Hai răng cửa của bé bị hở thì sao? Có nên cho con niềng răng không?

Ngọc Anh

03-05-2024

goole news
16

Theo nghiên cứu của Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ có tới 1,6 - 25% dân số toàn cầu bị khe thưa. Nhiều bệnh nhi mặc dù răng sữa bị thưa nhưng các bé khi lớn lên vẫn có răng cửa thưa. Tình trạng hai răng cửa của bé bị hở phải được khắc phục từ sớm, tránh hình thành các trở ngại trong giao tiếp, tâm lý tự ti và các bệnh lý răng miệng như sai lệch khớp cắn, biến dạng khung hàm, sâu răng,...

Hai răng cửa của bé bị hở có sao không?

Nếu hai răng cửa của bé bị hở tạo ra một khoảng trống thì nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Có thể kể đến:

Cản trở trong giao tiếp

Một số em bé có răng cửa thưa có điểm chung là phát âm không tròn vành rõ chữ. Do đó, con trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, mất tự tin và gặp nhiều khó khăn hơn khi học ngoại ngữ. Đặt vào bối cảnh chương trình học tập đòi hỏi thể hiện bản thân nhiều hơn bằng thuyết trình, làm việc nhóm, gặp gỡ,... như hiện tại thì con bạn sẽ gặp đánh mất rất nhiều lợi thế. 

(Hình 1 - Thưa răng cửa có thể khiến bé chú ý nhiều đến khiếm khuyết trên khuôn mặt của mình và ít giao tiếp hơn)

(Hình 1 - Thưa răng cửa có thể khiến bé chú ý nhiều đến khiếm khuyết trên khuôn mặt của mình và ít giao tiếp hơn)

Biến dạng xương hàm, lệch khớp cắn

Khi hai răng cửa của bé bị hở tạo thành các kẽ thì nguy cơ răng mọc không đều, răng di chuyển sai vị trí là rất cao. Điều này có thể khiến bé bị lệch khớp cắn khiến bé khó nhai, cắn xé thức ăn. Sai lệch khớp cắn sẽ khiến cơ hàm của trẻ phải hoạt động quá mức cần thiết, gây co thắt cơ và đau vùng khớp thái dương hàm.

(Hình 2 - Lệch khớp cắn là một trong các biến chứng của thưa răng cửa)

(Hình 2 - Lệch khớp cắn là một trong các biến chứng của thưa răng cửa)

Ngoài ra, biến chứng nghiêm trọng hơn khi răng cửa thưa là biến dạng xương hàm. Theo Bệnh viện TW Quân đội 108, bệnh nhân bị biến dạng xương hàm phải chịu tác động tiêu cực lên cả thẩm mỹ và chức năng, bao gồm:

  • Teo lép phần mềm, lệch xương, sau khớp cắn
  • Nhai nuốt khó khăn, phát âm sai
  • Biến dạng khuôn mặt, mất thẩm mỹ
  • Tạo tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp với cộng đồng

Dễ mắc các bệnh lý răng miệng và tiêu hoá

Răng cửa là hàng tiền đạo, bên cạnh thẩm mỹ và phát âm thì chúng có cấu tạo sắc bén để thực hiện chức năng nhai. Nó chịu trách nhiệm cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ, hỗ trợ răng hàm cắt nhỏ lần hai, nghiền nhỏ thức ăn và đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống đường tiêu hoá. 

(Hình 3 - Các vấn đề ở răng miệng bệnh nhi thường gặp từ 6 - 8 tuổi)

(Hình 3 - Các vấn đề ở răng miệng bệnh nhi thường gặp từ 6 - 8 tuổi)

Khi hai răng cửa của bé bị hở tức lực nhai vốn có bị yếu đi, thức ăn không được nghiền nhỏ đã bị đưa xuống dạ dày khiến tiêu hoá khó khăn, bé dễ bị đau dạ dày hơn. Đồng thời, kẽ hở răng cửa thường xuyên bị thức ăn thừa bám vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng, viêm nha chu,... lớn.

Dễ mất thêm răng

Xuất phát từ khoảng cách các răng cửa khiến lực liên kết của các răng yếu. Kết hợp với sự xâm nhập của vi khuẩn vào khung hàm nên răng dễ mắc các bệnh lý trở nên yếu dần đi và lung lay. Đây là các trường hợp thường thấy ở các khách hàng lớn tuổi dễ rụng răng hơn so với các ca có răng đều.

(Hình 4 - Bé dễ bị mất răng do bất thường ở răng cửa)

(Hình 4 - Bé dễ bị mất răng do bất thường ở răng cửa)

Mất thẩm mỹ khuôn mặt

Như đã nói đến ở trên, răng cửa là hàng tiền đạo, ảnh hưởng đến ngoại hình và ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp. Răng cửa thưa sẽ khiến cho một số bé ít cười, không dám nói chuyện và hay thấy tự ti, lâu dần sẽ trở nên thu mình. 

Tại sao hai răng cửa của bé bị hở?

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cửa của bé bị hở, bao gồm:

Không hài hoà giữa cung răng và hình thể răng

Đây cũng là câu trả lời cho trường hợp một số bé có răng sữa thưa nhưng khi lớn lên lại bị thưa răng cửa. Theo các chuyên gia Nha khoa thì nguyên nhân có thể đến từ bé có cung răng đều đặn nhưng kích thước (hình thể) răng cửa của bé nhỏ hơn so với bình thường nên tạo ra khe thưa. 

Phanh môi bám thấp

Điều này xảy ra ở các nhóm răng cửa, các phanh môi bám dính vào đỉnh hàm trên giữa hai răng cửa hoặc bám sâu vào bên trong cung xương hàm trên. Bất thường này khiến khi các răng cửa của bé mọc ra thì răng cửa của con bị tẽ ra, tạo thành các kẽ hở.

(Hình 5 - Phanh môi phanh lưỡi khiến bé bị thưa răng cửa)

(Hình 5 - Phanh môi phanh lưỡi khiến bé bị thưa răng cửa)

Do bẩm sinh

Răng của của bé bị hở có thể đến từ các lý do hết sức đơn giản. Đó là thiếu răng, bé không mọc đủ răng. Trên thực tế, thiếu răng nanh, răng trên khung hàm không phải là tình trạng hiếm thấy. Chỗ trống do răng không mọc sẽ tạo thành khoảng trống, khiến các răng còn lại di chuyển sai chỗ. Từ đó, bệnh nhi bị hở răng cửa.

Do răng mọc ngầm, mọc ngược

Các răng mọc bất thường ngoài sai vị trí còn có thể mọc ngầm, mọc ngược. Trong trường hợp này, trên khung hàm sẽ có khoảng trống do các răng mọc bất thường tạo thành khoảng trống. 

(Hình 6 - Răng mọc ngầm, mọc ngược khiến răng cửa trẻ em bị lệch)

(Hình 6 - Răng mọc ngầm, mọc ngược khiến răng cửa trẻ em bị lệch)

Ảnh hưởng từ các bệnh lý răng miệng

Các nguyên nhân từ bệnh lý cũng dễ khiến hai răng cửa của bé bị hở. Các bệnh như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi,... không hiếm có với các bệnh nhi. Đây cũng chính là lý do chính khiến trẻ em bị hở răng, thưa răng nói chung.

Thói quen xấu

Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ quan sát thấy có không ít các em bé có thói quen đẩy lưỡi ra phía trước. Tưởng như vô hại nhưng duy trì lâu ngày, theo thời gian răng cửa của bé sẽ bị đẩy, lệch ra phía trước tạo thành các khe thưa.

(Hình 7 - Các em bé hay đẩy lưỡi thường dễ gặp các vấn đề về các răng phía trước)

(Hình 7 - Các em bé hay đẩy lưỡi thường dễ gặp các vấn đề về các răng phía trước)

Mặt khác, cách vệ sinh răng miệng hàng ngày như đánh răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng,... có thể mài mòn kẽ răng, tổn thương lợi. Theo đó, chân răng dễ bị tổn thương, mô nướu bị tụt, hở kẽ răng,....

Hai răng cửa của bé bị hở phải xử lý như thế nào?

Trám răng tại Nha khoa

Nếu khoảng cách giữa các răng cửa của bé chỉ khoảng 2mm thì các bác sĩ có thể trao đổi với gia đình để thực hiện phương pháp này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng Composite để lấp vào mô răng bị thiếu (chỗ kẽ hở) để phục hồi hình dáng ban đầu của răng. 

(Hình 8 - Minh họa trước và sau khi trám răng hàm)

(Hình 8 - Minh họa trước và sau khi trám răng hàm)

Sau khi trám răng (hàn răng) thì hàm răng của bé sẽ đều, sát khít lại với nhau. Đây là phương pháp an toàn, không quá tốn kém và có độ bền, không bị bong tróc và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên điểm trừ của cách xử lý này là chỉ phù hợp với răng thưa ít. Cho dù cố trám cho răng cửa thưa nhiều thì miếng trám không bền và dễ bị bong tróc. 

Bọc răng sứ

Khác với hàn răng, các ca hai răng cửa của bé bị hở lớn (<30mm) có thể được gợi ý bọc sứ. Nha sĩ sẽ mài mòn men răng, phục hình và gắn cố định mão răng sứ lên trên. Ưu điểm của phương pháp là tính thẩm mỹ cao, hài hoà tự nhiên. Về nhược điểm, kỹ thuật này có tác động lên men răng có thể khiến răng bé bị yếu hơn trong tương lai. 

Niềng răng

So với các cách xử trí trên thì niềng răng được khuyến khích hơn cả vì ít xâm lấn và có hiệu quả lâu dài. Niềng răng là phương pháp hàng đầu cho các bệnh nhi có răng cửa bị thưa nhiều (>30mm). Mặc dù không xử lý vấn đề hai răng cửa của bé bị hở ngay lập tức nhưng nó sẽ khiến răng dịch chuyển về đúng vị trí sau 18 - 24 tháng và duy trì được rất lâu sau đó.

(Hình 9 - Các nha sĩ khuyến cáo trẻ có răng cửa thưa nên niềng răng)

(Hình 9 - Các nha sĩ khuyến cáo trẻ có răng cửa thưa nên niềng răng)

Cách phòng tránh tình trạng hai răng cửa của bé bị hở?

Cha mẹ cần quan sát quá trình mọc răng sữa, thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn của con. Hãy đưa bé đến Nha sĩ uy tín nếu nhận thấy:

  • Răng sữa trong quá trình mọc bị lung lay. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn của con bạn bị mọc lẫy, mọc chen chúc
  • Không cho bé mút tay, đưa tay vào miệng, ngậm ti giả quá lâu,... bởi điều này sẽ dẫn đến răng cửa mọc lệch, mọc thưa hay sai khớp cắn
  • Theo dõi các thói quen răng miệng của con, không để bé hình thành thói quen đẩy lưỡi. Nếu có, cha mẹ phải huấn luyện giúp bé bỏ thói quen

Nhìn chung, hai răng cửa của bé bị hở dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất xấu đến thẩm mỹ, học tập, giao tiếp và sức khỏe của bé. Vì thế, nếu phát hiện các răng phía trước của bé bị thưa bất thường. cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được tư vấn và can thiệp chỉnh nha từ sớm!

43

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám