Đột quỵ nhẹ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý

Thu Hiền

04-03-2024

goole news
16

Trước khi các cơn đột quỵ xảy ra, người bệnh có thể gặp phải các cơn đột quỵ nhẹ. Đây là tình trạng thiếu máu lên não tạm thời. Bệnh nhân có thể tái phát đột quỵ sau 2 ngày cho tới 60 ngày sau đột quỵ nhẹ. Vậy triệu chứng đột quỵ nhẹ, biểu hiện đột quỵ nhẹ thường thấy, cách xử lý và phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông khám phá nhé!

Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ là tình trạng dừng cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn mà không làm tổn thương não hoặc gây chết mô não. Tình trạng này còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay đột quỵ mini. 

Mặc dù đột quỵ nhẹ chỉ xảy ra trong vài phút, 1- 2 giờ hay trong vòng 1 ngày. Số liệu cũng cho thấy 90% các ca thiếu máu cục bộ thoáng qua tiêu biến trong vòng 4 tiếng đồng hồ mà không gây tổn thương. Nhưng thực chất, nó có thể là lời cảnh báo của cơ thể rằng cơn đột quỵ thực sự đang sắp đến. 

Tình trạng mạch máu của người bị đột quỵ nhẹ và người bình thườngTình trạng mạch máu của người bị đột quỵ nhẹ và người bình thường

Tình trạng thiếu máu lên não làm ảnh hưởng tới não và giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hệ quả là 10 - 15% người bệnh sẽ lên cơn đột quỵ thực sự sau 3 tháng bị TIA (cơn thiếu máu thoáng qua). Trong đó, 50% sẽ bị đột quỵ sau 2 ngày trải qua đột quỵ nhẹ. Về lâu dài, đột quỵ nhẹ cũng làm giảm 20% tuổi thọ của người bệnh. (Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ)

Những dấu hiệu đột quỵ nhẹ

Triệu chứng đột quỵ nhẹ tương tự đột quỵ nhưng diễn biến nhanh, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nền khác nên khó phát hiện. 

Dấu hiệu đột quỵ nhẹ chung

Dấu hiệu khác

  • Chóng mặt, cảm giác tối sầm, váng đầu, hoa mắt, không nhìn rõ.
  • Tăng huyết áp đột biến
  • Mất sức, giảm khả năng vận động, khó đến mất cử động tay chân.
  • Mất cân bằng cơ thể
  • Giảm thị lực, nhìn được bằng 1 mắt hoặc không nhìn được.
  • Đau đầu
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Ngất, bất tỉnh tạm thời
  • Động kinh thoáng qua
  • Mất trí nhớ thoáng qua
  • Đau nửa đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh mạnh trong 30’.

(*) Ngoài ra, quy tắc F.A.S.T cũng gợi ý đến các triệu chứng đột quỵ nhẹ. 

Face (F) - Xệ, lệch 1 bên mặt, khó nói cười. 

Arm(A) - Tê yếu, không nhấc được cánh tay. 

Speech (S) - Không nói được, nói không rõ ràng và không hiểu lời người khác nói. 

Time(T) - Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức!

Nguyên nhân bị đột quỵ nhẹ

Các nguyên nhân gây tổn thương mạch máu não làm tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ mạch máu trong não sẽ gây nên đột quỵ nhẹ. Có 3 nguyên nhân gây bệnh, bắt nguồn từ thói quen sống, bắt nguồn từ bệnh lý nền và các yếu tố khác như sau:

Đột quỵ nhẹ do thói quen sinh hoạt không khoa học

  • Hút thuốc lá thường xuyên (kể cả thuốc lá điện tử vape)
  • Uống rượu bia, sử dụng nhiều các chất kích thích 
  • Sử dụng thuốc tránh thai thông thường hoặc khẩn cấp không theo chỉ định
  • Ít vận động
  • Ăn nhiều đường, ăn mặn, ăn ít rau xanh, ăn nhiều thức ăn sẵn, đồ chiên rán,...

Hút vape thường xuyên cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹHút vape thường xuyên cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ do các bệnh lý nền

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Béo phì, thừa cân
  • Có tiền sử các bệnh lý tim mạch: hở van tim, suy tim, rung tâm nhĩ,...
  • Rối loạn chuyển hóa mỡ máu
  • Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm
  • Đã có tiền sử bị đột quỵ

Đột quỵ nhẹ do các yếu tố khác

  • Gia đình có người thân bị đột quỵ
  • Là người cao tuổi (>55 tuổi)
  • Nam giới (nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới)

Cách xử lý khi bị đột quỵ nhẹ

Gọi cấp cứu đầu tiên để cứu sống bệnh nhân

Khoảng thời gian từ chú ý tới nghi ngờ bản thân/ người xung quanh bị đột quỵ có thể mất đến vài giờ đồng hồ, làm mất “thời gian vàng cấp cứu đột quỵ”. Chính vì thế, việc đầu tiên là gọi cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên tay chân, mặt mũi, hành động của người bệnh. 

Thực hiện sơ cứu đột quỵ nhẹ

Tiếp theo, bệnh nhân cần nằm ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo và đặt nằm nghiêng một bên. Thực hiện sơ cứu đột quỵ đúng cách, đúng lúc để tình trạng bệnh nhân không chuyển biến xấu hơn trước khi xe cấp cứu đến. 

Gọi cấp cứu 115 ngay khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng của đột quỵ nhẹGọi cấp cứu 115 ngay khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng của đột quỵ nhẹ

Sai lầm cần tránh khi xử lý bệnh nhân đột quỵ

  • Không cho người bệnh ăn, uống hay nhét vật thể lạ vào miệng bệnh nhân
  • Không tự chữa trị bằng cách dùng kim châm đâm vào 10 đầu ngón tay, ngón chân người bệnh.
  • Không thực hiện cạo gió cho người bệnh

Đột quỵ nhẹ có nguy hiểm hay không

Đột quỵ nhẹ có nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy không gây ra biến chứng nặng nề như đột quỵ thông thường nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như sau:

  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn chức năng vận động 
  • Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Nguy cơ tái phát đột quỵ. Trung bình cứ 3 người bị đột quỵ nhẹ sẽ bị đột quỵ nặng trong tương lai gần

Suy giảm, mất khả năng vận động sau cơn đột quỵSuy giảm, mất khả năng vận động sau cơn đột quỵ

Làm thế nào để sàng lọc và tầm soát đột quỵ nhẹ?

Bệnh đột quỵ nhẹ có thể được phát hiện qua kiểm tra y tế bằng các xét nghiệm chuyên sâu như sau:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá các chỉ số về máu, kiểm tra hàm lượng cholesterol để phát hiện rối loạn lipid máu, kiểm tra tình trạng động mạch.
  • Đo điện tim (E.C.G) chẩn đoán các bệnh lý về tình trạng tống máu của tim để phát hiện các bất thường ở tim có thể là dấu hiệu gây đột quỵ nhẹ.
  • Siêu âm tim bằng kỹ thuật Doppler giúp khảo sát cục máu đông ở tim, tránh nó di chuyển đến não gây tắc mạch và đột quỵ não. 
  • Siêu âm động mạch cảnh và siêu âm hệ động mạch nền - sống theo dõi mức độ xơ vữa, cục máu đông và bệnh nhân có dấu hiệu cơn thiếu máu thoáng qua của đột quỵ
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ để đánh giá tình trạng, lưu lượng của mạch máu, phát hiện người bệnh có hẹp. tắc động mạch hay không. 
  • Chụp CT mạch máu não phát hiện dị dạng mạch máu, tìm kiếm chính xác vị trí xuất huyết hay tắc nghẽn mạch máu có thể gây đột quỵ.
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) đánh giá cấu trúc mạch máu, bất thường về lưu thông và tổn thương nội mạch. Từ đó, bệnh nhân được tầm soát nguy cơ về đột quỵ hay các bệnh về não.

Siêu âm Doppler xuyên sọ phát hiện triệu chứng của đột quỵ MCA bên phải (*)Siêu âm Doppler xuyên sọ phát hiện triệu chứng của đột quỵ MCA bên phải (*)

(*) Chú thích: (a) Mũi tên màu đỏ chỉ đoạn tắc cuối động mạch cảnh bên phải.

(d) Chỉ số mạch đập gợi ý dòng chảy hẹp và tổn thương mạch

(e) Tắc động mạch cảnh bên phải

Cách chữa trị đột quỵ nhẹ

Bệnh đột quỵ nhẹ thường có điều trị tốt, tuy nhiên không loại trừ khả năng người bệnh bị đột quỵ thường xuyên sau cơn bệnh. Cách chữa trị sẽ được căn cứ theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh để kiểm soát nguy cơ đột quỵ nặng. 

Một số phương pháp sau có thể được áp dụng:

Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết

Dành cho trường hợp đột quỵ nhẹ thiếu máu cục bộ cấp tính, áp dụng trong 3- 6 giờ đầu tiên. Một số chỉ định nội khoa khác có thể được kết hợp như dùng thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, thuốc chống kết tập tiểu cầu...

Chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp mạch

Nếu người bệnh đột quỵ nhẹ do thiếu máu cục bộ sẽ cần giải phẫu để thu nhỏ/ lấy cục máu đông. Do đó, mạch máu của người bệnh sẽ lưu thông bình thường.

Thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày

Các yếu tố liên quan đến lối sống có thể hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát. Bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn, giảm mỡ, đường, đồ ngọt và thức ăn sẵn. Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia. 

Tăng cường tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc và trái cây để rèn luyện sức khỏe.

Bệnh nhân sau đột quỵ cần giảm căng thẳng, tránh stressBệnh nhân sau đột quỵ cần giảm căng thẳng, tránh stress

Các biện pháp phòng tránh đột quỵ nhẹ 

Bệnh nhân có thể phòng tránh các cơn đột quỵ nhẹ và tình trạng đột quỵ tái phát bằng cách

Kiên trì điều trị các bệnh lý nền giúp phòng ngừa tái phát đột quỵ

  • Kiểm soát đường huyết nếu có tiền sử bệnh tiểu đường
  • Dùng thuốc và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có các bệnh lý về tim mạch
  • Duy trì cân nặng, tránh tăng cân, béo phì
  • Duy trì huyết áp ở mức ổn định với bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp.

Thực hiện sàng lọc, tầm soát nguy cơ giúp phòng ngừa đột quỵ

Đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ và các nguy cơ dẫn đến đột quỵ tái phát.

Cân bằng cuộc sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ ngày
  • Tránh căng thẳng, stress, không thức khuya
  • Làm công việc nhẹ nhàng, không quá căng thẳng
  • Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau quả
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

Việc nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ nhẹ là điều rất quan trọng để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng đáng ngờ hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân nên chọn các cơ sở y tế uy tín để giảm khả năng tái phát bệnh đến tối thiểu. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh cho ra kết quả nhanh, chính xác. Kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị giúp người bệnh phục hồi từ từ, giảm tối đa khả năng tái phát đột quỵ.

Bệnh nhân sau đột quỵ cần giảm căng thẳng, tránh stressSàng lọc đột quỵ nhẹ dưới máy chụp cộng hưởng từ Tesla 1.5 tại BVĐK Phương Đông

Để đặt lịch khám và biết thêm về bệnh đột quỵ nhẹ, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

222

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám