Lưỡi bị đốm trắng: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Phương Loan

11-07-2025

goole news
16

Lưỡi bị đốm trắng đôi khi là hệ quả của việc thiếu vệ sinh răng miệng, ăn uống phản khoa học; tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan. Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện kèm theo và hướng xử lý thích hợp sẽ giúp mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe, chặn đứng các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân lưỡi bị đốm trắng

Lưỡi bị đốm trắng là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi với loạt nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đây có thể là biểu hiện tạm thời do thói quen ăn uống thiếu khoa học, song cũng có thể cảnh báo các bệnh lý bất thường liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Do chấn thương

Khi nhai thức ăn bạn có thể vô tình cắn phải lưỡi, gây chấn thương lên cơ quan này. Phần lớn các trường hợp không có nguy hiểm, lưỡi sẽ mau chóng hồi phục và lành lại trong một vài ngày.

Chấn thương khiến lưỡi bị đốm trắng

Chấn thương khiến lưỡi bị đốm trắng

Tuy nhiên nếu tác động một lực mạnh lên lưỡi, vết thương sâu có thể dẫn đến viêm loét, hình thành đốm trắng và đau nhức. Nếu tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, vết thương không thể tự hồi phục bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Nấm lưỡi Candida

Trong khoang miệng luôn tồn tại một lượng nhất định nấm Candida, khi cơ thể ở trạng thái bình thường chúng phần lớn không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy yếu, thuận lợi tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển quá mức, làm hình thành các đốm trắng nhỏ kích thước khoảng 1cm.

Nấm lưỡi là bệnh lý cơ hội, thường gặp ở nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch như người già, người suy dinh dưỡng, bệnh nhân HIV/AIDS hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch. Bên cạnh dưới lưỡi có đốm trắng, người bệnh có thể kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, giảm vị giác, cảm giác có bông trong miệng.

Bệnh lichen phẳng

Lichen phẳng là bệnh lý mạn tính ở miệng do hệ miễn dịch cơ thể bị các tế bào trong màng nhầy tấn công. Nhóm nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, căng thẳng, stress kéo dài hoặc chấn thương ở miệng.

Đốm trắng ở lưỡi cảnh báo bệnh lichen phẳng

Đốm trắng ở lưỡi cảnh báo bệnh lichen phẳng

Nếu lưỡi bị đốm trắng bạn có thể nghi ngờ bệnh Lichen phẳng, các mảng trắng xuất hiện giống chất liệu ren may đo quần áo. Song để có kết luận cuối cùng, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và tiến hành sinh thiết.

HPV

HPV là loại virus gây viêm nhiễm phổ biến ở cơ thể người, đặc biệt liên quan đến bệnh lý tình dục. Loại virus này có thể ảnh hưởng đến khoang miệng bao gồm lưỡi, cổ họng người bệnh, làm xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt.

 

Loét lạnh

Loét lạnh hay mụn rộp là những mụn nước chứa dịch do virus Herpes Simplex (HSV-1) gây nên. Các vết loét xuất hiện chủ yếu trên môi nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở lưỡi, gây các đốm trắng.

Nhiễm virus HSV-1 là tác nhân khiến lưỡi nổi đốm trắng

Nhiễm virus HSV-1 là tác nhân khiến lưỡi nổi đốm trắng

Tiền ung thư hoặc ung thư

Đốm trắng xuất hiện trên lưỡi đôi khi cũng có thể cảnh báo bệnh lý ung thư, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy và bệnh sản niêm mạc. Tỷ lệ mắc bệnh tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra, bạn cần kiểm tra sinh thiết để chẩn đoán chính xác, có hướng can thiệp điều trị kịp thời.

Bệnh lưỡi bản đồ

Bệnh lưỡi bản đồ là tình trạng viêm nhiễm bên trong khoang miệng, nổi bật với triệu chứng lưỡi xuất hiện đốm trắng hoặc đỏ. Các vết đốm có thể hơi gồ lên so với bề mặt lưỡi, dễ dàng thay đổi hình dạng hoặc vị trí sau vài giờ.

Lưỡi bản đồ không phải bệnh truyền nhiễm, ít tác động nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vẫn cần được can thiệp điều trị. Bệnh nhân lưu ý, đến nay y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như phác đồ xử lý dứt điểm bệnh lý này. Hướng can thiệp phần lớn nhằm giảm nhẹ triệu chứng đau nhức và khó chịu.

Triệu chứng bé bị đốm trắng ở lưỡi cần khám bác sĩ

Lưỡi bị đốm trắng nếu không xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó chịu, nguy hiểm nào khác bạn có thể không cần thăm khám, can thiệp y tế. Song khi tình trạng kéo dài trên 2 tuần không thuyên giảm, kèm theo các biểu hiện nguy hiểm dưới đây cần sớm can thiệp điều trị:

  • Đau nhức, có cảm giác nóng rát ở lưỡi.
  • Các vết loét lở trong miệng.
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện, nhai nuốt thức ăn.
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng sốt, phát ban hoặc sụt cân nhanh.

Tình trạng đốm trắng ở lưỡi cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ

Tình trạng đốm trắng ở lưỡi cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ

Can thiệp điều trị lưỡi nổi đốm trắng

Theo chuyên gia y tế thông báo, điều trị lưỡi nổi đốm trắng phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tiến triển bệnh. Dưới đây là một số gợi ý điều trị như:

  • Loét lạnh: Bác sĩ tư vấn dùng một số loại thuốc không kê đơn, điều trị tại nhà.
  • Bạch sản: Bệnh lý này có thể không cần can thiệp điều trị, nhưng cần tái khám định kỳ đảm bảo bệnh không tiến triển nặng.
  • Lichen phẳng ở miệng: Đây là bệnh lý mạn tính nên phần lớn không cần can thiệp điều trị. Trường hợp nặng, bác sĩ xem xét kê đơn dùng thuốc súc miệng, thuốc xịt chứa steroid.
  • Nấm lưỡi: Bệnh được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng nấm, tùy tình trạng sẽ xem xét sử dụng dạng thuốc viên, viêm ngậm, gel hoặc thuốc lỏng.

Can thiệp điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Can thiệp điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng ngừa lưỡi bị nổi đốm trắng

Lưỡi bị đốm trắng phần lớn lành tính, trường hợp liên quan đến bệnh lý có thể can thiệp điều trị dứt điểm hoặc giảm nhẹ. Song chủ động phòng tránh vẫn là hướng được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo hơn hết.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn để loại bỏ tối đa mảng bám, vi khuẩn dính trên răng, giảm nguy cơ viêm niêm mạc lưỡi và tình trạng đốm trắng trên lưỡi.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hóa học và chất kích thích. Thuốc lá, cà phê, rượu,... có thể làm biến đổi màu sắc răng, để lại mảng bám khó chịu trên lưỡi.
  • Tái khám sức khỏe định kỳ là giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn mà bạn nên thực hiện 6 - 12 tháng/lần, giảm ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng.

Chủ động phòng ngừa nổi đốm trắng ở lưỡi bằng các biện pháp tại nhà
Chủ động phòng ngừa nổi đốm trắng ở lưỡi bằng các biện pháp tại nhà

Lưỡi bị đốm trắng không phải tình trạng hiếm gặp, phần lớn không đe dọa đến sức khỏe người bệnh nhưng cũng có thể cảnh báo sự tiến triển của một số bệnh lý nguy hiểm. Mỗi cá nhân cần chủ động theo dõi triệu chứng, sự diễn tiến để có hướng can thiệp kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám