Đờ tử cung là gì? Nguyên nhân gây đờ tử cung sau đẻ

Phan Ngọc Linh

05-12-2022

goole news
16

Băng huyết sau sinh vô cùng nguy hiểm và cần can thiệp tích cực nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến băng huyết mà trong số đó, đờ tử cung là “thủ phạm” hàng đầu. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, lý giải về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị.

Đờ tử cung là gì?

Đờ tử cung là tình trạng cơ trong tử cung bị mất trương lực khiến tử cung không thể co hồi sau khi thai nhi đã chào đời. Hiện tượng này làm rối loạn hoạt động co bóp, cơ tử cung không thể làm giảm lưu lượng máu và ngăn ngừa xuất huyết dẫn tới băng huyết sau sinh (75-90% phụ nữ bị đờ tử cung dẫn đến băng huyết) cần phải can thiệp y tế khẩn cấp. 

Đờ tử cung có khả năng cao dẫn đến băng huyết sau sinh 

Đờ tử cung có khả năng cao dẫn đến băng huyết sau sinh 

Nguyên nhân đờ tử cung sau đẻ

Nguyên nhân gây đờ tử cung thường gặp đó là:

  • Do thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ quá nhanh.
  • Tử cung giãn quá mức do dư thừa nước ối hoặc thai nhi quá lớn.
  • Khi chuyển dạ, sản phụ được gây mê toàn thân, sử dụng oxytocin hay các loại thuốc khác.
  • Quá trình chuyển dạ phải kích thích bằng thuốc.

Một số nguy cơ làm tăng khả năng bị đờ tử cung sau sinh:

  • Mang thai sinh đôi trở lên.
  • Sản phụ đa ối.
  • Từng sinh con nhiều lần.
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
  • Khi sinh dùng máy hút hoặc kềm.
  • Mẹ bầu bị béo phì.
  • Các nguyên nhân khác.

Thời gian chuyển dạ quá dài khiến cơ tử cung mất đi trương lực

Thời gian chuyển dạ quá dài khiến cơ tử cung mất đi trương lực

Dấu hiệu đờ tử cung

Đờ tử cung có dấu hiệu chính nhất đó là tử cung mềm giãn, không đàn hồi và không thể co lại sau khi sinh em bé, dẫn tới xuất huyết. Ngoài ra, tình trạng này còn có các biểu hiện khác như:

  • Máu chảy liên tục, khó cầm.
  • Nhịp tim tăng lên.
  • Huyết áp hạ (gọi là hạ huyết áp thế đứng).
  • Sản phụ ngất xỉu, choáng váng, mất dần ý thức.

Chẩn đoán đờ tử cung thứ phát

Để chẩn đoán đờ tử cung, các bác sĩ sẽ đặt tay lên bụng đồng thời kiểm tra âm đạo. Nếu xuất hiện các hiện tượng mềm, giãn, chảy máu kèm theo lượng máu nhiều thấm vào miếng đệm thấm sẽ có thể chẩn đoán được sản phụ đã bị đờ tử cung. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số khác như:

  • Huyết áp.
  • Nhịp tim.
  • Yếu tố đông máu…

Cách xử trí đờ tử cung kịp thời

Cầm máu là biện pháp xử lý khẩn cấp và bù lượng máu bị mất khi sản phụ bị đờ tử cung gây xuất huyết, giúp bảo toàn tính mạng và chức năng sinh sản của sản phụ. Phương pháp can thiệp sẽ dựa vào mức độ bệnh. Cụ thể:

Trường hợp bị nhẹ và trung bình

Cách xử trí như sau:

  • Ép tử cung bằng tay: Bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao sẽ sử dụng kỹ thuật như sau, đặt một tay ở âm đạo và dùng lực đẩy tử cung lên phía trên. Tay còn lại sẽ đè và xoa bóp vị trí đáy tử cung qua thành bụng.
  • Dùng thuốc gò tử cung: Thường là oxytocin, methylergonovine, prostaglandin,... sử dụng với mục đích co hồi tử cung nhưng sẽ xem xét trong trường hợp sản phụ mắc các bệnh lý nền như hen suyễn, tim mạch, huyết áp hay có hiện tượng sốt, lạnh run, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ huyết khối.
  • Truyền máu hoặc chế phẩm thay thế máu kịp thời.

Xử lý đờ tử cung bằng cách ép tử cung bằng tay

Xử lý đờ tử cung bằng cách ép tử cung bằng tay

Với trường hợp nặng

Trong trường hợp người mẹ bị chảy máu nhiều hay thậm chí là có dấu hiệu băng huyết, bác sĩ có thể chỉ định một vài biện pháp điều trị như sau:

  • Trường hợp tử cung chảy máu không thể cầm được, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật Tamponade để tạo áp lực lên thành tử cung nhằm ngăn ngừa mất máu. Phương pháp này dùng gạc hoặc bóng Bakri để làm phồng khoang tử cung, giúp đóng gói tử cung và âm đạo để hạn chế máu chảy ồ ạt.
  • Phẫu thuật kẹp mạch máu: Thực hiện tại vị trí mạch máu trong tử cung đang bị xuất huyết có tác dụng ngăn chảy máu hiệu quả, đồng thời giúp sản phụ giữ được tử cung, không làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
  • Thắt động mạch tử cung:  Theo thống kê, 95% trường hợp sản phụ bị băng huyết sẽ được kiểm soát theo phương án này. Đờ tử cung sau mổ đẻ sẽ cần áp dụng biện pháp thắt động mạch tại vị trí cách đường mổ ngang trên tử cung hơn 2cm. Khi này động mạch, tĩnh mạch sẽ được thắt hoàn toàn, tử cung sẽ thắt một phần. 
  • Gây tắc động mạch tử cung: Một số mảnh nhỏ y tế được đưa vào động mạch tử cung để làm tắc, ngăn máu chảy đến tử cung.
  • Cắt tử cung: Là biện pháp cuối cùng khi các cách xử lý cầm máu trên không có tác dụng. Cắt tử cung có hiệu quả khi xuất huyết xảy ra ở cổ tử cung, tử cung và vòm âm đạo. Tuy nhiên trường hợp chảy máu từng đoạn dưới thì không có tác dụng. 

Phẫu thuật cắt tử cung để xử lý đờ tử cung khiến phụ nữ mất đi khả năng sinh nở về sau

Phẫu thuật cắt tử cung để xử lý đờ tử cung khiến phụ nữ mất đi khả năng sinh nở về sau

Mọi tình huống nếu được phát hiện và can thiệp y khoa kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ biến chứng. Với hiện tượng đờ tử cung cũng vậy, nếu sản phụ được chẩn đoán sớm, điều trị và cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế nguy cơ sức khỏe có thể xảy đến và không gây ra các hậu quả về sau cho cả mẹ và em bé.

Có thể ngăn ngừa tử cung bị đờ được không?

Biến chứng sản khoa là điều ít ai có thể lường trước được. Ngoài những người có nguy cơ cao có khả năng bị đờ tử cung, thì ai cũng có thể bị. Bởi vậy mà y học vẫn chưa tìm ra biện pháp ngăn ngừa. Do đó trong quá trình sinh, gia đình hãy lựa chọn bệnh viện có các bác sĩ sản khoa tay nghề chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ để có thể đáp ứng kịp thời nếu không may gặp phải vấn đề trong khi chuyển dạ và “vượt cạn”.

Chưa có biện pháp để ngăn ngừa hiện tượng tử cung bị đờ

Chưa có biện pháp để ngăn ngừa hiện tượng tử cung bị đờ

Giải pháp hạn chế nguy cơ đờ tử cung

Để hạn chế nguy cơ bị đờ tử cung nói riêng và các biến chứng có thể gặp phải trong/sau khi sinh, đặc biệt là băng huyết, chị em sau sinh nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Theo dõi sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của thai nhi định kỳ suốt thời gian mang thai để phát hiện sớm các nguy cơ và có hướng cải thiện, xử lý kịp thời.
  • Với các mẹ trong nhóm nguy cơ cao, cần thực hiện nghiêm ngặt các xét nghiệm, siêu âm, tầm soát dị tật thai nhi.
  • Bổ sung sắt và acid folic theo hướng dẫn trong thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Lao động nhẹ nhàng, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về dịch tiết âm đạo, nhịp thai máy, nhịp tim, huyết áp… và các biểu hiện khác cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám và điều trị.
  • Nên lựa chọn gói chăm sóc thai kỳ tại bệnh viện uy tín như Đa khoa Phương Đông, mẹ bầu sẽ được dự phòng băng huyết bằng cách sàng lọc nguy cơ băng huyết hậu sản, kiểm tra và đánh giá các chỉ số đông máu, huyết áp, theo dõi 24/24 quá trình chuyển dạ để hỗ trợ y tế kịp thời…. giúp hạn chế tối đa nguy cơ băng huyết và các biến chứng hậu sản.

Dự phòng trước để tránh nguy cơ băng huyết sau sinh

Dự phòng trước để tránh nguy cơ băng huyết sau sinh

Các biến chứng có nguy cơ gặp phải sau sinh

Ngoài đờ tử cung dẫn tới nguy cơ băng huyết vô cùng nguy hiểm, phụ nữ sau sinh con còn phải đối mặt với rất nhiều các biến chứng khác như:

  • Xuất huyết sau sinh: Chiếm khoảng 2% các ca sinh, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho sản phụ. Chảy máu sau sinh là bình thường nhưng nếu tử cung không co bóp được bình thường sẽ gây xuất huyết ồ ạt nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nhiễm trùng tử cung: Là tình trạng các mảng nhau thai sau khi sinh không được tống hết ra ngoài mà vẫn bám trong tử cung gây nhiễm trùng. Triệu chứng nhiễm trùng là sốt cao, tim đập nhanh, tử cung to và đau, bạch cầu tăng bất thường. Khi này sản phụ sẽ được tiêm kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ sốc nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng vết mổ: Với các mẹ sinh mổ, vết mổ có thể bị nhiễm trùng, sưng đỏ hoặc chảy mủ.
  • Nhiễm trùng thận: Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bể thận gây nên nhiễm trùng với các biểu hiện như sốt cao, rét run, đau tức một bên hông, tiểu đau, táo bón…
  • Đau vùng chậu: Sau sinh, vùng đáy chậu thường bị đau do mô mềm bị kéo căng, rách và bầm tím, sưng tấy, đặc biệt là cảm giác đau trở nên trầm trọng hơn ở người cắt tầng sinh môn.
  • Chảy máu âm đạo thường xảy ra trong 1-2 tuần đầu sau sinh, gồm máu và mảnh vụn nhau thai. Chất dịch này ban đầu có màu đỏ tươi, có thể có các cục máu nhỏ, sau đó dịch chuyển thành màu hồng, sang trắng hoặc vàng sau đó thì hết hẳn.
  • Nhiễm trùng vú: Một vùng hoặc toàn bộ vú bị sung đỏ, đau nhức có kèm sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn…. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn xâm nhập hoặc do nứt núm vú. Tình trạng thuyên giảm khi được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế mặc đồ chật, nghỉ ngơi điều độ và uống nhiều nước.
  • Tắc tuyến sữa: Vú bị sung, đỏ, đau hoặc xuất hiện khối u, tuy nhiên không kèm theo sốt, ớn lạnh hay buồn nôn như nhiễm trùng vú. Giải quyết tình trạng này bằng cách massage vú để cải thiện tắc tia sữa.
  • Rụng tóc: Sau khi sinh, chị em có thể bị rụng tóc kéo dài 5-6 tháng do sự thay đổi hormone chênh lệch trước và sau khi sinh. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng khá bình thường, sẽ ổn định sau một thời gian.

Biến chứng xuất huyết sau sinh đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nếu không cứu chữa kịp thời

Biến chứng xuất huyết sau sinh đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nếu không cứu chữa kịp thời

Đờ tử cung là nguyên nhân rất nghiêm trọng có thể dẫn tới băng huyết nguy hiểm sau sinh. Mẹ hãy bổ sung sắt trong quá trình mang thai để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, đồng thời lựa chọn gói chăm sóc thai kỳ toàn diện tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông để sử dụng dịch vụ thai sản hoàn hảo nhất.

7,597

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám