Tế bào gốc máu cuống rốn: Lưu trữ để làm gì? Khi nào? Cách lưu trữ?

Ngọc Anh

07-03-2024

goole news
16

Tế bào gốc máu cuống rốn là những tế bào gốc tạo máu ở dạng phôi thai. Các tế bào này chưa cảm nhiễm, có tính tăng sinh tốt và dễ lưu trữ nên có thể thay thế nguồn tế bào gốc từ máu ngoại vi hay tuỷ xương. Với giá trị điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn hiện nay được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Hôm nay, hãy lắng nghe chi tiết về tế bào gốc máu cuống rốn từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé!

Tổng quan về tế bào gốc máu cuống rốn

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào đặc biệt, có thể tự nhân lên, tự tái tạo và tự sửa chữa. Nếu một loại tế bào chết hay mất chức năng, tế bào gốc có khả năng sinh sản, biệt hóa để thay thế tế bào đó. Tế bào máu cuống rốn chính là một ví dụ điển hình của tế bào gốc. 

Máu cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn (máu dây rốn hoặc máu bánh rau) là máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi, có chức năng cung cấp các dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.  Đây còn là nơi chứa rất nhiều tế bào gốc tạo máu (HSC) có vai trò bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.

Trước đây khi y học chưa phát triển đây là phần được coi như rác thải sinh học. Tuy nhiên, hiện nay lượng máu cuống rốn sau sinh của sản phụ được thu thập lại như một tấm vé bảo vệ sức khỏe cho em bé trong tương lai. 

(Hình 1 - Máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc dồi dào)

(Hình 1 - Máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc dồi dào)

Tế bào gốc máu cuống rốn là gì?

Tế bào gốc máu cuống rốn là các tế bào có khả năng tự làm mới và biệt hoá thành những tế bào cao. Mặc dù, nó không dễ tăng sinh, có thể bị hỏng nhưng có thể biệt hoá ra mọi tế bào máu. Chính vì thế, các tế bào này có giá trị cao trong điều trị các bệnh về máu, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh di truyền cho em bé . 

Ngoài ra không chỉ chữa trị cho em bé, đây là các tế bào có tính tăng sinh miễn dịch thấp, giúp hạn chế nguy cơ thải ghép. Do đó, tế bào gốc tạo máu còn được ứng dụng để điều trị cho những người thân trong gia đình.

Đặc điểm của tế bào gốc máu cuống rốn

Các tế bào tạo máu (HSC) từ nguồn máu cuống rốn của em bé có các đặc trưng như sau:

Có khả năng biệt hoá ra các tế bào máu đầy đủ chức năng

HSC có thể nuôi dưỡng, sinh sản và tái tạo ra:

  • Hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể
  • Bạch cầu tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật
  • Tiểu cầu hỗ trợ cầm máu sau chấn thương

Đây là nguồn tế bào có khả năng làm tổ, làm mới và thay thế các tế bào máu mất chức năng hoặc bị bất thường. Chính vì vậy, các HSC được ưu tiên sử dụng trong điều trị các bệnh huyết học, bệnh huyết học do di truyền hoặc ung thư huyết học. 

(Hình 2 - Tế bào gốc máu cuống rốn có thể tạo ra các thành phần máu trưởng thành với đầy đủ chức năng)

(Hình 2 - Tế bào gốc máu cuống rốn có thể tạo ra các thành phần máu trưởng thành với đầy đủ chức năng)

Độ tinh khiết cao, thời gian sống dài

Mặc dù không thể tăng sinh và lưu trữ lâu dài như tế bào trung mô nhưng so với tế bào gốc tạo máu từ tủy xương thời gian sống có giới hạn. Trong khi đó, HSC của trẻ sơ sinh có thể bảo quản trong hàng chục năm, luôn sẵn sàng khi có yêu cầu. 

Mặt khác, bản chất tế bào gốc máu cuống rốn là tế bào phôi thai. Đặc điểm của chúng là các tế bào mới, ít cảm nhiễm nên sống lâu, “sạch” hơn tế bào trưởng thành. Đây cũng là nguyên nhân khiến tế bào gốc từ cuống rốn có tính miễn dịch thấp, có độ phù hợp với anh chị em cùng huyết thống cao.

Lưu trữ đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm chi phí

Không giống như tế bào gốc tạo máu từ tủy xương phải kích tuỷ hay tế bào gốc máu ngoại vi phải sử dụng kỹ thuật xâm lấn, có thể dẫn đến biến chứng và nhiễm trùng. Trong khi đó, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được ưu tiên hơn vì dễ dàng, đơn giản hơn:

  • Thu thập ngay sau khi sản phụ sinh
  • Kỹ thuật viên thu lại tế bào gốc từ máu dây rốn, không xâm lấn sản phụ hay em bé
  • An toàn, không có tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh
  • Nguồn tế bào gốc được thu thập từ chính bản thân em bé, không cần người hiến
  • Được lưu trữ từ 5 - 10 - 15 - 20 năm theo nhu cầu 

(Hình 3 - Tế bào gốc tạo máu của trẻ sơ sinh có thể lưu trữ đông lạnh tới hơn 20 năm)

(Hình 3 - Tế bào gốc tạo máu của trẻ sơ sinh có thể lưu trữ đông lạnh tới hơn 20 năm)

Tính tăng sinh miễn dịch thấp, độ phù hợp cấy ghép cao

Các tế bào gốc tạo máu, đặc biệt là các tế bào có nguồn gốc từ dây rốn có tính miễn dịch thấp. Nó có thể được sử dụng như nguồn “thuốc” có khả năng thay thế, tạo mới tế bào trong điều trị các bệnh lành, ác tính, thậm chí là bệnh nguy hiểm về máu. 

Ngoài ra, cũng vì lý do này nên các tế bào này có tiềm năng rất lớn trong điều trị bệnh cho những người thân cùng hoặc không cùng huyết thống có kết quả xét nghiệm HLA phù hợp. Trong đó, tỷ lệ phù hợp HLA giữa anh chị em ruột là 25%. 

Trên thực tế, có những trường hợp anh trai em bé bị tan máu bẩm sinh (thalassemia) đã được điều trị khỏi từ nguồn HSC của anh chị em cùng huyết thống. 

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn để làm gì?

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ cho con, nhiều cha mẹ lựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con để:

Ứng dụng điều trị các bệnh lý huyết học

Hiện nay các HSC đã được ứng dụng điều trị thành công cho các bệnh hệ tạo máu và hệ miễn dịch. Trên thực tế, các bác sĩ sẽ kết hợp nguồn tế bào gốc tạo máu từ dây rốn và tế bào gốc tạo máu từ tủy xương để điều trị các bệnh ác tính và không ác tính như sau: 

  • Bệnh về máu: Leukemia, tan máu bẩm sinh (thalassemia), ung thư máu thể Lympho B và T, giảm tiểu cầu nguyên phát vô căn, u Lympho, thiếu máu Cooley nặng…
  • Bệnh về cơ quan tạo máu: suy tuỷ xương, đa u tuỷ xương, rối loạn sinh tủy,....
  • Bệnh lý các tế bào cơ quan liên quan đến các vết thương về hệ tạo máu. Tế bào cũ  không có khả năng phục hồi, cần tế bào gốc thay thế.
  • Bệnh lý về hệ miễn dịch tự miễn: Rối loạn suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường,...

(Hình 4 - Ca cấy ghép tế bào gốc trong điều trị cho bệnh nhân suy tuỷ xương)

(Hình 4 - Ca cấy ghép tế bào gốc trong điều trị cho bệnh nhân suy tuỷ xương)

Có tiềm năng lớn trong nghiên cứu điều trị và tái tạo mô y học 

Theo những nghiên cứu gần đây, tế bào gốc tạo máu của trẻ sơ sinh có khả năng biệt hoá thành các mô của cơ quan tốt. Các nhà khoa học cho rằng các tế bào này rất tiềm năng trong tái tạo cơ quan và các bộ phận của cơ thể trong tương lai. Một số tế bào mô điển hình có thể nuôi và tạo mới từ tế bào gốc máu cuống rốn là:

  • Tế bào cơ: cơ vân, cơ tim
  • Tế bào gan
  • Tế bào thận
  • Tế bào não
  • Tế bào phổi
  • Tế bào da
  • Tế bào tuyến tụy

Chính vì thế, đây là nguồn đã được mở rộng nghiên cứu y học điều trị: tổn thương tim, tuỷ sống và não. Ngoài ra, các bác sĩ đang tích cực nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn vào:

  • Điều trị bỏng
  • Điều trị teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
  • Điều trị các bệnh thần kinh Alzheimer, Parkinson
  • Điều trị lupus ban đỏ,...

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn và những điều cần biết

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn dành cho ai?

Tất cả các thai nhi và sản phụ khỏe mạnh đều có thể lưu trữ tế bào máu cuống rốn. Tuy nhiên để tiến hành lưu trữ thật sự, sản phụ sẽ được chỉ định kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết. 

Khi nào lưu trữ tế bào máu cuống rốn?

Tế bào máu cuống rốn được thu thập ngay sau khi dây rốn đã được kẹp và cắt rời khỏi trẻ sơ sinh, bánh rau còn trong tử cung người mẹ. 

Nếu không thu thập được ở thời điểm trên, kỹ thuật viên sẽ thu thập ngay sau đó. Bánh rau và dây rốn được lấy ra khỏi tử cung, đặt lên bộ dụng cụ chuyên dụng, treo lên giá cao rồi thu thập.

(Hình 5 - Lưu trữ máu cuống rốn phải được thực hiện ngay sau khi em bé ra đời)

(Hình 5 - Lưu trữ máu cuống rốn phải được thực hiện ngay sau khi em bé ra đời)

Có thể lưu trữ máu cuống rốn trong bao lâu?

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể được lưu trữ tới 23 năm trong môi trường bảo quản đông lạnh. Dưới điều kiện lý tưởng, các nhà nghiên cứu cho rằng tế bào gốc có thể tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên hiện tại, thời gian lưu trữ trung bình rơi vào khoảng từ 18 - 25 năm.

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được thực hiện như thế nào?

Tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản trong môi trường đông lạnh, nito lỏng từ âm 170 -196 độ C. Quy trình lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông được diễn như sau:

  • Bác sĩ kẹp và cắt dây rốn. Trẻ sơ sinh được tách ra khỏi mẹ và dây rốn.
  • Kỹ thuật viên chịu trách nhiệm lưu trữ tế bào máu cuống rốn thu thập máu cuống rốn vào túi dẻo đặc biệt. 
  • Kiểm tra và tách tế bào gốc từ máu dây rốn
  • Vận chuyển túi máu sau khi thu thập về Ngân hàng Tế bào gốc BVĐK Phương Đông
  • Đặt tế bào gốc máu cuống rốn trong hộp bảo vệ 
  • Lưu trữ tế bào gốc trong thùng nitơ lỏng ở Ngân hàng tế bào gốc.

Môi trường lưu trữ đặc biệt khiến tế bào gốc ngừng các hoạt động sinh học. Đến khoảng thời gian cần, tế bào gốc sẽ được lấy ra, rã đông, vẫn có khả năng biệt hoá và phát triển thành tế bào trưởng thành có đầy đủ chức năng.

(Hình 6 - Quá trình lưu trữ máu cuống rốn tại BVĐK Phương Đông)

(Hình 6 - Quá trình lưu trữ máu cuống rốn tại BVĐK Phương Đông)

Các câu hỏi liên quan

Sau sinh có lưu trữ được tế bào máu cuống rốn không?

Tế bào gốc máu cuống rốn chỉ có thể lưu trữ trước sinh. Đối với các sản phụ đã sinh con ra rồi thì không thể tiến hành lưu trữ được.

Tế bào gốc máu cuống rốn có chữa được bệnh tự kỷ không?

Tế bào gốc máu cuống rốn gần như không thể chữa khỏi bệnh tự kỷ. Bởi 80% bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ là do gen, số còn lại là do môi trường nuôi dưỡng. Mặc dù đã có nhiều ca ghép tế bào gốc chữa bệnh này nhưng vẫn chưa thể khẳng định hiệu quả của cấy ghép tế bào gốc trong chữa bệnh này. 

Mẹ bị bệnh thì có lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con được không?

Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, loại bệnh và quyết định của trong gia đình. Trường hợp này sẽ cần được tư vấn kỹ và ký cam kết. Vì trong tương lai, Ngân hàng Tế bào gốc không thể đảm bảo bệnh của mẹ có gây ảnh hưởng tế bào gốc của em bé hay không.

Theo Viện Huyết Học - Truyền máu TW, thai phụ vẫn đủ điều kiện lưu trữ tế bào gốc cho con mình nếu mắc các bệnh sau:

  • Bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, virus CMV)
  • Bệnh chuyển hoá như đái tháo đường
  • Được chẩn đoán có bệnh tim mạch, tiêu hoá,...
  • Mang gen thalassemia 

Ngay cả khi, sản phụ mắc các bệnh ung thư và đã điều trị ổn định như ung thư hạch, ung thư máu, ung thư tuyến giáp,... Và chất lượng tế bào gốc ở dây rốn của trẻ vẫn được đảm bảo thì có thể được cân nhắc lưu trữ. 

(Hình 7 - Mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm vẫn có thể lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con)

(Hình 7 - Mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm vẫn có thể lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con)

Trường hợp nào không đủ điều kiện lưu trữ máu cuống rốn?

  • Sàng lọc trước sinh phát hiện thai nhi nghi ngờ thai nhi có các bệnh bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu. Trong trường hợp này, dù có lưu trữ tế bào gốc thì về sau lượng tế bào này chưa chắc đã sử dụng được.
  • Trong sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai) thì không nên lưu trữ vì khả năng nhiễm khuẩn máu dây rốn cao.

Nếu thai nhi có các dị tật hình thái, không mang tính chất di truyền như tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch,... thì vẫn có thể lưu trữ tế bào gốc bình thường. 

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 

Là một trong số ít các Trung Tâm tế bào gốc được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tế bào gốc. Trung tâm Tế bào gốc trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang trở thành một trong những địa điểm lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cạnh tranh bởi:

  • Là 1 trong 2 Trung tâm sử dụng công nghệ lưu trữ tế bào gốc tự động, rút ngắn thời gian thu thập và tăng chất lượng lưu trữ. Tế bào nuôi trữ được đảm bảo nuôi cấy, sản xuất giúp xử lý, phân tích, đánh giá chuẩn xác chất lượng từng mẫu tế bào gốc.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ TT Tế bào gốc giàu dẫn dắt bởi PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - Tổng Thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam. Bác đã phụ trách TT Tế bào gốc BV TW Quân đội 108, Cố vấn CC phụ trách đơn vị TBG Đại học Y khoa Vinh và TT Tế bào gốc Nghệ An. Hiện nay bác là GĐ Trung tâm Tế bào gốc của BVĐK Phương Đông. 
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả lưu trữ: Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610, hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II, hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex, máy đo độ sáng phát hiện tế bào (phát hiện Mycoplasma) Lucetta 20 ...
  • Là đơn vị hỗ trợ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn và mô cuống rốn cho cả sản phụ sinh thường và sinh mổ. Đặc biệt trung tâm hỗ trợ cả sản phụ sinh trong và ngoài Bệnh viện.
  • Trung tâm đã và đang ứng dụng tế bào gốc vào điều trị thoái hóa khớp, da liễu và thẩm mỹ.

(Hình 8 - Các kỹ thuật viên theo dõi tình trạng lưu trữ tế bào gốc tạo máu cuống rốn)

(Hình 8 - Các kỹ thuật viên theo dõi tình trạng lưu trữ tế bào gốc tạo máu cuống rốn)

Tại sao cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại BV Đa khoa Phương Đông?

Nếu cha mẹ đang tìm hiểu về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn thì Trung tâm tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ đáng lưu ý. Bởi:

  • Lưu trữ thuận tiện: Bệnh viện cung cấp đa dạng gói dịch vụ IUI - IVF, Thai Sản trọn gói và lưu trữ tế bào gốc toàn diện trước, trong và sau sinh. 
  • Cung cấp báo cáo về tình trạng, số lượng của tế bào gốc lưu trữ qua từng năm giúp cha mẹ yên tâm về chất lượng tế bào gốc.
  • Hỗ trợ lưu trữ tế bào gốc cho sản phụ cho sản phụ sinh trong và ngoài Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
  • Lưu trữ tế bào gốc bằng hệ thống tự động giảm tối đa thời gian chờ đợi từ 2 giờ khi xử lý bán tự động xuống 50 - 60 phút. 
  • Quá trình xử lý nghiêm ngặt, theo đúng Quy định của Bộ Y Tế, thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc. 
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, đảm bảo quyền lợi chi phí cho người bệnh.

(Hình 9 - Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có lợi ích rất lớn trong tương lai cho con trẻ)

(Hình 9 - Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có lợi ích rất lớn trong tương lai cho con trẻ)

Có thể nói, tế bào gốc máu cuống rốn là nguồn tế bào có giá trị vô cùng to lớn trong y học. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc cuống rốn để dự phòng sức khỏe cho bé yêu sau này!

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

634

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám