Loạn sản cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh bệnh

Bích Ngọc

18-06-2024

goole news
16

Loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung có dấu hiệu phát triển bất thường, có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về loạn sản cổ tử cung qua bài viết dưới đây. 

Loạn sản cổ tử cung là gì?

Loạn sản cổ tử cung, hay còn gọi là dị sản cổ tử cung, là tình trạng các tế bào biểu mô ở cổ tử cung phát triển bất thường, thay đổi hình dạng và kích thước so với bình thường. Tình trạng này có thể chia thành nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng, dựa trên mức độ biến đổi của tế bào.

Việc các tế bào ở cổ tử cung này biến dạng có thể là do ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong môi trường âm đạo hoặc bị nhiễm virus HPV. Đây có thể là tình trạng tiền ung thư cổ tử cung. Mặc dù các tế bào bất thường này chưa phải là tế bào ung thư, tuy nhiên chúng có thể phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị từ sớm. 

Chứng dị sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy, để tầm soát bệnh dị sản cổ tử cung cũng như ung thư cổ tử cung thì việc khám phụ khoa định kỳ được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ để sớm phát hiện ra bệnh từ giai đoạn sớm. Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh rất tốt nên có thể điều trị thoái lui bệnh. 

Loạn sản tử cung là tình trạng tế bào biểu mô ở cổ tử cung phát triển bất thườngLoạn sản tử cung là tình trạng tế bào biểu mô ở cổ tử cung phát triển bất thường

Nguyên nhân gây ra loạn sản cổ tử cung

Nguyên nhân gây ra loạn sản cổ tử cung

Như đã nói, loạn sản cổ tử cung nguyên nhân chủ yếu là do sự nhiễm trùng dai dẳng của virus HPV ở cổ tử cung. Đây là loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục và cơ thể có khả năng loại bỏ virus tự nhiên. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, đặc biệt dưới 18 tuổi, cơ thể chưa thể chống lại virus này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài và loạn sản. 

Có thể nói, dị sản cổ tử cung là dấu hiệu của tiền ung thư cổ tử cung. Bởi vì, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị có thể khiến các tế bào này tiến triển thành ung thư. Đặc biệt, loại HPV 16 có khả năng gây ung thư cao nhất (chiếm 50% tổng ca mắc bệnh). 

Những yếu tố tăng nguy cơ dị sản cổ tử cung

Phụ nữ trong độ tuổi từ 25- 35 thường có nguy cơ cao mắc bệnh dị sản cổ tử cung. Bên cạnh nguyên nhân chính là do virus HPV, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như: 

  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế do một số bệnh lý
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Quan hệ tình dục sớm, đời sống tình dục không lành mạnh, có nhiều bạn tình. 
  • Sinh con trước 16 tuổi. 
  • Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá 

Loạn sản tử cung là tình trạng tế bào biểu mô ở cổ tử cung phát triển bất thườngCó thể nói loạn sản cổ tử cung là tiền ung thư cổ tử cung

Những triệu chứng thường gặp của bệnh 

Những triệu chứng thường gặp

Ở giai đoạn đầu mới mắc dị sản cổ tử cung, hầu hết sẽ không những dấu hiệu rõ ràng. Đến khi, người bệnh cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể thì lúc này đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Một số triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm: 

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu dù không trong kỳ kinh nguyệt,...
  • Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục. 
  • Đau bụng vùng tiểu khung.
  • Dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi. 

Loạn sản có tiến triển thành ung thư cổ tử cung hay không thường là câu hỏi của nhiều người. Về hình thái học, cái tế bào khi sinh trưởng loạn sản có khá giống với tế bào ung thư nhưng về bản chất thì đây không phải là tế bào ác tính. Lúc này, các tế bào loạn sản chỉ phát triển khu trú tại lớp biểu mô cổ tử cung, chúng chưa xâm lấn và lan rộng ra các vị trí khác. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị loạn sản cổ tử cung từ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây tiễn triển thành ung thư cổ tử cung. 

Người bệnh thường sẽ có những triệu chứng giống bệnh phụ khoa Người bệnh thường sẽ có những triệu chứng giống bệnh phụ khoa 

Phân loại giai đoạn bệnh

Đối với các trường hợp loạn sản lành tính, dựa vào mức độ tiến triển của bệnh mà dị sản cổ tử cung được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như: 

  • Giai đoạn 1 (loạn sản nhẹ): Ở giai đoạn này, các tế bào bất thường do nhiễm virus HPV chỉ chiếm một phần nhỏ của cổ tử cung. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 25-35. Các tế bào bất thường này chủ yếu nằm ở ⅓ phần ngoài của cổ tử cung. 
  • Giai đoạn 2 (loạn sản vừa): Lúc này, các tế bào bất thường phát triển, chiếm khoảng một nửa tế bào cổ tử cung.
  • Giai đoạn 3 (loạn sản nặng): Các tế bào loạn sản đã chiếm toàn bộ lớp tế bào biểu mô ở cổ tử cung. Tuy nhiên, chúng chưa xâm lấn sâu vào lớp tế bào đáy nên chưa gây ra những tổn thương nặng nề cho cơ quan này. Thường xảy ra ở phụ nữ khoảng 30-40 tuổi. Đến giai đoạn này, người bệnh cần được can thiệp điều trị vì đây có thể gây ra ung thư cổ tử cung. 

Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806b của Phương Đông để được hỗ trợ.

Phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Nếu có nghi ngờ người bệnh mắc phải loạn sản cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. Hầu hết, xét nghiệm Pap sẽ là phương pháp thường được áp dụng để xác định bệnh. 

Việc xét nghiệm Pap có thể xác định được người bệnh bị loạn sản giai đoạn 1, giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, những bác sĩ cũng có thể yêu cầu bổ sung thêm một số xét nghiệm khác, cụ thể như: 

  • Lặp lại xét nghiệm Pap.
  • Soi cổ tử cung và sinh thiết
  • Nạo cổ tử cung giúp phát hiện bất thường trong ống tử cung
  • Phẫu thuật nạo chóp cổ tử cung bằng vòng điện nhằm xác định nguy cơ di căn. 
  • Thực hiện xét nghiệm HPV. 

Thực hiện một số các xét nghiệm khác nhau để xác định chính xác bệnhThực hiện một số các xét nghiệm khác nhau để xác định chính xác bệnh

Phương pháp điều trị bệnh

Dị sản cổ tử cunglà giai đoạn đầu có thể không cần áp dụng những pháp pháp điều trị mà chúng có thể tự lành. Tuy nhiên, việc thăm khám và thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ để kiểm soát mức độ tăng trưởng của tế bào loạn sản rất cần thiết. 

Bên cạnh đó, dị sản cổ tử cung ở giai đoạn vừa trở lên, người bệnh cần được điều trị bằng một số phương pháp như: 

  • Áp lạnh các mô bất thường
  • Đốt laser
  • Cắt chóp tử cung để loại bỏ vùng tế bào

Nếu tình trạng loạn sản nặng và kéo dài, người bệnh có thể phải cắt hoàn toàn tử cung hoặc hai phần phụ để ngăn ung thư. 

Lưu ý: Không được điều trị sớm, mức độ bệnh ngày càng nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. 

Biện pháp phòng tránh bệnh loạn sản cổ tử cung

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh hoàn toàn chứng loạn sản cổ tử cung. Tuy nhiên, thói quen sống thường ngày sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, một số biện pháp cụ thể như: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Nên bổ sung các loại rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, nguồn protein chất lượng (thịt gà, cá béo, đậu,...) và các sản phẩm từ sữa. 
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin như cam, dứa, cà chua, cà rốt, hạt chia và các nguồn thực phẩm giàu axit folic như rau xanh lá, đậu, lúa mạch, và các loại hạt.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn: Một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,... giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể tốt. 
  • Hạn chế tối đa sử dụng các loại chất kích thích, đặc biệt là rượu bia và thuốc lá.
  • Chủ động tiêm vaccine HPV trong độ tuổi từ 9-45 tuổi, khuyến cáo tiêm trước 25 tuổi và chưa quan hệ tình dục. 
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su sẽ tránh lây nhiễm virus HPV. 
  • Không quan hệ tình dục khi chưa đủ 18 tuổi, tránh quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị những bệnh lý từ sớm. 

Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những bất thường từ sớmThăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những bất thường từ sớm

Loạn sản cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì bệnh khó được phát hiện sớm nên cần đi khám phụ khoa định kỳ. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn đọc cũng đã bổ sung thêm cho mình những kiến thức về loạn sản cổ tử cung. Hãy chủ động phòng chống bệnh bằng những biện pháp tình dục an toàn, tiêm vaccine HPV và xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
190

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám