Lác mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thu Hiền

31-08-2023

goole news
16

Lác mắt là tình trạng bệnh diễn ra phổ biến tại Việt Nam, ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tình trạng bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt thường ngày và cuộc sống tinh thần của người bệnh. Vậy lác mắt là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh mắt lác là gì? Triệu chứng và cách chữa mắt lác ra sao? Tất cả sẽ được bệnh viện đa khoa Phương Đông giải đáp ngay dưới bài viết này.

Bệnh mắt lác là gì?

Bệnh lác mắt còn được biết đến với tên gọi khác là mắt lé – tình trạng mắt không nhìn thẳng được như bình thường mà thay vào đó nhìn theo hai hướng riêng biệt. Trong đó, một mắt nhìn thẳng về phía trước và mắt còn lại có thể nhìn theo một trong các hướng như sau: Nhìn xuống dưới, nhìn lên trên, nhìn ra ngoài hoặc nhìn bên trong. 

Tùy theo từng tình trạng mắt hướng theo của người bệnh mà sẽ có cách gọi khác nhau như: mắt lác trong, mắt bị lác ngoài,... Theo nghiên cứu thống kê cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị tình trạng mắt lác. 

Bệnh lác mắt còn được biết đến với tên gọi khác là mắt léBệnh lác mắt còn được biết đến với tên gọi khác là mắt lé

Các nguyên nhân gây mắt lác

Tình trạng mắt bị lác xảy ra chủ yếu là do trong cơ vận nhãn không có sự cân bằng. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác càng tăng tỷ lệ bị mắt lác hơn đó là: 

  • Mắt gặp vấn đề về tật khúc xạ. 
  • Dây thần kinh thị giác bị tổn thương. 
  • Cơ vận nhãn bị tổn thương. 
  • Dị dạng hốc mắt hoặc lác mắt bẩm sinh do di truyền. 
  • Nhiều căn bệnh khác gây nên biến chứng bệnh lác mắt như: chấn thương sọ não, tiểu đường... 

Bệnh lác mắt có thể xảy ra ở bất kỳ mọi độ tuổi nhưng thường thấy nhiều nhất ở trẻ nhỏ và người già. Những bạn nhỏ thường xuyên được tiếp xúc với các thiết bị di động, xem tivi hoặc ngồi học không đúng tư thể là nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em. Nguyên nhân gây lác mắt ở người lớn là do sự lão hóa tự nhiên của dây thần kinh thị giác.

Những biểu hiện của mắt bị lác thường gặp

Cách để nhận biết người bị mắt lác là chú ý kỹ hoạt động nhìn của họ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của lác mắt đó là khi hai mắt đều tập trung nhìn tại một điểm nhưng mỗi mắt lại có hướng nhìn khác nhau. Điều đó khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi phải nhìn một thứ gì đó. Để có thể nhìn được chính xác và cụ thể một vật tại một vị trí thì người bệnh phải nghiêng đầu khi nhìn. 

Bên cạnh đó người bị lác mắt có thể gặp vấn đề hai mắt không thể nhìn tập trung tạo nên hai hình ảnh khác nhau. Hiện nay nhiều người bị trường hợp mắt lác nhẹ, lác ẩn thường khó phát hiện. Nếu bạn nhận thấy hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám lác mắt và có hướng điều trị phù hợp ngay nhé. 

Biểu hiện thường gặp của người bị lác mắtBiểu hiện thường gặp của người bị lác mắt

Lác mắt có ảnh hưởng gì không? 

Tình trạng mắt lác gây ảnh hưởng khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc thường ngày. Một số ảnh hưởng đó có thể kể đến như: 

  • Khi muốn nhìn tập trung vào một vị trí cụ thể sẽ rất khó, nhất là lúc nhìn vào các vị trí có khoảng cách xa hoặc đọc thông tin. 
  • Nếu người lác mắt cố gắng để tập trung một thứ gì đó sẽ khiến mắt bị mỏi và khó chịu. 
  • Vấn đề lác mắt khiến người bệnh khó nhận định chính xác phương hướng và vị trí các vật, đối tượng trong không gian. 
  • Các hoạt động thể dục, thể thao hoặc hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ bởi thị giác bị cản trở. 
  • Vấn đề tâm lý của người bệnh mắt lác không được ổn định, luôn cảm thấy tự ti và ngại ngùng khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. 

Điều trị mắt lác như thế nào?

Việc điều trị lác mắt không phải vấn đề đơn giản, đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì và tuân theo hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ tư vấn.

"Vậy lác mắt bẩm sinh có chữa được không?". Câu trả lời: Lác mắt bẩm sinh hoặc lác mắt ở người thường đều có thể chữa được nếu thực hiện đúng phương pháp. Tham khảo ngay cách chữa mắt lác ở trẻ em và người lớn theo các cách sau đây:   

Các bài tập cho mắt lác

Mục đích chính trong việc điều trị lác mắt đó là cải thiện thị lực ở mắt có khả năng nhìn kém hơn. Người bệnh có thể tự tập một số bài tập hỗ trợ mắt lác như sau: 

  • Bài tập số 1: Bạn có thể dùng bút màu để chấm một điểm trên tấm bảng, tường hoặc sàn nhà. Tiếp đến dùng khăn bịt một mắt lại, mắt còn lại hãy nhìn tập trung hướng vào điểm màu đỏ. Trong khi đó, hãy tự chỉnh khoảng cách phù hợp giữa mắt và điểm chấm để có thể được nhìn rõ nét. Với bài tập này hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày cho cả 2 bên mắt. 
  • Bài tập số 2: Ở bài tập số 2 bạn sẽ thực hiện áp dụng ở ngoài trời với điều kiện là có đủ ánh sáng. Bạn hãy tập cho mắt nhìn ra các ngôi nhà, tòa chung cư ở tầm nhìn xa và chỉ tập trung nhìn vào đó. 
  • Bài tập số 3: Bạn hãy giơ hai bàn tay song song với mắt, hướng mắt trái nhìn tay trái và mắt phải nhìn tay phải. Sau đó, đan chéo hai tay lại nhưng mắt vẫn nhìn theo đúng phương hướng trái – trái, phải – phải. Cuối cùng di chuyển hai tay ra xa tầm mắt từ khoảng 20cm – 50cm rồi về vị trí cũ. 

Chỉnh kính 

Việc chỉnh kính là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị mắt lác ở trẻ em và người lớn. Cụ thể như sau: 

  • Nếu mắt người bệnh bị viễn thị thì cần phải điều chỉnh mức độ kính viễn thị theo độ tuổi và tình trạng lác nếu có. Với những bạn nhỏ dưới 2 tuổi nhưng không bị lác thì chỉ cần chỉnh kính nếu viễn thị ở mức 4D. Còn nếu bị lác thì cần chỉnh kính cho cả viễn thị ở mức 2D. 
  • Đối với người bị loạn thị cần chỉnh kính từ mức 1D trở đi. 
  • Đối với người bị cận thị: Bạn nhỏ dưới 2 tuổi hãy điều chỉnh kính nếu cận thị từ mức 5D trở lên. Tuy nhiên, bạn nhỏ từ 2 tuổi – 4 tuổi thì cần chỉnh kính cận thị ở mức 3D. Còn đối với những bạn lớn hơn 4 tuổi, hãy điều chỉnh độ cận thị của kính thấp hơn độ cận thực tế để mắt trẻ được dễ nhìn, dễ đọc và không gây mỏi mắt, khó chịu. 

Điều trị nhược thị do lác mắt

Vấn đề nhược thị sẽ có thể sẽ phục hồi hiệu quả nếu phát hiện sớm và có cách chữa trị phù hợp. Hiện nay có 3 phương pháp được áp dụng để điều trị nhược thị đó là: 

Phương pháp bịt mắt

Phương pháp bịt mắt được thực hiện khá đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng miếng vải sẫm màu, miếng băng mắt chuyên dụng để bịt mắt đều được. Với những bạn nhỏ đang đeo kính, bố mẹ có thể sử dụng băng keo đục để che mắt kính. 

Với những bạn nhỏ mắt bị lác gặp vấn đề nhược thị cùng với định thị trung tâm có thể bịt mắt thường xuyên trong một vài tuần. Trong quá trình đó hãy kết hợp tập luyện chỉnh thị để mắt được cải thiện rõ rệt. 

Có 3 phương pháp điều trị nhược thị do lác mắt

Gia phạt

Phương pháp này được áp dụng bằng cách uống thuốc hoặc đeo kính để mắt được cân bằng khi nhìn vào không gian. Trong đó một mắt chỉ nhìn ở khoảng cách gần và một mắt ngược lại sẽ chỉ nhìn ở khoảng cách xa để tạo ra khả năng thị giác của hai bên mắt. Các phương pháp gia phạt được sử dụng phổ biến hiện nay như: 

  • Sử dụng nhỏ atropin đơn thuần sẽ khiến mắt của bạn không thể nhìn ở khoảng cách gần. Phương pháp này được áp dụng cho các bạn nhỏ. 
  • Phương pháp gia phạt xa có nghĩa là mắt chủ đạo (mắt có thị lực tốt) sẽ được sử dụng kính quá mức 3D, mắt còn lại được điều chỉnh kính đúng với thông số. 
  • Phương pháp gia phạt gần sẽ sử dụng nhỏ atropin vào mắt có thị lực tốt đều đặn mỗi ngày và đeo kính bình thường, mắt còn lại cũng mang kính hoặc điều chỉnh quá mức từ 1D – 3D. 
  • Phương pháp gia phạt toàn bộ: Mắt có thị lực tốt sẽ được nhỏ atropin và điều chỉnh kính cận thị mức 4D, mắt nhược thị được điều chỉnh kính bình thường. 

Điều trị chỉnh thị

Phương pháp điều trị chỉnh thị thường được áp dụng đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên và chưa qua điều trị bịt mắt hoặc điều trị bịt mắt nhưng lại không cải thiện tình trạng nhược thị. Có 2 cách được thực hiện theo phương pháp này như sau: 

  • Người bệnh bịt mắt có thị lực tốt hơn, mắt còn lại để tập trung làm một việc gì đó như tập tô vẽ hoặc xâu hạt vòng. 
  • Hỗ trợ điều trị võng mạc gặp vấn đề bất thường hoặc phục hồi định thị trung tâm hoàng điểm bằng cách sử dụng máy như: synoptophore, authscope, co-ordinator,... 

Điều trị bằng thuốc

Những trường hợp lác trong điều tiết mà không thể đeo kính thì có thể sử dụng thuốc co đồng tử mạnh để gây co quắp điều tiết. Từ đó sẽ làm giảm nhu cầu điều tiết khi nhìn gần và giảm mức độ quy tụ do điều tiết. Thuốc thường dùng là ecothiopate iodide 0.125% ngày 1 lần, hoặc pilocarpin 4% dùng 4 lần/ngày trong 6 tuần. Khi thuốc có tác dụng thì giảm dần liều dùng. Chỉ nên dùng các thuốc này ngắn hạn vì có thể làm xuất hiện nang mống mắt.

Có thể điều trị lác mắt bằng thuốc

Có thể điều trị lác mắt bằng thuốc

Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng các phương pháp thông thường không đạt hiệu quả sẽ lựa chọn phương pháp mổ mắt lác. Việc phẫu thuật lác mắt nhằm điều chỉnh lại các cơ bám trên mắt giúp mắt hai bên được cân bằng nhau và loại bỏ tình trạng lác mắt một cách an toàn. 

Riêng đối với trẻ em nên thực hiện phẫu thuật sớm để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu lác mắt bị kéo dài trong thời gian dài sẽ gây tổn thương mắt và khó khăn trong phục hồi, điều trị. Ngoài ra cũng cần để ý đến việc chăm sóc mắt sau khi mổ lác bằng cách hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi, nước, không hoạt động mắt nhiều... 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lác mắt mà bạn có thể tham khảo. Bệnh lác mắt không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. 

Nếu có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được tư vấn thêm, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
856

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám