Trẻ bị nhược thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyễn Thu Hà

20-04-2021

goole news
16

Trong quá trình phát triển ở trẻ em, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa 2 mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa 2 mắt dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn đều có thể gây nhược thị. 

Bệnh nhược thị ở trẻ em khá phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến tầm nhìn của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu về bệnh này để đưa trẻ đi điều trị sớm. Đồng thời quan tâm đến cách phòng và bảo vệ mắt bé là điều cực kỳ cần thiết. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhược thị

trẻ bi nhược thị

Tật lác mắt (hai mắt không nhìn về một hướng giống nhau) cũng có khả năng gây ra chứng nhược thị ở trẻ em

Nhược thị hay bệnh mắt lười (lazy eye) là tình trạng về mắt khi thị lực không phát triển bình thường. Bệnh thường xuất hiện ở một bên mắt và làm cản trở tầm nhìn của trẻ. Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. 

Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Do đó, cần phải để ý phát hiện sớm trẻ bị nhược thị để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi mắt không được điều trị, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh mà mắt nhận được, dẫn đến tình trạng khuyết tật vĩnh viễn.

Có nhiều bệnh của mắt có thể gây nhược thị, trong đó có một số nguyên nhân chính là:

- Mắt lác (mắt lé): Tật lác mắt (hai mắt không nhìn về một hướng giống nhau) cũng có khả năng gây ra chứng nhược thị ở trẻ em. Tình trạng này là do não không bắt kịp hình ảnh mờ của mắt, khiến hai mắt tập trung tiêu điểm vào nhiều vật thể khác nhau. Chứng lác mắt xuất hiện khá sớm ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn não bộ đang học cách nhìn. 

- Tật khúc xạ (đặc biệt là bất đồng khúc xạ): Trẻ bị nhược thị có thể nguyên nhân là do mắc các tật khúc xạ: cận thị, viễn thị và loạn thị. Các tật khúc xạ này đều có thể dẫn đến sự lệch tâm của mắt. Khi trẻ bị tật cận thị và viễn thị, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh bị mờ dẫn đến nhược thị. ngoài ra, bất đồng khúc xạ cũng là một yếu tố khiến trẻ bị nhược thị cao bởi vì gây nên sự cạnh tranh tín hiệu giữa hai mắt. Mắt có tật khúc xạ nhẹ hơn sẽ nhìn rõ và điều khiển vỏ não nhiều hơn mắt nhìn mờ, khiến mắt nhìn mờ trở thành mắt nhược thị.  

- Đục thủy tinh thể: Tình trạng mắt trẻ bị đục thủy tinh bẩm sinh thể sẽ khiến não từ chối tiếp nhận những hình ảnh bị mờ và không rõ nét. Từ đó dẫn đến tình trạng mắt bị nhược thị.

- Di truyền: Theo các chuyên gia trong ngành, nếu trẻ có người thân trong gia đình mắc chứng nhược thị thì trẻ cũng có nguy cơ phát triển bệnh này. Bời tiêu sử gia đình và gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhược thị ở trẻ. 

- Sụp mí: Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý về mắt, trẻ bị nhược thị có thể do gặp các vấn đề biến dạng như giải phẫu và dị dạng cấu trúc mắt. Nếu một trong 2 mắt bị sụp mí sẽ làm cho thị giác bị cản trở, gây nhược thị. 

Các triệu chứng nhược thị ở trẻ

Khi trẻ bị nhược thị sẽ thường không nói với bố về về tầm nhìn bị hạn chế, bởi trẻ em có thể không nhận thức được việc có một mắt nhìn tốt hơn mắt kia. Ngoài ra, não đã điều khiển kịp thời để trẻ có thể nhìn hình ảnh rõ bằng một mắt và đến khi trẻ đã thích nghi với tình trạng này một thời gian dài nên ít khi phàn nàn vì thị lực kém. Từ đó, phụ huynh có thể không nhận ra vấn đề ở con trẻ trừ khi có các biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Một số dấu hiệu nổi bật báo hiệu trẻ bị nhược thị có thể kể đến như: mắt lác, trẻ khó có thể nhìn thấy được hình ảnh, hay nheo mắt, nghiêng mắt để nhìn mọi thứ, trẻ sơ sinh nhận thức kém hình dạng của đồ vật. 

Điều trị bệnh nhược thị ở trẻ

trẻ bị nhược thị

Trẻ bị nhược thị sẽ mang miếng che mắt để bảo vệ mắt

Khi trẻ bị nhược thị vĩnh viễn, trẻ sẽ không thể nhìn được chính xác với một mắt. Mức độ suy giảm thị giác có thể rất khác nhau. Mặc dù trẻ có thể nhìn được tốt chỉ với một mắt và đủ để sinh hoạt được bình thường nhưng nếu có đủ chức năng bình thường ở cả 2 mắt vẫn luôn tốt hơn. 

Ngoài ra, nếu trẻ chỉ nhìn tốt ở một mắt, trẻ sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về thị giác nặng nề nếu như sau này trẻ bị tổn thương hoặc mắt nhìn tốt bị bệnh. Do đó, trẻ bị nhược thị luôn nên được điều trị sớm để giúp phục hồi được thị lực. 

Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại những rối loạn về mắt gây nhược thị và làm cho mắt bị nhược thị hoạt động để thị giác có thể phát triển bình thường. 

Trẻ bị nhược thị có thể sử dụng kính 

Khi trẻ bị nhược thị do nguyên nhân từ vấn đề về tật khúc xạ hay kính của trẻ đang dùng bị lỗi về điều chỉnh thị lực. Trẻ bị nhược thị có thể sử dụng kính để điều trị bệnh bởi kính giúp tầm nhìn của trẻ rõ ràng hơn, não sẽ tiếp nhận những hình ảnh đã được “chỉnh sửa”. Ngoài ra, dùng kính còn giúp trẻ nhận diện hình ảnh bằng cả 2 mắt và có thể nhìn bình thường. 

Dùng miếng che mắt điều trị bệnh nhược thị ở trẻ

Điều trị trẻ bị nhược thị là ngăn không dùng bên mắt đang hoạt động tốt để khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động. Nếu điều này được thực hiện sớm ở trẻ em, thị giác thường sẽ được cải thiện trở lại như bình thường. Cách làm thông dụng nhất là trẻ bị nhược thị sẽ mang miếng che mắt để bảo vệ mắt và điều chỉnh tình trạng của mắt yếu. 

Khi trẻ sử dụng miếng dán mắt, não sẽ đưa ra “lệnh” buộc mắt bị bệnh phải nhìn và điều chỉnh tình trạng của mắt. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của trẻ mà thời gian trẻ có thể mang miếng che mắt khoảng 2 - 3 giờ/ngày và duy trì trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm. Thông thường, việc điều trị sẽ tiếp tục cho đến khi thị lực trở về bình thường hoặc cho đến khi không còn có thể cải thiện thêm nếu điều trị tiếp. Trẻ sau đó sẽ được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để đảm bảo mắt vẫn tiếp tục được sử dụng và không bị nhược thị trở lại. 

Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh nhược thị ở trẻ đạt hiệu quả tốt, điều cha mẹ cần làm là nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa về cách dán mắt và thực hiện theo đúng hướng dẫn.  

Thuốc nhỏ mắt trị nhược thị Atropin cho trẻ bị nhược thị

Với trường hợp trẻ hoàn toàn không hợp tác đeo miếng dán mắt trong thời gian cần thiết, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc nhỏ mắt Atropin để thay thế. Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm thị lực tạm thời của bên mắt khỏe nhưng não có thể nhận được hình ảnh của bên mắt bị nhược thị. Sử dụng thuốc trong một thời gian, trẻ có thể có thị lực bình thường ở cả 2 mắt. 

Trẻ bị nhược thị có thể phẫu thuật

Khi trẻ bị nhược thị được điều trị bằng các phương pháp như dùng kính, miếng dán mắt, thuốc Atropin đều không cải thiện được thị lực, lời khuyên của các chuyên gia trong ngành đó là nên cho trẻ phẫu thuật mắt. Trong trường hợp, trẻ bị nhược thị do mắt lác hay đục thể thủy tinh bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh... thì phẫu thuật là phương pháp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển thị giác bình thường. 

Bài tập dành cho mắt trẻ bị nhược thị

trẻ bị nhược thị

Nhược thị là những bất thường về chức năng thị giác xảy ra ở não bộ chứ không phải ở đôi mắt

Theo các chuyên gia, để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh hơn, cha mẹ có thể kết hợp những bài tập sau đây cho trẻ khi dùng miếng cho mắt và thuốc nhỏ mắt. Nên khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên để giúp phục hồi mắt yếu và tăng cường thị lực. Một số bài tập mắt nổi bật bao gồm vẽ tranh màu, mê cung, câu đố, trò chơi điện tử… 

Ngoài ra, liệu pháp thị lực là một trong những liệu pháp vật lý tăng hiệu quả của mắt cũng như não bộ. Những vấn đề thị giác như nhược thị, lác mắt, cận thị và các vấn đề về cơ mắt yếu đều điều trị bằng phương pháp này. Để các bài tập này hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về mắt càng sớm càng tốt để điều trị hiệu quả cho con nhỏ.

Cách phòng tránh bệnh nhược thị ở trẻ em

trẻ bị nhược thị

Trẻ nên được khám mắt định kỳ ngay từ nhỏ để phát hiện sớm những vấn đề có thể gặp phải về thị giác và xử trí kịp thời

Giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi là khoảng thời gian quan trọng đối với chức năng thị lực của trẻ. Do đó, trong giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào gây cản trở thị lực đều dẫn đến chứng nhược thị. Vì vậy, thời gian bé từ 0 đến 7 tuổi được xem là giai đoạn quan trọng trong phòng tránh và điều trị nhược thị ở trẻ em tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn. 

Để phòng tránh được bệnh nhược thị, cha mẹ có thể nhờ giáo viên trong trường chú ý đến nếu trẻ khó nhìn chữ trên bảng hay khó đọc bài. Ngoài ra, bố mẹ nên nói với giáo viên nếu trẻ có bất kỳ điều gì về mắt càng sớm càng tốt. Trẻ cần được đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường xảy ra ở tầm nhìn của mắt, nhờ đó nhanh chóng tìm ra phương pháp tốt nhất để khắc phục. 

Khi trẻ bị nhược thị, nếu những biện pháp chữa trị như miếng che mắt, kính và thuốc nhỏ mắt đều không mang lại kết quả. Lúc này, tốt nhất là để bé phẫu thuật để điều trị nhược thị càng sớm càng tốt.

Có thể nói, trẻ bị nhược thị là một tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của trẻ sau này. Để giúp trẻ phòng tránh, khám mắt, tầm soát tật khúc xạ và áp dụng các giải pháp điều trị - phòng ngừa là cách tốt nhất để giảm nguy cơ của vấn đề này. Hãy liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn thêm. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,954

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám