Những điều bạn nên biết về chế độ dinh dưỡng cho người già

Ngọc Anh

14-09-2024

goole news
16

Chế độ dinh dưỡng cho người già là yếu tố then chốt quyết định rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống của họ. Cùng với sự lão hoá của hệ thống tiêu hoá, nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm đi, khả năng hấp thu hạn chế người cao tuổi cần phải thực hiện theo các nguyên tắc ăn uống cụ thể để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.  

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người già

Dưới đây là những lý do cụ thể về việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người già: 

Phù hợp với sự lão hoá của các cơ quan tiêu hoá

Theo các chuyên gia tiêu hoá, quá trình lão hoá là tự nhiên và không ai có thể tránh được. Đây là quá trình ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể,  diễn ra như sau:

  • Ở hầu họng, nhiều người cao tuổi có xu hướng mất răng. Tuyến nước bọt ở miệng giảm tiết dịch, khứu giác kém hơn khiến người bệnh hay chán ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa,...
  • Ở ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột): Nhu động ruột co bóp để đưa thức ăn theo chiều từ trên xuống dưới giảm đi. Nếu nhu động giảm ở thực quản thì người già hay bị trào ngược. Nhu động giảm ở dạ dày thì bệnh nhân phải điều trị chứng khó tiêu, lâu đói vì dạ dày chưa tiêu hoá hết. Ở đại tràng nếu tần suất co bóp giảm là nguyên nhân gây ra hội chứng táo bón. 
  • Ở các tuyến tiết dịch và men tiêu hoá (gan, mật, tuỵ): Khi mật giảm tiết dịch tiêu hoá thì người bệnh sẽ tiêu hoá chậm đi. Đồng thời, dạ dày tiết ra ít axit hơn cũng là là lý do khiến người cao tuổi khó hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm hơn.
  • Nhai không kỹ khiến dạ dày, ruột, đại tràng,... mất nhiều thời gian tiêu hoá hơn. Người bệnh dễ bị khó tiêu.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng đề cập đến sự giảm trương lực trong ống tiêu hoá của người bệnh. Theo đó, khối cơ quanh hệ tiêu hoá bị teo, yếu đi là nguyên nhân gây ra các bệnh như polyp đại tràng,....

Xem thêm: Liệu bạn đã biết chữa đầy bụng, khó tiêu nên ăn gì?

Chức năng tiêu hoá suy giảm khiến nhiều người già chán ăn 

Chức năng tiêu hoá suy giảm khiến nhiều người già chán ăn 

Phù hợp với nhu cầu năng lượng và khả năng hấp thu đang giảm dần của cơ thể

Ông bà chúng ta hay đùa rằng già rồi không hoạt động nhiều nên ăn ít lại cũng được. Thực tế, nhu cầu chuyển hoá của chúng ta từ 40 tuổi sẽ giảm đều 1 - 2%, cho tới 60 - 65 tuổi sẽ giảm 10% so với giới trẻ vì:

  • Mức độ hoạt động thể lực giảm dần
  • Khối cơ bị teo tóp dần. Tổng khối lượng cơ trên cơ thể giảm

Điều này cho thấy người cao tuổi rõ ràng nên ăn ít đi vì nhu cầu năng lượng tổng của họ giảm sút. Nhưng lưu ý, điều này đồng nghĩa với nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết của họ cũng phải giảm xuống. Rất nhiều gia đình giảm dần đều, giảm hết đồ ngọt, cơm, thịt cá đến rau quả nhưng điều này là không đúng. Trên thực tế, nhu cầu chất khoáng, chất xơ, vitamin,... của các cụ cao tuổi tương đương với người trẻ. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho người già phải đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết đó.

Các bữa ăn cho người già cần điều chỉnh vì tiền sử bệnh lý và thể trạng ở độ tuổi này thay đổi rất nhiều

Các bữa ăn cho người già cần điều chỉnh vì tiền sử bệnh lý và thể trạng ở độ tuổi này thay đổi rất nhiều

Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật

Ở người già, đặc biệt là những cụ ông cụ bà không ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và thiếu vận động thể lực thì quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Điển hình khối cơ xương khớp bị sụt giảm dẫn đến loãng xương, teo cơ, sụt cân,...

Trên thực tế, sau 40 tuổi người già có xu hướng mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính theo họ suốt cuộc đời. Để hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh lý thường gặp như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,... và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác, điều chỉnh thực đơn hàng ngày cho người cao tuổi là điều vô cùng quan trọng.  

Giữ gìn tinh thần minh mẫn

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp đủ axit béo omega-3, vitamin B12, vitamin C và E, kẽm và sắt cho hệ thần kinh giúp duy trì chức năng nhận thức và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Ăn được uống được sẽ giúp tinh thần của người cao tuổi phấn chấn hơn

Ăn được uống được sẽ giúp tinh thần của người cao tuổi phấn chấn hơn

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Sức khỏe và tinh thần luôn được kết nối chặt chẽ. Người già có chế độ ăn khoa học có xu hướng vui vẻ, ít căng thẳng và thoải mái hơn. 

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già

Nguyên lý xây dựng bữa ăn

Mỗi gia đình sẽ có các checklist về món ăn, cách chế biến và thời điểm dùng bữa khác nhau. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người già bạn cần đảm bảo:

  • Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Bạn nên chọn cho người thân của mình nhiều loại thực phẩm khác nhau trong một bữa ăn hoặc mỗi bữa một món nhưng đổi nguyên liệu liên tục
  • Ưu tiên chọn cách chế biến phù hợp, ít dầu mỡ, chiên rán. Đặc biệt, bạn nên chọn nấu các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá
  • Không bỏ bữa. Có thể chia nhỏ bữa ăn để tránh các cụ chán ăn, quá no hoặc quá đói
  • Có theo dõi về thực đơn, nguyên liệu, khẩu phần ăn, nên có đối với các cụ đang điều trị bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, tim mạch,...
  • Theo dõi cân nặng, chỉ số BMI
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng (nếu cần thiết)

Bữa ăn được xây dựng theo các nguyên lý sẽ giúp người cao tuổi đủ dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng  

Bữa ăn được xây dựng theo các nguyên lý sẽ giúp người cao tuổi đủ dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng  

Về khẩu phần ăn

Nếu 1 người trưởng thành cần đến 2000 - 2500 calo/ ngày để đủ năng lượng hoạt động thì một người già chỉ cần khoảng 1800 - 2000 calo/ ngày. Sau 60 tuổi, nhu cầu này sẽ giảm đi khoảng 20% và giảm tới 30% khi họ đến mốc 70 tuổi. 

Đây là lời cảnh báo về việc chế độ dinh dưỡng cho người già phải giảm khẩu phần. Lưu ý, phải đảm bảo được các cụ vẫn có ngũ cốc, chất béo và chất đạm trong bữa ăn. Vì đây là các chất cung cấp năng lượng cho họ hàng ngày. Các bác sĩ khuyến cáo về khẩu phần ăn của, người cao tuổi ít nhất phải ăn được:

  • 80 - 100 g thịt cá/ ngày
  • 4 đơn vị rau (~ 4 bát canh)/ ngày
  • 3 đơn vị trái cây (~3 quả)/ ngày
  • 3 - 4 đơn vị sữa (~100ml sữa/ miếng phomai tam giác/hũ sữa chua) người/ ngày

Lượng tinh bột, chất đạm, chất béo và muối

Tinh bột, chất đạm, chất béo và muối là thành phần chính giúp chúng ta có đủ sức khoẻ để hoạt động hàng ngày. Đối với từng nhóm chất, bạn nên lưu tâm:

  • Ăn vừa phải tinh bột. Khẩu phần cho các ông, các bà chỉ khoảng 1 - 2 bát cơm. Nếu đói có thể bổ sung thêm mì, khoai, sắn, bánh mì nguyên cám, ngô và các loại đậu đậu để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Đồng thời, các loại thực phẩm trên cũng rất giàu chất xơ, hỗ trợ người già tiêu hoá tốt, hạn chế táo bón.
  • Ăn kết hợp đạm thực vật và động vật để cơ thể được cung cấp đủ axit amin cần thiết, hệ miễn dịch được tăng cường. Bạn nên ưu tiên chọn các loại thịt nạc (bò, gà, lợn), cá, trứng, đậu và hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật và thịt mỡ, óc, da,... Trứng gà chỉ nên ăn 3 quả/ tuần
  • Không cắt giảm hoàn toàn chất béo, ăn ít hơn và đa dạng từ cả động và thực vật. Gợi ý, bạn nên đổi dầu ăn dành riêng cho các ông, các bà thành dầu oliu, dầu đậu nành, cá béo (cá hồi, cá ngừ) và bổ sung các loại hạt hạnh nhân, óc chó vào bữa phụ. Ngoài ra, bạn phải hạn chế các loại chất béo từ động vật, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,...
  • Ăn ít muối, giảm tư từ các loại dưa muối, đồ xông khói, thức ăn chế biến sẵn. Gia đình phải kiểm soát được lượng muối <150g/ người/ tháng

Người cao tuổi chỉ cần một lượng tinh bột vừa đủ 

Người cao tuổi chỉ cần một lượng tinh bột vừa đủ 

Về chất xơ, nước và khoáng chất 

Đây là nhóm chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung đầy đủ cho các cụ tương tự người trẻ. Vì nhu cầu của cơ thể đối với chất xơ, vitamin và khoáng chất là không giảm, cụ thể như sau:

  • 25g chất xơ/ ngày tức 300g rau xanh và 100g trái cây. Chất xơ hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, giúp ngăn ngừa chứng táo bón và ổn định đường huyết. Gia đình nên chia khẩu phần trái cây riêng và hoa quả mỗi ngày để các cụ ăn uống đầy đủ.
  • 1,5 - 2 lít nước lọc/ ngày, đây là lượng nước tối thiểu người già cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu uống ít nước, cơ thể sẽ có dấu hiệu mất nước, tiêu hoá kém,...
  • Vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình tạo xương và duy trì thần kinh nên có vai trò rất quan trọng. Gợi ý, gia đình nên bổ sung sữa, sữa chua, rau lá xanh đậm, thịt đỏ, hải sản,... cho người già trong nhà. 

Gia đình nên khuyến khích cụ ăn nhiều rau củ quả, rau xanh

Gia đình nên khuyến khích cụ ăn nhiều rau củ quả, rau xanh

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người già 

Bên cạnh chế độ ăn, bạn nên tạo thói quen cho những người lớn tuổi trong gia đình:

  • Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ và vận động nhẹ nhàng
  • Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn và cuộc sống hàng ngày
  • Tập thể thao nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu,....

Câu hỏi liên quan

Có nên bổ sung thực phẩm chức năng, thuốc bổ cho người cao tuổi hay không?

Ngày nay khi điều kiện kinh tế được nâng cao con cháu trong nhà thường mua nhiều đồ tẩm bổ cho ông bà, bố mẹ mình như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, tổ yến… Các thực phẩm này nhìn chung đều tăng cường sức đề kháng nên sẽ làm chậm quá trình lão hoá và phòng chống các bệnh do quá trình lão hoá gây nên. 

Người cao tuổi có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung này theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, lưu ý rằng các chất này không cung cấp năng lượng hay vitamin nên người lớn tuổi vẫn phải ăn đầy đủ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.   

Nên bổ sung các loại dược liệu quý khoa học, đúng cách cho người già

Nên bổ sung các loại dược liệu quý khoa học, đúng cách cho người già

Có nên cho người cao tuổi uống sữa?

Có. Các bác sĩ khuyến cáo cho người cao tuổi uống sữa tươi không đường và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai thường xuyên. Khẩu phần ít nhất cho các cụ là 3 - 4 đơn vị sữa/ người/ ngày.

Bạn có thể thay đổi, xen kẽ giữa các loại thực phẩm này để cung cấp đủ canxi, photpho,... hỗ trợ phòng chống loãng xương.

Đặc biệt lưu ý đối với sữa bột, thực chất là sản phẩm dinh dưỡng y học dành riêng cho đối tượng đặc biệt như người mắc bệnh thận, bệnh gan, đái tháo đường,... Bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các sản phẩm này tốt nhất cho người cao tuổi. Không nhất thiết phải bổ sung các loại sữa bột cho người cao tuổi nêu khả năng tiêu hoá của họ tốt và không trong các giai đoạn cần nâng cao năng lượng.

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người thân, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cho người già khoa học phải kết hợp cùng lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt. Bạn có thể bắt đầu áp dụng bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến món ăn khoa học để giúp người thân của mình tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
165

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám