Con khóc dạ đề - Nỗi “ám ảnh” của biết bao bậc cha mẹ 

Nguyễn Mai Phương

30-11-2020

goole news
16

Trẻ sơ sinh khóc có thể là do đói, tã ướt hoặc trẻ đang khó chịu. Tuy nhiên nếu trẻ quấy khóc nhiều vào chiều và ban đêm mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể là biểu hiện của khóc dạ đề. Với những ai làm cha mẹ rồi mới hiểu nỗi ám ảnh của hiện tượng này. Bài viết dưới đây sẽ mách bố mẹ cách khắc phục.

Hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Khóc dạ đề là gì? Khóc dạ đề (hay hội chứng Colic) là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, xuất hiện vào chiều tối hoặc về đêm khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh từ 2-3 tuần cho đến 3 tháng tuổi. Mỗi đêm trẻ bắt đầu trằn trọc ngủ không yên, quấy khóc, có những trẻ đang ngủ giật mình tỉnh dậy khóc thét.

Con khóc dạ đề là nỗi Con khóc dạ đề là nỗi "ám ảnh" của biết bao ông bố bà mẹ

khóc dạ đề kéo dài 3 giờ/ngày, có thể khóc từ 3 ngày trở lên trong tuần hoặc khóc nhiều hơn 3 tuần trong tháng. Đi kèm với khóc dữ dội là triệu chứng đỏ ứng toàn thân, cong lưng, tay nắm chặt, 2 chân co về phía bụng, bụng căng cứng. Trẻ khóc về đêm thường kèm với biểu hiện vã mồ hôi trán, uể oải, mệt mỏi, miệng và hơi thở lạnh, chán ăn, da nhợt nhạt, đại tiện lỏng, tiểu tiện dài và trong, lưỡi nhạt, có rêu trắng mỏng.

Trẻ khóc dạ đề, khóc đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển. Không chỉ vậy còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các thành viên trong gia đình do phải thức đêm dỗ bé, khó ngủ vì tiếng ồn, gây mất ngủ, mệt mỏi, lo ây, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chính vì thế là đây được ví là nỗi ám ảnh của không ít bậc cha mẹ.

Nguyên nhân vì sao trẻ khóc dạ đề?

Theo các chuyên gia về nhi khoa thì cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học nào giải thích về nguyên nhân khóc dạ đề kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm và cũng chưa có biện pháp điều trị cụ thể, hiệu quả. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến trẻ khóc hàng tiếng đồng hồ bao gồm:

Do ảnh hưởng tâm lý của mẹ khi mang bầu

Giả thuyết nhận được sự đồng tình nhiều nhất của các chuyên gia là do tâm trạng căng thẳng, lo lắng của mẹ ảnh hưởng đã đến tâm lý và thể chất của trẻ trong những ngày đầu đời.

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh rất nhiềuTâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh rất nhiều

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu luôn trong trạng thái bất an, lo lắng hoặc stress thì có thể dẫn đến những biến đổi trong trạng thái tâm lý và cả thể chất của trẻ vào những ngày đầu sau lọt lòng.

Trẻ bị kích thích quá mức

Các chuyên gia cũng cho rằng, với mỗi em bé sơ sinh đều có một cơ chế bảo vệ đặc biệt nhằm tránh hoặc không tiếp nhận các kích thích quá lớn từ môi trường ngoài ánh sáng, âm thanh,... Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra cho bé môi trường tương tự như bào thai. Sau khoảng thời gian nhất định, khi các giác quan đang trong quá trình hoàn thiện, các kích thích từ ngoài sẽ tạo áp lực quá tải lên cơ thể bé. Khi đó, khóc và khóc liên tục là cách mà bé giải tỏa căng thẳng cho đến khi các giác quan thích nghi được.

Vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ

Ảnh trẻ con khóc dạ đềẢnh trẻ con khóc dạ đề

Trẻ vừa mới sinh có hệ tiêu hóa non yếu, việc tiêu hóa sữa mẹ cũng là vô cùng khó khăn. Nguồn sữa mẹ là kho tàng dinh dưỡng phong phú và giàu protein, chất kích thích khiến ruột trẻ không thể tiêu hóa hết. Lượng chất dinh dưỡng dư thừa dẫn đến đầy bụng khiến bé bị đau và quấy khóc.

Nếu trẻ quấy khóc kèm theo biểu hiện hay ợ, kém ăn, bỏ bú, khó chịu khi bú hoặc sau bú thì rất có thể là hiện tượng trào ngược dạ dày. Điều này dễ xảy ra do sự co thắt của thực quản hoạt động yếu. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng khóc dạ đề.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài 3 nguyên nhân kể trên thì vẫn còn một số nguyên nhân khác như do trẻ bị đau tai, loét miệng, dị ứng tã lót, cũng có thể là do tiếp xúc da với mẹ. Nếu trẻ có tâm trạng và sức khỏe ổn định, ban ngày vẫn vui chơi bình thường nhưng quấy khóc liên tục vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu trẻ bị đau bụng. Có thể xem đây như là phản ứng của trẻ sau một ngày dài chịu tác động của người thân và môi trường.

Một vai nguyên nhân khác gây khóc dạ đề ở bé Một vai nguyên nhân khác gây khóc dạ đề ở bé

Ngoài ra thì do sự vô ý lắc mạnh lúc vui đùa của trẻ hoặc sự thay đổi đột ngột từ môi trường cũng khiến trẻ bị mệt dẫn đến quấy khóc.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khóc dạ đề cũng có thể là do tã bị ướt, chật, dị ứng thức ăn thông qua sữa mẹ, mẹ hút thuốc lá, em bé bị đói hoặc ngủ chưa đủ giấc,...

Trẻ khóc dạ đề phải làm sao?

Hiện nay, chưa có phương pháp cụ thể nào được áp dụng để chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyên, nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý, trẻ khóc nhưng vẫn bú tốt, không giảm cân và phát triển bình thường thì cha mẹ nên bình tĩnh, cố gắng làm giảm sự khó chịu của trẻ bằng các cách sau đây:

  • Ôm bé vào lòng hoặc để bé nằm cạnh mẹ, hơi ấm và sự yêu thương của mẹ truyền sang có thể tạo cho bé cảm giác an toàn, từ đó bớt quấy khóc. Mẹ nên hát ru hoặc cho bé nghe bản nhạc du dương, êm dịu để tăng hiệu quả.

Ôm con vào lòng khi có hiện tượng khóc dạ đề trẻ sơ sinhÔm con vào lòng khi có hiện tượng khóc dạ đề trẻ sơ sinh

  • Massage nhẹ nhàng toàn thân cho trẻ, đặc biệt là vùng bụng, mẹ có thể dùng thêm tinh dầu thảo mộc. Chọn loại tự nhiên để tránh làm kích ứng làn da nhạy cảm của con.
  • Để bé nằm ở phòng yên tĩnh, không có tiếng ồn. Cho bé mặc đồ thoải mái, không mặc đồ bó sát hay quá chật, thường xuyên kiểm tra tã bỉm, nếu bẩn cần thay ngay.
  • Mẹ cũng chú ý không để tinh thần căng thẳng, stress bởi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Không ép bé bú no vì sẽ khiến đầy hơi hoặc đau bụng dẫn đến quấy khóc.
  • Nếu trẻ dùng sữa công thức thì mẹ có thể đổi loại sữa khác vì có một số loại sữa chứa protein khó hấp thu.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Nếu trẻ em khóc dạ đề kèm triệu chứng bất thường như sốt, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, nôn ói, sình bụng, mệt lả,... cần đưa đến cơ sở y tế để được can thiệp.

Khám sức khỏe nhi tại BVĐK Phương Đông cùng BS CKII Trần Kinh TrangKhám sức khỏe nhi tại BVĐK Phương Đông cùng BS CKII Trần Kinh Trang

Nhìn chung, em bé khóc dạ đề là hiện tượng phổ biến, không quá nguy hiểm nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa an tâm thì cha mẹ có thể đưa con đến khoa Nhi, BVĐK Phương Đông, nơi có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm như Bác sĩ CKII Trần Kinh Trang- Nguyên Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Trung Ương và hệ thống trang biết bị hiện đại để được kiểm tra chi tiết và can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Liên hệ 1900 1806 để được hỗ trợ đặt lịch sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,750

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám