Nguyên nhân khó thở khi mang thai và cách khắc phục

Đỗ Linh Chi

28-10-2020

goole news
16

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi dẫn đến những dấu hiệu khác thường về sức khỏe, chẳng hạn như chứng khó thở. Tình trạng này kéo dài sẽ bà bầu khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc cùng xem bài viết sẽ rõ.

Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy, có đến 60 - 70% thai phụ bị chứng khó thở ở tam cá nguyệt thứ nhất, thứ 2 hoặc thứ 3 và hầu hết đây đều là triệu chứng bình thường của thai kỳ, có thể đồng hành cùng mẹ trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Khó thở khi mang thai hầu hết là không nguy hiểmKhó thở khi mang thai hầu hết là không nguy hiểm

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, tuy thai nhi chưa đủ lớn để gây ra các vấn đề về hô hấp nhưng sự gia tăng của hormone thai kỳ progesterone sẽ kích thích hô hấp, làm tăng nhu cầu cung cấp dưỡng khí sinh ra chứng khó thở. Đến tam cá nguyệt thứ 2, tử cung phát triển nhiều hơn để vừa với trọng lượng thai nhi, cách thức hoạt động của tim cũng có sự thay đổi, lượng máu trong cơ thể tăng khiến tim phải bơm mạnh hơn khiến việc thở gặp khó khăn. Khi đến tam cá nguyệt thứ 3, đầu của thai nhi nằm dưới xương sườn hoặc ấn vào cơ hoành của mẹ sẽ khiến mẹ khó thở.

Tình trạng khó thở này tác động đến mẹ bầu như gây mệt mỏi, khó chịu. Nếu cảm thấy khó thở khi mang thai do tác động của thai kỳ thì không có gì nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé, sau khi sinh nó sẽ tự động biến mất. Nhưng cũng có những trường hợp khó thở là do thiếu máu hoặc xuất phát từ bệnh lý nào đó thì cần đi khám bác sĩ, theo dõi để có phương án xử lý kịp thời, tránh gây hại cho cả thai phụ và thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở khi mang thai

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở ở mẹ bầu, có thể là nguyên nhân khách quan nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Khó thở có thể xuất hiện ngay từ khi mang thai hoặc có thể muộn hơn ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Do vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là vô cùng cầu thiết. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn đọc có thể tham khảo.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai 3 tháng đầu?

Khó thở khi mang thai tuần đầuKhó thở khi mang thai tuần đầu

Ba tháng đầu của thai kỳ mẹ sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt bên trong cơ thể mình, điển hình nhất là sự gia tăng của hormone progesterone. Hormone này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của em bé mà còn kích thích hô hấp khiến mẹ bị khó thở khi mang thai tháng đầu.

Không chỉ vậy, khoảng thời gian này cơ hoành cũng có sự thay đổi để thích nghi, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng nhằm cung cấp đủ không khí cho phổi, đảm bảo tăng cường lượng oxy nên mẹ bầu sẽ thấy khó khăn mỗi khi hít thở sâu.

Cứng bụng khó thở khi mang thai do tình trạng tăng cường hệ mạch máu vùng chậu và tử cung sẽ lớn dần lên.

Xem thêm:

Nguyên nhân mẹ bầu khó thở khi mang thai 3 tháng giữa

Khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, lúc này cơ thể mẹ đã thích nghi được với sự thay đổi nhưng tình trạng khó thở vẫn diễn ra do tử cung bắt đầu tăng kích thước một cách nhanh chóng gây áp lực lên cơ hoành khiến mẹ bầu thấy khó thở.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5Khó thở khi mang thai tháng thứ 5

Nguyên nhân khác nữa là do lượng máu trong cơ thể tăng, tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nuôi thai nhi khiến bà bầu mệt mỏi khi hít thở và thở khó.

Bên cạnh đó, vị trí của của em bé trong bụng cũng khiến các bà bầu bị khó thở.

Nguyên nhân mẹ bầu khó thở khi mang thai 3 tháng cuối

Tam cá nguyệt thứ 3 hay 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cũng sẽ thấy khó thở. Nguyên nhân khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là do kích thước tử cung phát triển nhanh, kích thước em bé tăng nhiều và nhanh hơn hẳn so với 2 giai đoạn trước. 

Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ thay đổi theo vị trí đầu của em bé. Tức là trong thời gian em bé chưa quay đầu, đầu của em bé có thể gây áp lực lên cơ hoàn khiến bạn thấy khó thở nhưng khi em bé đã xoay đầu thì mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn (lúc này mẹ sẽ thấy buồn đi vệ sinh nhiều hơn).

Khó thở khi mang thai tháng cuốiKhó thở khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu khó thở khi mang thai do thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây khó thở ở bà bầu, chính vì thế mà các bác sĩ sản phụ khoa luôn khuyến khích mẹ bầu bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng và viên uống bổ sung hàng ngày.

Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời kỳ mang thai, cơ thể phải dùng nhiều sắt hơn để tạo các tế bào hồng cầu và mang oxy đi nuôi cơ quan nội tạng, nuôi thai nhi. Vì thiếu lượng sắt dự trữ nên cơ thể phải làm việc nhiều hơn bình thường dẫn tới mẹ bầu bị thiếu máu nên khó thở.

Ngoài dấu hiệu khó thở khi mang thai, khi bị thiếu máu bạn sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, cơ thể mệt mỏi,...

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây khó thở ở mẹ bầuThiếu máu là một trong những nguyên nhân gây khó thở ở mẹ bầu

Những nguyên nhân bệnh lý khác gây tình trạng khó thở ở mẹ bầu

Ngoài nguyên nhân khó thở là do yếu tố sinh lý liên quan đến thai kỳ thì cũng có thể là do nguyên nhân bệnh lý khác, cụ thể như bệnh hen suyễn (mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn khi mang thai triệu chứng sẽ trở nặng nên rất khó tránh tình trạng khó thở), cơ tim Peripartum (khó thở, mệt mỏi, đau ngực, rối loạn nhịp tim,...), thuyên tắc phổi (đau ngực, ho, khó thở)… do đó, thai phụ cần được theo dõi để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Khó thở khi có bầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số chia sẻ về cách khắc phục mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: ngay khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu hãy dừng các hoạt động thể chất, nghỉ ngơi và tập hít thở sâu và đều để điều hòa lại nhịp thở.

Điều chỉnh tư thế nằm giúp mẹ cải thiện tình trạng khó thởĐiều chỉnh tư thế nằm giúp mẹ cải thiện tình trạng khó thở

  • Thay đổi tư thế: khi bị khó thở, bạn có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở dễ dàng hơn. Việc giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi có khoảng không để dễ dàng tiếp nhận oxy. Nếu khó thở về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh bị thai nhi gây áp lực lên phổi. Bà bầu cũng nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, dễ dàng hít thở hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng: đi bộ vừa phải, tập bài tập yoga dành cho bà bầu,... là cách rất tốt để cải thiện tình trạng khó thở và điều hòa nhịp tim. Những bài tập thở được áp dụng trong lúc sinh cũng rất tốt cho việc hô hấp. Những hoạt động này không quá nặng nên cho hiệu quả tương đối rõ rệt, được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Lưu ý, trước khi thực hành, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sắt: thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây khó thở khi mang thai. Vì thế, duy trì chế độ ăn uống đa dạng và phong phú các chất dinh dưỡng, bổ sung sắt đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Khó thở khi mang thai, khi nào cần gặp bác sĩ?

Khó thở và thở nhanh khi mang thai thường không gây hại cho mẹ và bé, chỉ cần nghỉ ngơi, cung cấp đủ sắt, chế độ làm việc hợp lý, vận động nhẹ nhàng và hạn chế lao động nặng thì tình trạng này sẽ cải thiện. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần chú ý, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó, nên nếu thấy triệu chứng khó thở khi mang thai đi kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể:

  • Mắc hen suyễn nghiêm trọng.

Gặp bác sĩ khi khó thở kèm triệu chứng khác thườngGặp bác sĩ khi khó thở kèm triệu chứng khác thường

  • Thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng trong thời gian dài.
  • Đau ngực hoặc đau khi thở.
  • Ho với mật độ cao thời gian dài, kèm sốt, ớn lạnh và thở khò khè.
  • Các ngón tay, chân và môi chuyển sang màu tím hoặc xanh.
  • Thai phụ mắc bệnh lý mạn tính.

Ngoài ra, nếu khó thở kèm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thì rất có thể là vấn đề ở huyết áp. Khi đó mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ ngay.

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi bị khó thở trong thai kỳ. Mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ góp phần giúp các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh đến ngày chào đời. BVĐK Phương Đông cung cấp các gói thai sản nhằm chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ và cùng mẹ vượt qua cuộc vượt cạn một cách bình an. Liên hệ số Hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,313

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám