Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?

Dương Thị Trà My

19-01-2021

goole news
16

“Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?” là câu hỏi mà BVĐK Phương Đông nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Độ mờ da gáy có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi không? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tổng quan về độ mờ da gáy

Mang thai và sinh con là hành trình trải gian nan nhưng đong đầy hạnh phúc. Cha mẹ sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xác – nhất là với những người mang thai lần đầu. Khi mang thai, bất cứ au cũng mong muốn sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh… Nếu như trước đây cha mẹ phải chờ đợi tới 9 tháng 10 ngày để có thể thấy bé yêu thì hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cha mẹ có thể nhìn thấy thai nhi ngay từ khi bắt đầu hình thành thông qua hình ảnh siêu âm. Hơn thế nữa, siêu âm đô độ mờ da gáy còn giúp phát hiện sớm những dị tật của bé ngay từ trong bụng mẹ. Vậy đo độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là gì?

Khái niệm

Độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) là sự tụ dịch dưới da phần phía sau cổ thai nhi. Độ mờ da gáy chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường biến mất khi thai nhi bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Một số trường hợp độ mờ da gáy còn xuất hiện sau 3 tháng đầu thường do phù cổ hoặc phì đại nang bạch huyết.

Chỉ số này giúp phát hiện sớm nguy cơ thai mắc bất thường nhiễm sắc thể như Trisomy 21( Hội chứng Down), Trisomy 13, Trisomy 18, dị dạng thai nhi, tim bẩm sinh…

Khi nào nên đo độ mờ da gáy

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để đo độ mờ da gáy là khi thai nhi 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Nhiều mẹ thường thắc mắc tại sao không đo trước hoặc sau khoảng thời gian này? Bởi đây là thời điểm độ mờ da gáy hiện rõ ràng và chính xác nhất. Nếu đo trước khi thai 11 tuần, các xét nghiệm cho chẩn đoán sàng lọc ít có giá trị và những kĩ thuật xâm lấn như chọc ối…không thể chỉ định thực hiện vào thời điểm này. Bên cạnh đó, nếu đo khi thai quá 13 tuần 6 ngày thì chỉ số này đã trở về bình thường, không phản ánh đúng nguy cơ thai nhi.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Độ dày da gáy bao nhiêu là bình thường?

Độ dày da gáy bao nhiêu là bình thường?

Ba cột mốc độ mờ da gáy (ĐMDG) mẹ bầu cần nắm rõ:

  • ĐMDG < 2,5 mm: Nguy cơ mắc bệnh Down thấp.
  • ĐMDG trong khoảng 2,5 - 3,0 mm: Tăng nguy cơ mắc bất thường
  • ĐMDG > 3,0 mm: Nguy cơ mắc bệnh Down và bất thường nhiễm sắc thể khác đặc biệt cao.

Thống kê những năm gần đây cho thấy trong những trẻ mắc bệnh Hội chứng Down (Trisomy 21) thì có tới 85% trẻ có ĐMDG tăng, số còn lại có chỉ số ĐMDG bình thường. Chính vì vậy mà khi thai nhi có chỉ số ĐMDG bình thường vẫn được các chuyên gia khuyến cáo làm thêm xét nghiệm sàng lọc như Double test hoặc Triple test.

Với các trường hợp khi sàng lọc bằng xét nghiệm đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test có nguy cơ cao thì các mẹ có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm sáng lọc không xâm lấn NIPT, sau đó thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để có kết luận chính xác.

Kết quả đo khoảng mờ da gáy chỉ giúp phát hiện khoảng 75% nguy cơ  mắc các bất thường nhiễm sắc thể. Vì vậy, khi có chỉ số ĐMDG cao, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì kết quả này không đồng nghĩa với việc thai gặp bất thường.

Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?

Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?

Theo những thông tin cung cấp ở phần trên, chúng ta có thể biết được nếu độ mờ da gáy dưới 2,5mm thì nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất thấp. Chính vì vậy, nếu thai nhi có độ mờ da gáy 1.7mm thì cha mẹ không nên lo lắng bởi đây là chỉ số trong ngưỡng an toàn.

Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể?

Tuổi của mẹ: Nếu mẹ bầu tuổi cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể ở thai nhi. Theo thống kê, mẹ bầu ở tuổi 25 thì tỉ lệ thai nhi mắc bệnh là 1/1200, con số này tăng lên tới 1/100 nếu mẹ mang thai ở tuổi 40.

Môi trường làm việc: Môi trường làm việc khiến mẹ thường xuyên tiếp xúc với chất bức xạ, hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Di truyền: Mẹ bầu hay người trong gia đình có tiền sử thai chết lưu cũng ảnh hưởng tới nguy cơ nhiễm bệnh của thai.

Sử dụng thuốc khi mới mang thai: Trong 3 tháng đầu việc sử dụng thuốc của mẹ sẽ tác động đến thai nhi. Chính vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Có thể nói, việc siêu âm xác định độ mờ da gáy ở tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu cần phải thực hiện.

Như vậy thông qua bài viết trên, chúng ta đã biết được độ mờ da gáy 1.7mm là chỉ số bình thường ở thai nhi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, Quý độc giả có thể liên hệ Hotline 19001806 để được các Chuyên gia tư vấn!

Bênh viện Đa khoa Phương Đông – Nâng niu từng sự sống!

XEM THÊM: Độ mờ da gáy 1.4 mm có nguy hiểm không?

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
17,187

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám