Mặc dù đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em không phải bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu phát hiện muộn, bệnh đã trở nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và dễ hình thành mặc cảm tâm lý cho bé. Để gia tăng hiệu quả điều trị, cha mẹ nên chú ý dáng đi đứng, ngồi, vị trí vai, cổ, thắt lưng của trẻ xem có bất thường gì không để đưa bé điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ em bị lồi đốt sống lưng?
Đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em là bất thường của cột sống, biểu hiện thường thấy nhất là gù lưng hoặc cong vẹo cột sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lồi đốt sống lưng. Trong đó các nguyên nhân chính là bẩm sinh hoặc xuất phát từ các thói quen xấu hàng ngày như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
- Khối u cột sống: Khối u choán chỗ khiến xương cột sống phát triển không đồng đều.
- Loạn dưỡng cơ: Hệ thống cơ bị suy yếu, teo cơ. Biến chứng nguy hiểm kèm theo là cột sống phát triển không bình thường.
- Bệnh Scheuermann: Xương sụn bị hoại tử khiến đốt sống cũng phát triển bất thường theo. Bệnh nhi thường bị đau lưng và gù vẹo cột sống.
- Suy dinh dưỡng
(Hình 1 - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lồi đốt sống lưng ở tuổi vị thành niên)
Do dị tật bẩm sinh
Bất thường tại cột sống từ khi sinh ra dẫn đến đốt sống lưng tạo thành đường cong không mong muốn, lồi ra ngoài đốt sống lưng.
Do thói quen xấu
Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, thói quen xấu liên quan đến ngồi học, sử dụng điện thoại, nằm,... là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em bị lồi đốt sống lưng. Đây có thể là lý do trực tiếp khiến cột sống cong vẹo và lồi ra bên ngoài. Hoặc nó là nhân tố thúc đẩy các lý do nguyên phát khiến bệnh lý của cột sống diễn biến xấu hơn.
Theo các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cha mẹ cần lưu ý các thói quen xấu khiến trẻ bị cong vẹo, lồi cột sống như sau:
- Cúi gằm mặt khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài
- Ngồi học sai tư thế: ngồi vẹo sang 1 bên, ngồi không thẳng lưng,...
- Lười vận động, không tập thể dục
Ngoài ra, nếu bàn và ghế có độ chênh lệch lớn thì khi trẻ ngồi học lâu ngày cũng có thể phải khom lưng khiến cột sống biến dạng theo thời gian.
(Hình 2 - Các thói quen xấu như cúi gằm mặt khi xem điện thoại khiến bé bị biến dạng cột sống lưng)
Trẻ em bị lồi đốt sống lưng có sao không?
Bệnh nhân nên được tiếp nhận điều trị sớm từ bác sĩ chuyên khoa. Nguyên nhân là tình trạng đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em dễ dẫn đến các biến chứng như sau:
- Biến dạng hình thể suốt đời, bệnh nhi bị tự ti, mặc cảm về thân thể
- Cột sống không linh hoạt và khó di chuyển
- Tim và phổi bị chèn ép, dẫn đến khó thở và mệt mỏi. Một số trường hợp lồi cột sống do cong vẹo bị lệch hẳn 1 bên lồng ngực
- Nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản cao
- Khả năng vận động kém
(Hình 3 - Bất thường ở đốt sống ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các bé)
Cách nhận biết đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em?
Không khó để cha mẹ nhận biết hiện tượng trẻ em bị lồi đốt sống lưng. Hiện tượng này thể hiện khá rõ ràng, bao gồm:
- Cột sống của bé không thẳng mà có đường cong không bình thường
- Đốt sống lưng lồi lên như một bướu, tạo thành vai tròn hơn so với bình thường. Khi em bé cúi người về phía trước, cột sống lưng nhô cao lên.
- Khả năng cử động của em bé bị hạn chế. Trẻ không thể đứng thẳng do biến dạng của vùng cột sống và cột sống trở nên cứng
- Trẻ có cảm giác đau lưng và khó chịu. Cột sống càng lồi ra ngoài thì bé càng cảm thấy bị đau
- Trẻ thường xuyên khim lưng, dáng đi, đứng và ngồi bất thường
- Khi rễ thần kinh bị chèn ép, bé dễ cảm thấy ngứa ran, tê bì chân tay và yếu chi
(Hình 4 - Gia đình nên chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé)
Cách điều trị bệnh lý đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em
Để chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhi bị lồi đốt sống lưng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám chuyên sâu để xác nhận chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ có thể được chỉ định:
- Chụp CT
- Chụp X Quang
- Siêu âm
Đồng thời, các xét nghiệm chuyên sâu khác cũng có thể được chỉ định khác tuỳ tình trạng cơ thể và triệu chứng của bệnh nhân.
Phòng tránh hiện tượng lồi đốt sống lưng ở trẻ?
Tin vui là cha mẹ có thể chủ động cho trẻ em phòng tránh lồi đốt sống lưng ở trẻ bằng các biện pháp sau:
- Rèn luyện thói quen cho bé ăn uống khoa học và hoạt động thể thao hàng ngày
- Giám sát các tư thế ngồi, đi đứng của trẻ hàng ngày. Hạn chế các thói quen xấu như khom lưng, vẹo lưng, cúi đầu về phía trước, mang vác vật nặng,...
- Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý
- Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên, cường độ phù hợp như bơi, múa, tập yoga,... để hỗ trợ phát triển xương, sức mạnh cơ và tính linh hoạt của cột sống lưng
(Hình 5 - Tập múa có tác dụng rất tốt để phòng tránh hiện tượng đốt sống lưng ở trẻ)
Có thể nói, đốt sống lưng bị lồi ở trẻ em cần được chữa trị sớm nhất có thể. Trong điều kiện lý tưởng, dị dạng này nên được phát hiện sớm trước khi gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, biến dạng lưng, vai hoặc hông. Lúc này, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.