tiểu cầu ở mức ổn định.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có thời gian để tủy xương bắt đầu tạo ra các tế bào hồng cầu. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể truyền cho tới lúc số lượng tế bào máu ở mức an toàn.
Có thể gặp tình trạng bầm tím sau khi cấy ghép tế bào gốc
Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng
Trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau khi cấy ghép cho đến khi các tế bào gốc mới bắt đầu tạo ra, người bệnh ung thư máu có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Tình trạng nhiễm trùng xảy do ra vi khuẩn rất phổ biến trong khoảng thời gian này, tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của bệnh nhân. Nếu sức đề kháng tốt thì chỉ bị ảnh hưởng ít, với các triệu chứng nhẹ và vừa.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng sinh và được sử dụng cho đến khi quá trình tạo máu của người bệnh được ổn định. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể bệnh nhân trước khi cấy ghép để xem có dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng có thể hoạt động sau khi cấy ghép hay không. Nhờ đó, có thể chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
Thời gian để hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường sẽ trong khoảng từ 6 tháng cho đến một năm sau khi cấy ghép. Chính vì vậy, người bệnh sẽ phải được theo dõi chặt chẽ sau khi cấy ghép và cần được theo dõi các chỉ số về huyết học thường xuyên.
Đặc biệt, người tiếp xúc với bệnh nhân vừa thực hiện cấy ghép tế bào gốc trong thời gian đầu cần được mặc áo choàng, đeo găng tay và khẩu trang để phòng tránh nhiễm trùng.
Việc cấy ghép thất bại
Mặc dù là điều không mong muốn nhưng vẫn có một số trường hợp cơ thể người bệnh không chấp nhận tế bào gốc mới được cấy ghép vào. Các tế bào gốc này sau khi đưa vào cơ thể nhưng không đến tủy xương và phát triển như bình thường.
Thất bại trong cấy ghép tế bào gốc thường xảy ra trong một số trường hợp:
- Tế bào gốc của bệnh nhân và người hiến tặng không phù hợp.
- Cơ thể người bệnh suy giảm số lượng tế bào T - tế bào miễn dịch.
- Người bệnh có số lượng tế bào gốc thấp.
Việc cấy ghép không thành công sẽ dẫn tới nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi sức khoẻ của mình theo yêu cầu của bác sĩ.
Tình trạng thải ghép tế bào gốc có thể xảy ra sau khi cấy ghép tế bào gốc
Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Với mục đích đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế trong lưu trữ, nuôi cấy và đánh giá chất lượng của tế bào gốc trước khi thực hiện điều trị cho bệnh nhân ung thư máu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đầy đủ chuyên môn toàn diện, trang thiết bị hiện đại để thu thập, lưu trữ và có thể điều trị bệnh. Với sự kết hợp giữa Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc và Khoa Ung Bướu, khách hàng có thể yên tâm vào phương pháp điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc tại Phương Đông.
Ngân hàng mô ở Bênh viện đa khoa Phương Đông
Ngoài ra, Bệnh viện Phương Đông là đơn vị thực hiện xử lý mẫu mô bằng quy trình tự động hoàn toàn giúp đảm bảo không xảy ra sai sót, lưu trữ trong môi trường Nito lỏng trong thời gian dài từ 18-20 năm. Đặc biệt, khi lưu trữ tại Phương Đông, khách hàng sẽ được thông báo kết quả kiểm định chất lượng tế bào gốc định kỳ hàng năm.
Lưu trữ tế bào gốc tại Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc - BVĐK Phương Đông
Quý khách hàng có thể chủ động đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc - “bảo hiểm sinh học” cho bé và gia đình tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với quy trình đơn giản, nhanh chóng.
Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!