Những hình ảnh bệnh đau mắt hột thường gặp

Thu Hiền

23-11-2023

goole news
16

Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở mắt. Những hình ảnh bệnh đau mắt hột trong bài viết này của Bệnh viện Phương Đông sẽ cho bạn góc nhìn đầy đủ về căn bệnh này. Từ đó, hiểu và phòng trừ bệnh một cách hiệu quả nhất.

Đau mắt hột là bệnh như thế nào?

Đau mắt hột là bệnh viêm mạn tính kết mạc và giác mạc. Bệnh lây lan, tiến triển rất nhanh ở mắt người bệnh sau khi nhiễm.

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn gây nên diễn tiến rất nhanhBệnh đau mắt hột do vi khuẩn gây nên diễn tiến rất nhanh

Ở thể nặng, người bệnh đau mắt hột sẽ có những hột to, nổi lên trên bề mặt ở mí mắt. Sau đó vỡ ra tạo thành các sẹo kết mạc vĩnh viễn.

Sẹo nặng, nhiều sẹo sẽ khiến sụn mi mắt ngắn lại, làm bờ mi lộn vào trong gây lông mi quặm. Thậm chí những trường hợp nguy hiểm có thể khiến giác mạc bị tổn thương khi bị lông mi cọ xát liên tục.

Những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này là loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn. Dẫn đến ảnh hưởng thị lực lâu dài, và mù vĩnh viễn ở nhiều trường hợp.

Hình ảnh đau mắt hột khi xuất hiện các dấu hiệu

Bệnh đau mắt hột sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, bệnh có những triệu chứng khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể thông qua các hình ảnh nhé.

Hình ảnh bệnh đau mắt hột khi bị viêm - nang

Ở giai đoạn này, nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu. Năm hoặc nhiều nang - tức các mụn nhỏ có chứa tế bào lympho sẽ xuất hiện. Bác sĩ có thể nhận thấy những nang nhỏ này ở mặt trong của mí mắt trên (kết mạc) bằng kính phóng đại.

Hình ảnh các nang ở bên trong mi mắt trên ở người bệnh đau mắt hột giai đoạn đầu

Hình ảnh bệnh đau mắt hột khi bị viêm cường độ cao

Đây là giai đoạn bệnh chuyển nặng hơn, rất dễ lây và gây khó chịu cho người bệnh. Đặc điểm là mí mắt trên dày hoặc có triệu chứng sưng bất thường, có thể nhìn thấy ngay lập tức. Đây cũng được xem là dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết bậc nhất của bệnh đau mắt hột.

Mí mắt trên sưng to khi bị đau mắt hột đến giai đoạn viêm cường độ caoMí mắt trên sưng to khi bị đau mắt hột đến giai đoạn viêm cường độ cao

Hình ảnh đau mắt hột khi xuất hiện sẹo hóa mí mắt

Tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến sẹo hóa mí mắt ở phần bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng, có thể nhận thấy khi kiểm tra mắt bằng kính phóng đại và các dụng cụ chuyên nghiệp.

Tình trạng sẹo hóa mí mắt với các vạch trắng có thể nhìn thấy được ngay khi lật mí mắt lênTình trạng sẹo hóa mí mắt với các vạch trắng có thể nhìn thấy được ngay khi lật mí mắt lên

Ở những người bệnh nặng, có thể nhận thấy mí mắt bị biến dạng và lộn (hay còn gọi là quặm) vào trong. Ở tình trạng nhẹ, mọi người cũng có thể nhìn thấy phần mắt trên bị biến dạng, nhăn nheo, gồ ghề hơn so với tình trạng bình thường.

Hình ảnh đau mắt hột khi bị lông mi mọc ngược

Triệu chứng lông mi mọc ngược hay còn được biết đến là chứng lông quặm. Đây là một trong những biến chứng đáng chú ý của bệnh nhân đau mắt hột.

Lông mi mọc ngược, liên tục cọ xát vào giác mạcLông mi mọc ngược, liên tục cọ xát vào giác mạc

Lớp lót bên trong mắt sau một thời gian sẽ tiếp tục biến dạng. Nó làm cho lông mi mọc ngược vào trong, chà xát và gây trầy xước ở bề mặt trong suốt của giác mạc.

Hình ảnh đau mắt hột khi bị viêm giác mạc

Những vết sẹo bên trong mí mắt, lông mi mọc ngược khiến bề mặt giác mạc liên tục bị trầy xước. Kết hợp với tình trạng viêm thường thấy ở vùng dưới mí với bệnh nhân đau mắt hột, giác mẹ sẽ thường xuyên chịu tác động xấu. Trầy xước và viêm kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mờ giác mạc.

Tình trạng viêm kéo dài, liên tục khiến giác mạc bị viêm và ảnh hưởng xấu đến thị lựcTình trạng viêm kéo dài, liên tục khiến giác mạc bị viêm và ảnh hưởng xấu đến thị lực

Hình ảnh đau mắt hột ở các giai đoạn phát triển bệnh

Trong các tài liệu, bạn có thể tìm thấy một số cách phân chia các giai đoạn của bệnh đau mắt hột khác nhau. Dưới đây, cùng tìm hiểu về hình ảnh, cách phân chia giai đoạn bệnh đau mắt hột theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhé.

Giai đoạn TF (trachoma follicle)

TF hay viêm mắt hột có hột, là tình trạng đau mắt hột nhẹ, vừa. Dấu hiệu là trên vùng trong của mí mắt có ít nhất 5 hột. Bạn có thể kiểm tra vùng diện sụn trên mi xe có hột không, số lượng các hạt/ nang bám trên đó là bao nhiêu để xem xét giai đoạn bệnh của mình.

Giai đoạn này được xác định khi có ít nhất 5 hột xuất hiện

Giai đoạn TI (trachomatous inflammation)

Khi đến giai đoạn này đồng nghĩa với tình trạng viêm mắt hột đã nặng hơn. Thâm nhiễm, các hột đau mắt đã lan tỏa trên vùng kết mạc diện sụn mi trên của mắt. Có thể nhận thấy hột che phủ ít nhất 50% hệ mạch kết mạc sâu.

Ở giai đoạn này, số lượng hạt mọc lên rất nhiềuỞ giai đoạn này, số lượng hạt mọc lên rất nhiều

Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy mắt rất khó chịu. Các hạt cộm liên tục cọ xát vào giác mạc khiến mắt bị kích ứng, dễ chảy nước mắt, đỏ mắt và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hơn.

Giai đoạn TS (trachomatous conjunctival scar)

Ở giai đoạn TS, tình trạng bệnh đau mắt hột đã được coi là nghiêm trọng khi xuất hiện sẹo kết mạc. Cải dải sẹo hình sao, hình mạng lưới sẽ xuất hiện trên kết mạc mi mắt. Bạn có thể nhìn thấy những tổn thương này bằng mắt thường khi lật mi mắt lên.

Dải sẹo hình sao trên mắt bệnh nhân đau mắt hột giai đoạn nặngDải sẹo hình sao trên mắt bệnh nhân đau mắt hột giai đoạn nặng

Giai đoạn TT (trachomatous trichiasis)

Trường hợp này là khi đau mắt hột có biến chứng lông mi xiêu, lông mi mọc quặp. Nguyên nhân là do mi mắt nhiều sẹo, dẫn tới biến dạng và làm đổi hướng quay của lông mi. Các sợi lông mi sẽ mọc theo hướng vào bên trong, cọ xát và làm trầy xước giác mạc.

Các sợi lông mi xiêu, mọc lệch đâm vào và làm tổn thương giác mạcCác sợi lông mi xiêu, mọc lệch đâm vào và làm tổn thương giác mạc

Do giác mạc bị kích thích, mắt bắt đầu sẽ bị kích ứng liên tục và có những phản ứng như sưng đỏ, chảy nước mắt thường xuyên. Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa, điều trị theo đúng phác đồ để tránh bệnh diễn tiến nặng hay gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Giai đoạn CO (corneal opacity)

Đây là giai đoạn nặng nhất, đáng chú ý nhất của bệnh đau mắt hột. Bệnh nhân đã bị tổn thương nặng trên giác mạc do các nguyên nhân sau:

  • Tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
  • Các sợi lông mi mọc ngược thường xuyên cọ xát trực tiếp vào giác mạc.
  • Các sẹo trên mí mắt cũng cọ xát vào giác mạc.

Giác mạc bị đục nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thị lựcGiác mạc bị đục nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thị lực

Lúc này giác mạc sẽ bị tổn thương và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không tình trạng viêm, tổn thương kéo dài sẽ làm giác mạc bị đục, tổn thương không lành được. Hậu quả tất yếu là giảm thị lực các mức độ nặng nhẹ. Hoặc tệ hơn chính là mù.

Một số cách vệ sinh mắt khi đau mắt hột

Để bảo vệ mắt khi bị đau mắt hột, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh mắt cẩn thận. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị bệnh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị biến chứng.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách vệ sinh mắt giúp bạn làm được điều đó.

Giữ vệ sinh mắt cẩn thận

Hàng ngày khi rửa mặt bạn nên dùng nước sạch để rửa mặt, rửa mắt. Dùng khăn mặt riêng của từng người, chọn các loại khăn mềm để làm sạch mắt nhẹ nhàng nhất.

Chú ý giữ gìn vệ sinh mắt thật cẩn thậnChú ý giữ gìn vệ sinh mắt thật cẩn thận

Khi mắt có cảm giác bị ngứa, bạn nên dùng khăn mềm rửa sạch. Tuyệt đối không được dùng tay dụi mắt để tránh làm tổn thương giác mạc.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt khi bị đau mắt hột

Khi điều trị bệnh đau mắt hột, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt. Không chỉ có kháng sinh, thuốc còn có các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh mắt sạch sẽ.

Hãy thường xuyên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để sát khuẩn, loại bỏ bụi bẩn. Đồng thời thuốc cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn chết khỏi mắt nhanh chóng để mắt sạch hơn.

Chườm nóng - cách vệ sinh mắt tốt cho người đau mắt hột

Bên cạnh những cách vệ sinh mắt kể trên, mọi người cũng có thể áp dụng cách thức chườm nóng. Việc này giúp hỗ trợ giảm cơn đau, giảm tình trạng sưng viêm mắt cho người bệnh.

Cách chườm nóng cũng giúp kích thích tuyến nước mắt hoạt động. Nước mắt chảy ra nhiều hơn sẽ giúp loại bỏ các vật thể lạ, vi khuẩn chết, bụi bẩn đang có trong mắt. Đồng thời làm giảm ma sát giữa vùng mi mắt nhiều sẹo với giác mạc để bảo vệ giác mạc tránh tổn thương.

Sử dụng nước mắt nhân tạo và vitamin

Ở nhiều bệnh nhân đau mắt hột, lượng nước mắt bị giảm đột ngột. Nguyên nhân là do viêm mí, ảnh hưởng đến tuyến lệ khiến việc tiết nước mắt khó khăn.

Lúc này, việc làm sạch mắt, loại bỏ các chất bẩn, dị vật ra khỏi mắt sẽ không được hiệu quả. Bác sĩ sẽ kê đơn nước mắt nhân tạo cho bệnh nhân để loại bỏ dị vật, tránh bị khô mắt. Đây chính là điều quan trọng cần làm để bảo vệ, tránh tổn thương cho bề mặt giác mạc.

Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh đau mắt hột

  • Trong quá trình này, bạn cần chú ý theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Không nên uống các loại thuốc lá, thuốc nam khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Tuyệt đối không dùng phương pháp day/ kẹp hột lưu truyền trong dân gian. Phương pháp này đã được chứng minh là không mang lại hiệu quả. Ngược lại nó khiến vùng mí mắt tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng lên nhiều lần.

Chú ý điều trị theo đúng lộ trình bác sĩ chuyên khoa đề raChú ý điều trị theo đúng lộ trình bác sĩ chuyên khoa đề ra

Lời kết

Như vậy, Bệnh viện Phương Đông đã cung cấp những hình ảnh bệnh đau mắt hột. Với những hình ảnh này, bạn sẽ hiểu hơn về bệnh và chú ý phòng ngừa, ngăn chặn bệnh cẩn thận.

Quý khách hàng có thể liên hệ để tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh đau mắt hột hoặc bất kỳ bệnh nào khác. Nếu để lại thông tin nếu muốn Đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,970

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám