Đột tử ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Dương Minh Ngọc

26-11-2022

goole news
16

Đột tử ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống. Hiện tại khoa học đã đưa ra rất nhiều nghiên cứu cụ thể về tình trạng này nhưng hội chứng đột tử vẫn rất khó lường trước được. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa, cùng theo dõi thông tin ở bài viết dưới đây.

Đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (được ký hiệu là SIDS) là một chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân ngay lập tức. Đây không phải là một căn bệnh thông thường và không thể dự đoán trước cũng không thể ngay ngừa tức thì được.

Đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ là tình trạng xảy ra thường xuyên nhất, mặc dù hội chứng này còn có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Trong quá trình ngủ, thời gian từ 10 giờ tối đến 10 giờ sáng tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị đột tử trong cũi hoặc trong nôi. Với mối nguy hiểm này đã khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng.

Hiện nay đa số các ca tử vong đột ngột thường xảy ra ở trẻ từ 1 tuổi trở xuống, đặc biệt là ở giai đoạn 6 tháng đầu. Bất ngờ là dù một em bé khỏe mạnh và đang phát triển bình thường cũng có thể mắc phải nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trong đó bé gái ít bị đột tử hơn bé trai.

Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy chứng đột tử đã gây ra hơn 20 nghìn cái chết cho trẻ sơ sinh và trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Đột tử ở trẻ sơ sinh là hội chứng rất nguy hiểmĐột tử ở trẻ sơ sinh là hội chứng rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Mặc dù chứng đột tử ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã đưa giả thiết về việc đột tử ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là gặp vấn đề về não gây ảnh hưởng đến việc hô hấp và không thể kiểm soát được hơi thở, dưới đây là thông tin chi tiết.

Yếu tố thể chất

Thể chất cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc đột tử ở trẻ, cụ thể là:

  • Bất thường ở não bộ: Có một số trẻ gặp vấn đề về sức khỏe bẩm sinh nên có nguy cơ đột tử. Đối với trường hợp này, phần não sẽ kiểm soát hơi thở và chưa hoàn thiện khả năng thức giấc để có thể hoạt động bình thường.
  • Có cân nặng quá thấp khi sinh ra: Việc sinh non hoặc mang đa thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé khi sinh ra. Lý do là cơ thể của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện nên khó kiểm soát được nhịp thở và nhịp tim.
  • Mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một số trẻ sơ sinh đột tử do bị cảm lạnh. Vì vậy nếu trẻ bị mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng tăng nguy cơ bị đột tử.

Trẻ sinh non là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc đột tử ở trẻTrẻ sinh non là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc đột tử ở trẻ

Yếu tố môi trường

Ảnh hưởng do tư thế ngủ hoặc vật dụng trong nôi đi kèm với thể chất của bé cũng là một nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh.

  • Trẻ nằm sấp hoặc nghiêng trong nhiều giờ: Đây là tư thế khiến trẻ bị khó thở hơn việc nằm ngửa. Bên cạnh đó nếu như nằm úp mặt vào chăn bông hoặc gối mềm nhiều giờ khiến trẻ bị tắc đường thở.
  • Ngủ chung giường với anh chị, vật nuôi: Nguy cơ trẻ bị đột tử tăng lên nếu ngủ với anh chị em hoặc vật nuôi gây ra tình huống nguy hiểm khó lường trước.
  • Ngủ trong không gian có nhiệt độ quá nóng: Nếu khi ngủ trẻ bị quá nóng và bố mẹ không để ý cũng tăng nguy cơ bị đột tử.

Trẻ nằm sấp bị tắc nghẽn đường thở là nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻTrẻ nằm sấp bị tắc nghẽn đường thở là nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻ

Yếu tố khác

Đột tử ở trẻ sơ sinh đối với bé trai sẽ cao hơn với bé nữa và thường xảy ra nhiều nhất trong vòng 6 tháng đầu đời. Có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột tử ở trẻ đó là:

  • Chủng tộc: Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ da màu có nguy cơ đột tử cao hơn trẻ da trắng.
  • Tiền sử di truyền: Nếu trong gia đình có anh chị em bị đột tử thì trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Sống trong môi trường có người hút thuốc lá cũng có nguy cơ bị SIDS.
  • Trẻ sinh non bị thiếu ký hoặc mẹ mang đa thai ảnh hưởng đến cơ quan gây ra đột tử.
  • Khi mang thai người mẹ hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu bia và ma túy.

Mẹ hút thuốc trong thai kỳ yếu tố tăng nguy cơ đột tử đối với trẻ sơ sinhMẹ hút thuốc trong thai kỳ yếu tố tăng nguy cơ đột tử đối với trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu gì không?

Thực tế cho thấy rằng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh sẽ không có triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo nào để bố mẹ có thể biết trước. Trước khi đột tử trẻ không đau, không khóc nên sẽ rất khó phát hiện ra. Ngoài ra có thể trước khi đột tử vài tuần trẻ bị các vấn đề về hô hấp tuy nhiên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi bố mẹ thấy trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, sức khỏe yếu do sinh non cần phải theo dõi ở bệnh viện thường xuyên để tránh đột tử. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể bị đột tử bất cứ khi nào, kể cả đối với một em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm ra hướng xử lý tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị đột tử không có triệu chứng rõ rệtTrẻ sơ sinh bị đột tử không có triệu chứng rõ rệt

Cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh

Mặc dù đột tử ở trẻ không có nguyên nhân cụ thể chính xác, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh hội chứng này bằng các biện pháp dưới đây.

Cho trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa

Các bác sĩ hàng đầu luôn khuyên rằng hãy đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Bởi vì nếu nằm sấp sẽ có nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh cao gấp nhiều lần so với nằm ngửa. Khi bé nằm sấp sẽ dẫn đến thân nhiệt tăng cao, ngừng thở, không cung cấp được nhiều oxy cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng cần chú ý vấn đề sau:

  • Thông báo cho những người thực hiện chăm sóc bé biết đến việc trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Hạn chế đặt bé nằm nghiêng vì sẽ chuyển sang tư thế nằm sấp nhanh chóng.
  • Không nên dùng khăn hoặc dụng cụ nào đó để cố định bé nằm ngửa, bởi vì điều này dẫn đến nguy cơ bị chết ngạt do dụng gây ra.
  • Trong giai đoạn từ 1 tháng đến 12 tháng, dù bé đủ cứng cáp để tự lăn nhưng hãy tiếp tục đặt trẻ nằm ngửa.

Nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để tránh ngạt thở

Nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để tránh ngạt thở

Không ngủ chung giường với trẻ sơ sinh

Để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hạn chế để con nằm chung với mình, anh chị hoặc vật nuôi trong gia đình. Chỉ nên cho bé nằm ở giường nhỏ đặt bên cạnh giường bố mẹ để hạn chế việc bị quấn cổ hoặc ngạt thở cho chăn, màn hoặc gối của người lớn. Ít nhất trong vòng 6 tháng đầu nên áp dụng cách này để giảm nguy cơ bị SIDS.

 

Đặt bé ngủ với tư thế an toàn

Trong quá trình cho bé ngủ, bố mẹ nên đặt con ngủ ở các tư thế an toàn. Không nên để bé nằm nghiêng vì gây ra ảnh hưởng đến đường thở. Nếu gặp ngửa bé nằm ngửa sẽ không bị nghẹn, bị nôn sẽ đảm bảo an toàn hơn. Khi đi xe không nên cho bé ngủ ngồi trên xe ô tô hoặc xe đẩy trong nhiều giờ.

Nếu cho bé nằm trong nôi hãy để đầu nằm trên lớp vải và không bị ngột ngạt không gian khi chèn nhiều chăn gối. Không đặt bé ép vào cơ thể bạn hoặc bề mặt vải là cách để tránh đột tử ở trẻ sơ sinh cần phải chú ý.

Không để trẻ quá nóng khi ngủ

Bé bị quá nóng khi ngủ là yếu tố tăng nguy cơ bị đột tử, bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ để con cảm thấy thoải mái nhất. Nếu thấy trẻ sơ sinh vã mồ hôi, tóc ướt hoặc nhiệt độ cơ thể cao cần làm mát cơ thể của bé. Không nên dùng khăn che vùng đầu hoặc trùm mũ cho con khi ngủ.

Bề mặt giường bé nằm ngủ chắc chắn và an toàn

Đối với trẻ sơ sinh nên cho bé nằm trên nôi có tấm trải giường vừa vặn, bên dưới lót tấm đệm mỏng để chống thấm tã hiệu quả. Không nên đặt con ở nệm quá mềm sẽ gây ra tình trạng ngạt thở khi bé lật qua tư thế nằm sấp. Trường hợp ngủ trong nôi nên chọn nệm đi kèm vừa khít, không để nhiều vật cản trong nôi.

Để tránh đột tử ở trẻ sơ sinh không nên đặt nệm quanh cũi sẽ gây cản trở lưu thông khí và khiến bé khó quan sát. Quanh cũi đã có các thanh chắn chắc chắn nên bố mẹ không cần quá lo lắng nên đừng gây ra ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng bố mẹ nên giữ ấm nhiệt độ trong phòng, hạn chế đắp chăn ga cho bé vì sẽ dẫn đến nguy cơ trùm lên mặt. Có thể mặc ấm cho con, đi tất hoặc bọc trẻ vào chăn một cách an toàn nhất.

Không gian nằm ngủ của trẻ sơ sinh phải bằng phẳng và chắc chắnKhông gian nằm ngủ của trẻ sơ sinh phải bằng phẳng và chắc chắn

Mẹ bầu cần được chăm sóc kỹ trước khi sinh

Sức khỏe thai nhi là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy mẹ bầu cần phải được chăm sóc thật kỹ để con tránh nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi điều độ để thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Một em bé chào đời đủ tháng đủ ngày, đạt đủ cân nặng và các chỉ số được kiểm tra bình thường sẽ phát triển tốt và ít mắc phải chứng đột tử hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho bé ở đâu tốt?

Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi con gặp các vấn đề về sức khỏe là rất quan trọng, điều này cũng tránh được nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên tìm một địa chỉ thăm khám uy tín để đảm bảo dịch vụ chất lượng. Khoa Nhi của Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông đang là sự lựa chọn của nhiều bố mẹ vì luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đội ngũ y bác sĩ đều là chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông luôn làm việc chuyên nghiệp, am hiểu tâm lý của trẻ và nắm bắt tốt các vấn đề liên quan đến bệnh tình của bé. Tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế và phòng khám hiện đại, đủ điều kiện để thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu cho bé. Đặc biệt là khuôn viên của bệnh viện còn có khu vui chơi cho các bé để dễ dàng làm quen với môi trường và hợp tác điều trị hiệu quả.

Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông là địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho bé uy tínBệnh Viện Đa Khoa Phương Đông là địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho bé uy tín

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đột tử ở trẻ sơ sinh, một vấn đề lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Hy vọng rằng với chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn rõ nét nhất để chăm sóc con hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,189

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám