Bạn có biết loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn?

Nguyễn Thu Hà

10-04-2021

goole news
16

Cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ về mắt. Vậy so sánh loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn?

Cận thị và loạn thị là 2 dạng tật khúc xạ phổ biến đều khiến mắt nhìn mờ và có nhiều biểu hiện tương tự nhau. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và chăm sóc mắt cho người bệnh. Thực tế, đây là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau.

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn bởi cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra lời giải thích phù hợp. Bởi vì, mỗi dạng tật ở mắt đều có những dấu hiệu, mức độ nặng nhẹ và cách điều trị riêng. Các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ cần tìm hiểu, phân biệt cận thị và loạn thị để có cách phòng ngừa và khắc phục phù hợp. 

Tìm hiểu chung về loạn thị và cận thị

loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn

Phân biệt cận thị với loạn thị để phòng ngừa và điều trị phù hợp

Cận thị và loạn thị có điểm giống nhau trong khái niệm khi phân biệt đó đều là những tật khúc xạ về mắt. Nó được gây ra bởi sự khiếm khuyết trong hình dạng của mắt. chỉ có điều, sự khiếm khuyết ở cận thị và loạn thị là khác nhau. Hiện nay, tỷ lệ người mắc 2 loại tật khúc xạ ở mắt này ngày càng tăng, đặc biệt ở trẻ em. Nguyên nhân chính đến từ các yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống hay một số trẻ bị cận thị, loạn thị do chăm sóc sai cách ngay từ nhỏ. Vậy cụ thể cận thị là gì, loạn thị là gì, loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn?

Cận thị là gì?

Cận thị xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục trước và sau của cầu mắt quá dài khiến cho ánh sáng đi vào mắt và hội tụ ở trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Điều này khiến cho mắt nhìn các vật ở xa thì mờ nhòe nhưng các vật ở gần thì rõ nét. Do đó, tật cận thị khiến mắt chỉ có thể nhìn rõ vật ở cự ly gần. 

Loạn thị là gì?

Khác với cận thị, loạn thị là tình trạng mắt nhìn các vật bị mờ, nhòe hoặc loạn nét dù ở bất kỳ khoảng cách nào. Nguyên nhân xảy ra loạn thị khi bề mặt giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong bất thường. Khiến cho ánh sáng đi vào mắt và hội tụ tại nhiều điểm khác nhau, thay vì 1 điểm trên võng mạc. Dạng tật khúc xạ ở mắt này còn có thể đi kèm với cận thị, gây nên chứng cận loạn. Hoặc loạn thị kèm với viễn thị dẫn đến chứng viễn loạn. 

Dù có sự khác nhau rõ nét trong khái niệm cận thị và loạn thị nhưng chúng đều gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người mắc phải.

loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn

Mỏi mắt là một trong những triệu chứng của cận thị và loạn thị

So sánh triệu chứng của cận thị và loạn thị

Từ phần khái niệm của 2 tật khúc xạ thì có thể thấy sự khác nhau rõ nhất trong phân biệt cận thị và loạn thị qua triệu chứng đó chính là tầm nhìn. Nếu như loạn thị nhìn mờ tất cả các vật thể dù chúng ở khoảng cách xa hay gần. Thì cận thị chỉ nhìn mờ những vật thể ở xa, nhìn rõ các vật thể ở gần. Tuy nhiên, khi bị loạn thị người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn vì sẽ thường gặp các triệu chứng như nhìn đôi, vật thể bị méo mó, nhìn vật có 2 - 3 bóng mờ. 

Tuy vậy, cũng có khá nhiều triệu chứng giống nhau giữa cận thị và loạn thị như: 

- Mỏi mắt

- Mắt tăng nhạy cảm với sáng sáng

- Thường nheo mắt khi tập trung nhìn 1 vật

- Nhức đầu

- Gặp khó khăn khi nhìn vào ban đêm

Vậy loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn? Cách phân biệt ra sao?

Từ sự phân tích khái niệm, triệu chứng thì liệu bạn đã rõ loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn chưa? Theo các chuyên gia Nhãn khoa, không thể khẳng định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn được. Bởi cả cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ mắt thường gặp ở trẻ, đều có mức độ nặng, nhẹ khác nhau với dấu hiệu nhận biết khác nhau. Đồng thời, chúng cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ theo cách khác nhau. Để phân biệt dấu hiệu loạn thị và cận thị ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý: 

- Loạn thị dù khoảng cách gần hay xa hình ảnh của vật đều bị mờ, nhòe, méo mó hoặc nhìn một vật có đến 2 hoặc 3 nét mờ. Còn cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần và bị mờ dần với những vật ở xa. 

- Nếu không được chữa trị và chăm sóc phù hợp, cận thị có thể nặng hơn theo thời gian còn mức độ loạn thị thường không tăng lên theo thời gian. 

- Người loạn thị cần đeo kính hội tụ để điều chỉnh các tia hình ảnh hội tụ về võng mạc. Còn cận thị cần đeo kính chỉnh lõm để điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc, giúp mắt nhìn xa. 

loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn

Tư thế ngồi học đúng giúp bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi cận thị và loạn thị

Một số cách bảo vệ đôi mắt khỏi cận thị và loạn thị

Theo ý kiến của các chuyên gia, dù không thể phân định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn nhưng nếu xét 2 dạng tật khúc xạ mắt này ở cùng mức độ nặng thì loạn thị khó điều trị hơn cận thị.

Việc điều trị loạn thị, cận thị ở trẻ rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó, cha mẹ hãy bảo vệ mắt trẻ khỏe mạnh bằng những việc làm sau:

- Luôn cho trẻ học tập ở nơi đủ ánh sáng. Sau khoảng 30 phút học nên cho mắt nghỉ ngơi 1 - 2 phút. 

- Hướng dẫn và tập cho trẻ ngồi đúng tư thế, luôn đảm bảo khoảng cách giữa mắt và bàn học khoảng 25 - 40cm tùy độ tuổi. Nếu cho con sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính nên cho con ngồi cách màn hình ít nhất 50cm. Điều này giúp phòng ngừa được tật cận thị cho trẻ hiệu quả. 

- Cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung lượng vitamin A cho mắt của bé tùy thuộc độ tuổi với một số loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, khoai lang….

- Lên kế hoạch tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ , ít nhất 8 - 9 tiếng mỗi ngày, tùy độ tuổi. Điều này giúp mắt bé được nghỉ ngơi trọn vẹn.

- Lên lịch khám mắt định kỳ cho bé để theo dõi, phát hiện kịp thời nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề gì. Từ đó, tìm biện pháp điều trị thích hợp.

Tóm lại, chúng ta không nên khẳng định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn, vì đây đều là các tật khúc xạ mắt phổ biến ở trẻ em thuộc mọi độ tuổi. Mỗi dạng tật đều có dấu hiệu nhận biết, mức độ khác nhau. Điều quan trọng là, bố mẹ cần biết cách phân biệt loạn thị và cận thị ở trẻ, để có phương hướng can thiệp phù hợp, cũng như tránh các sai lầm cơ bản nhằm hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn đối với cuộc sống của trẻ sau này. Hãy tập cho bé những thói quen tốt ngay từ bây giờ để bảo vệ đôi mắt trẻ thơ thêm khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn hãy gọi đến hotline 19001806 để được các chuyên gia y tế giải đáp. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
15,545

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám