Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ bệnh nào nguy hiểm hơn?

Nguyễn Thu Hà

27-03-2021

goole news
16

Ngày nay, gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ được xem càng trở nên phổ biến và dần trở thành những căn bệnh của xã hội hiện đại vì số người mắc bệnh đang ngày càng tăng lên. Thậm chí rất nhiều người còn mắc đồng thời cả 2 bệnh trên khiến cho việc điều trị và quản lý bệnh thêm khó khăn. Chủ động tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản về gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là việc bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên làm nhằm dự phòng cho mình trong việc nhận biết, điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra. 

Định nghĩa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ 

Gan nhiễm mỡ là gì?

gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ giống nhau ở điểm nào

Gan bị nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa mỡ trong gan. Bình thường lượng mỡ giới hạn cho phép trong gan là khoảng 5 – 10%. Khi lượng mỡ trong gan này tích tụ trên 10% thì được gọi là gan nhiễm mỡ. Những người bệnh ở mức độ nặng thì có thể chiếm hơn 50% trọng lượng của gan. 

Phần lớn, bệnh nhân gan nhiễm mỡ biết được tình trạng bệnh của mình khi kiểm tra sức khỏe. Bởi các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng, nhất là ở những giai đoạn đầu của bệnh. 

Nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thường sử dụng rượu bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, viêm gan siêu vi, rối loạn mỡ máu… cũng có khả năng bị gan nhiễm mỡ cao hơn so với người bình thường. 

Gan nhiễm mỡ được chia ra làm 3 cấp độ. Theo cấp độ tăng dần mà lượng mỡ trong gan cũng tăng dần và độ nguy hiểm của bệnh cũng tăng dần. Theo các chuyên gia, gan nhiễm mỡ tuy là bệnh tương đối lành tính, ít nguy hại cho sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng gây viêm, xơ gan và thậm chí là ung thư gan. 

Máu nhiễm mỡ là gì?

điểm khác nhau của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Máu nhiễm mỡ hay còn được gọi là bệnh mỡ máu cao, bệnh rối loạn lipid máu hiểu đơn giản là tính trạng dư thừa mỡ trong máu. Trong máu vốn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bởi các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… nhưng khi chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép thì đó chính là máu nhiễm mỡ.

Cũng giống như bệnh gan nhiễm mỡ, nguyên nhân gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ có thể đến từ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá; bệnh béo phì, lười vận động; yếu tố di truyền; ảnh hưởng từ các bệnh lý khác...

Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín, khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già. 

Theo số liệu tổng hợp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm bệnh máu nhiễm mỡ đã cướp đi sinh mạng của 18 triệu người trên thế giới và là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh tim mạch. Cho đến nay, tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do căn bệnh này vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. 

Mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ 

tại sao lại có thể mắc cùng lúc 2 bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Béo phì, lười vận động là nguyên nhân gây mỡ máu và gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, chúng thường đi cạnh nhau và có cơ chế gây bệnh giống nhau. Do đó, nếu bạn mắc 1 trong 2 bệnh thì có nguy cơ mắc cả 2. 

Người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Gan là một cơ quan quan trọng giúp đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau cho cơ thể. Một trong số các chức năng đó là tổng hợp và chuyển hóa chất béo. Khi gan bị nhiễm mỡ đồng nghĩa với việc chức năng gan suy giảm, quá trình điều hòa và chuyển hóa lipid vì thế bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân sinh ra tình trạng rối loạn lipid máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. 

Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Thực tế cho thấy, người bị máu mỡ cao có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Các chuyên gia giải thích cho tình trạng này bởi gan có chức năng chuyển hóa lipid. Khi lipid trong máu qua gan quá nhiều, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì mỡ trong máu sẽ tồn đọng trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ. 

Rối loạn mỡ máu ở người bệnh gan nhiễm mỡ được đặc trưng bởi tăng triglyceride huyết thanh, tăng các hạt lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng LDL, và giảm lượng HDL. Qua các báo cáo khảo sát ghi nhận đến 81% những bệnh nhân xơ gan không do rượu phát hiện có tăng triglyceride. Các rối loạn mỡ máu( gồm tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-cholesterol, tăng triglyceride, giảm HDl-cholesterol) có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ có quan hệ tương sinh

Mối liên hệ này được giải thích như sau: gan có vai trò chuyển hóa lipid, nếu lượng lipid trong máu đi qua gan quá nhiều dẫn tới hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan sẽ khiến cho mỡ trong máu tồn đọng trong gan và sinh ra mỡ gan. Mặt khác, các rối loạn mỡ máu cũng có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ. 

Điều trị gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ như nào

Không sử dụng chất kích thích giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là 2 bệnh thường đi cùng với nhau. Một người bị máu nhiễm mỡ sẽ thường kèm theo bị gan nhiễm mỡ và ngược lại. 

Đặc điểm chung của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, có diễn tiến âm thầm, gây hại cho sức khỏe. Cả gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị sẽ dễ xảy ra biến chứng. 

Với máu nhiễm mỡ có thể gây ra các mảng xơ vữa động mạch, tắc hoặc vỡ mạch máu dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm tụy, cao huyết áp, tiểu đường loại 2…

Còn gan nhiễm mỡ, nếu không có hướng điều trị phù hợp có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan và nghiêm trọng nhất là ung thư gan. 

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ. Một khi đã mắc cả 2 bệnh thì điều trị 1 bệnh thật tốt tức khắc bệnh kia cũng thuyên giảm. Cách phòng ngừa 2 bệnh này tốt nhất đó chính là xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống của người bệnh. Việc lựa chọn tiêu thụ các thực phẩm tốt và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hại có ý nghĩa tích cực đối với quá trình điều trị và cải thiện bệnh. Một số điều bệnh nhân gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ cần lưu ý:

- Lựa chọn bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, mì gạo ăn hàng ngày để đảm bảo lượng carbohydrate phù hợp

- Sử dụng các loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe như: dầu hạt cải, đậu nành, hướng dương, dầu vừng, dầu oliu...

- Trong các bữa ăn hàng ngày luôn phải đảm bảo có lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol LDL trong máu như trái cây, rau củ, yến mạch, các loại đậu...

- Lựa chọn thực phẩm có nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, hạt óc chó, bơ...

- Hạn chế các loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ động vật 

- Hạn chế dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, thậm chí cai rượu

- Hạn chế lượng muối, đường và chất béo

phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh rất tốt cho cơ thể

Tập thể dục thường xuyên phù hợp

Đối với các bệnh nhân gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ, tập thể dục có nhiều ý nghĩa sức khỏe. Khi vận động thường xuyên sẽ giúp bạn tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm tích tụ mỡ xấu, lưu thông máu tốt hơn. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng của mình và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

Kiểm soát cân nặng cân đối

Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ bằng cách tính toán chỉ số BMI cơ thể. Việc giảm cân giúp tăng HDL và giảm triglycerid, giúp giảm mỡ máu. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lý nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng gan nhiễm mỡ giảm đáng kể.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ (nếu có).

Không phải ai bị mỡ máu cũng sẽ mắc gan nhiễm máu nhưng nguy cơ chúng song hành với nhau là rất cao. Muốn phòng ngừa, phát hiện sớm các bất thường về bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ, các bạn có thể tới trực tiếp Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,549

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám