Tìm hiểu con đường lây của bệnh đau mắt hột

Thu Hiền

23-11-2023

goole news
16

Đau mắt hột là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở mắt. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu đường lây của bệnh đau mắt hột để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả hơn nhé.

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Bệnh diễn ra ở kết mạc sụn mi trên, kết mạc nhãn cầu trên của người bệnh. Bệnh ban đầu thường diễn ra âm thầm dẫn tới tình trạng tấy đỏ, nhiễm trùng ở trên kết, giác mạc mắt.

Căn bệnh này thường diễn tiến khá âm thầm với tình trạng tấy đỏ nhẹCăn bệnh này thường diễn tiến khá âm thầm với tình trạng tấy đỏ nhẹ

Khi bị đau mắt hột, người bệnh sẽ phát hiện các hạt, chấm trắng hoặc hồng nằm rải rác trên bề mặt kết mạc hoặc rùa của vùng giác mạc. Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhìn, bệnh còn khiến nguy cơ viêm nhiễm giác mạc tăng lên rất nhiều và đường lây của bệnh đau mắt hột cũng đa dạng nên cần chú ý.

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản thường thấy giúp bạn nhận diện bệnh đau mắt hột:

  • Ngứa mắt
  • Kích ứng mắt
  • Nước mắt chảy nhiều
  • Mắt xuất hiện nhiều ghèn, gỉ mắt
  • Đau nhức mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn mờ, khó nhìn hơn bình thường
  • Xuất hiện các hột ở trong mắt
  • Xuất hiện các nhú gai
  • Có sẹo nằm ở phần kết mạc mí mắt

Ngay khi xuất hiện 1 hoặc nhiều dấu hiệu kể trên, mọi người cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất có thể.

Bệnh đau mắt hột có bị lây không?

Như đã nói, bệnh đau mắt hột gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Do vậy bệnh có thể lây truyền rất nhanh, thậm chí có thể thành dịch nếu gặp những điều kiện, môi trường phát triển thuận lợi.

Điều đáng sợ là vi khuẩn gây bệnh đau mắt hột có thể tồn tại rất lâu trong điều kiện tự nhiên. Người khỏe mạnh cũng dễ dàng mắc bệnh ngay khi tiếp xúc với vi khuẩn trong điều kiện vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm. Chính vì vậy, nguy cơ lây truyền căn bệnh này là rất cao.

Đường lây của bệnh đau mắt hột qua đường nào?

Dưới đây, cùng tìm hiểu 3 con đường chính lây truyền bệnh đau mắt hột nhé.

Lây lan trực tiếp

Bệnh có thể lây khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnhBệnh có thể lây khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh

Người khỏe mạnh có thể bị lây bệnh đau mắt hột khi tiếp xúc trực tiếp với mí mắt, mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Vì vi khuẩn tồn tại trong các dịch của bệnh nhân và có thể lây truyền ngay khi tiếp xúc với người khỏe mạnh. Chính vì vậy khi đứng gần, nói chuyện với người bệnh sẽ rất dễ bị lây nhiễm.

Lây truyền gián tiếp

Lây truyền gián tiếp xảy ra khi người bệnh dùng chung khăn mặt, đồ vật với người bị đau mắt hột. Lúc này, vi khuẩn bám trên các đồ vật đó sẽ dễ dàng lây lan và gây bệnh ở người khỏe mặt. Những vật dụng khiến nguy cơ truyền bệnh cao nhất của người bệnh đau mắt đỏ là khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, chăn, đệm, ga trải giường, mũ, khẩu trang, kính.

Chính vì nguy cơ lây truyền gián tiếp cao nên khi ở chung với người bệnh, mọi người cần cẩn thận. Không chỉ cách ly người bệnh mà còn phải vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, vệ sinh đồ dùng thật kỹ trước khi sử dụng để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Ở những khu vực vệ sinh kém, ruồi và muỗi cũng được coi là nguồn truyền bệnh gián tiếp. Những con vật này khi tiếp xúc với dịch tiết từ mắt và mũi của người bệnh cũng có thể lây truyền cho người khỏe mạnh.

Lây truyền qua môi trường sống

Có thể thấy, bệnh đau mắt hột thường dễ bùng phát thành dịch với sức lây lan rất nhanh. Nguyên nhân là căn bệnh này có thể lây truyền từ môi trường sống, thông qua các yếu tố trung gian.

Nổi bật có thể kể tới không gian tắm chung ở nhà tắm công cộng, tắm ao hồ… Đây đều là những nơi vi khuẩn gây đau mắt hột có thể tồn tại trong một thời gian và lây truyền truyền cho người khỏe mạnh. 

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh đau mắt hột hoặc nếu cần hỗ trợ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây đau mắt hột

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến lây bệnh chính là do tiếp xúc với dịch mũi, dịch tiết từ mắt của người bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều kiện sống thấp

Khi sống ở trong môi trường ẩm thấp, chất lượng kém, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cao hơn. Đặc biệt, vi khuẩn cũng sống tốt, dễ lây hơn trong những điều kiện sống như vậy.

Điều kiện sống đông đúc

Những người sống trong điều kiện không gian sống chật hẹp, có nhiều người sinh hoạt chung cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Khả năng lây truyền vi khuẩn cũng tăng lên rất nhiều.

Điều kiện vệ sinh kém

Những khu vực dùng chung nhà vệ sinh, không có nhà vệ sinh thường bẩn thỉu, có nhiều côn trùng như ruồi, nhặng. Khiến nguy cơ bùng phát và lây nhiễm bệnh ở những khu vực này tăng lên rất nhiều.

Tuổi tác

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, các con đường lây của bệnh đau mắt hột ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em ở độ tuổi từ 4 - 6 tuổi. Đây là lứa tuổi các bé năng động, nghịch ngợm và tiếp xúc với môi trường nhiều hơn. Trong khi sức đề kháng lại chưa đủ tốt để chống lại sự tấn công của các loại vi rút.

Giới tính

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh của của phụ nữ cao hơn nam giới từ 2 đến 6 lần. Điều này một phần ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc của phụ nữ với trẻ em nhiều hơn. Do đó tỷ lệ họ bị lây bệnh từ các bé cũng cao hơn.

Ruồi

Ruồi là một trong những con vật trung gian truyền bệnhRuồi là một trong những con vật trung gian truyền bệnh

Những khu vực có nhiều ruồi, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự phát triển của ruồi cũng có nguy cơ bùng dịch đau mắt hột. Chính vì vậy việc kiểm soát sự sinh nở của ruồi rất được coi trọng.

Bị đau mắt hột phải làm sao?

Khi bị đau mắt hột, mọi người nên chú ý thực hiện những điều sau để điều trị bệnh tốt hơn.

Đi khám tại các cơ sở chuyên khoa

Điều đầu tiên người bệnh cần làm là đến gặp các bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm. Dựa trên triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ bệnh và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc điều trị đau mắt hột theo chỉ định của bác sĩ

Do là bệnh gây nên bởi vi khuẩn, đau mắt hột thường được điều trị bằng các loại kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh có tác dụng triệt tiêu vi khuẩn, từ đó làm dịu cơn đau ở mắt và các tổn thương sẽ dần lành lại, hồi phục sau khi điều trị.

Dùng thuốc làm giảm triệu chứng đau đớn

Do các hạt nổi lên ở mí và tình trạng sưng viêm kéo dài của bệnh đau mắt hột, người bệnh thường thấy đau nhức ở mắt. Dẫn tới khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Nếu cơn đau trầm trọng các bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ tra mắt erythromycin hoặc tetracyclin. Chúng có tác dụng làm dịu, làm giảm triệu chứng đau đớn để người bệnh thấy dễ chịu hơn.

Giữ vệ sinh mắt và môi trường sống thật tốt

Không chỉ dùng thuốc, bạn cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh mắt thật tốt. Hãy sử dụng các loại thuốc rửa mắt, nước muối vệ sinh để làm sạch mắt theo yêu cầu của bác sĩ. Từ đó, đảm bảo mắt dịu nhẹ và nhanh khỏi bệnh hơn, phòng ngừa tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh đau mắt hột

Chẩn đoán

Các chẩn đoán được đưa ra với người bệnh sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Dựa vào hình ảnh, biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết hoặc không. Từ đó, dễ dàng xác nhận tình trạng của bệnh nhân và đưa ra những phương án điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Việc điều trị căn bệnh này là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Thông thường, liệu trình dùng thuốc sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng với các loại thuốc đặc hiệu, có khả năng ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.

Với trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng đến các giai đoạn sau, việc dùng thuốc uống là không đủ. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa mất thị lực hoặc phục hồi thị lực cho người bệnh.

Biện pháp phòng bệnh đau mắt hột cho cộng đồng

Có thể thấy, các con đường lây của bệnh đau mắt hột đa dạng và có tính ảnh hưởng mạnh mẽ. Chính vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo như sau:

Đừng quên dọn dẹp vệ sinh môi trường sống cẩn thận để phòng dịch bệnh lây lanKhi tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh trong cộng đồng tăng cao, cần chú ý cho cả cộng đồng dùng kháng sinh để ngăn bệnh lây lan

Nếu có hơn 10% trẻ em trong khu vực bị đau mắt hột, cần cho cả cộng đồng dùng kháng sinh. Mục tiêu của việc này là làm giảm sự lây lan của vi khuẩn đến mức tối đa.

Lời kết

Với những thông tin này, bạn đã hiểu về đường lây của bệnh đau mắt hột để phòng bệnh một cách triệt để hơn. Hy vọng những bài viết này hữu ích đối với bạn.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
769

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám