Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đào Thị Huyền

13-04-2022

goole news
16

Ho là triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hoặc do kích thích vùng hậu họng. Dấu hiệu này thường xảy ra trong thai kỳ nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng với hàng loạt câu hỏi như mẹ bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có bầu bị ho phải làm sao?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho khi mang thai

Khi mang thai mà bị ho thì các mẹ sẽ rất rối và lo lắng, muốn tìm cách chữa trị ngay. Thế nhưng để việc chữa trị hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé cần biết được nguyên nhân gây ho là gì.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ho khi mang thai ở mẹ bầu:

  • Do thay đổi thời tiết: với thời tiết 4 mùa như miền Bắc thì vào giao mùa giữa thu đông khiến nhiều người bị viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm họng dẫn tới ho. Nếu mẹ bầu không có đề kháng tốt thì dễ bị các bệnh liên quan đến hô hấp; gây ho và ho dai dẳng. Nhất là mùa đông khi trời trở lạnh hoặc rét đột ngột.

Phụ nữ có tiền sử bệnh hen suyễn cũng thường gặp tình trạng ho kéo dài khi mang thaiPhụ nữ có tiền sử bệnh hen suyễn cũng thường gặp tình trạng ho kéo dài khi mang thai

  • Do thay đổi nội tiết tố: mang thai là lúc phụ nữ có nhiều thay đổi về kích thước tử cung. Nội tiết tố cũng thay đổi để thích ứng với quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu không ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Khiến đề kháng yếu đi dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và có biểu hiện ho nhẹ đến nặng.
  • Do mặc bệnh về đường hô hấp: người có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ bị ho. 
  • Ho do dị ứng: cơn ho khan có thể xuất hiện nếu mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Như hóa chất, thời tiết thay đổi, thức ăn, bụi phấn, lông động vật,... nên mẹ bầu cần lưu ý để cẩn thận.
  • Do hệ miễn dịch yếu: khi mang thai, cơ thể người mẹ thường yếu hơn và hệ miễn dịch cũng suy giảm. Nên dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Những triệu chứng như ho, cảm cúm thường gặp ở thai phụ có chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiết hụt Vitamin C trong bữa ăn hàng ngày.
  • Ô nhiễm không khí: môi trường xung quanh nơi ở bị ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh về hô hấp dẫn tới ho. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý đảm bảo vệ sinh nơi ở, tránh rác thải, nước thải ô nhiễm gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và con.
  • Trào ngược dạ dày: khi mang thai, theo tuần tuổi của thai kỳ thì tử cung sẽ lớn dần tạo áp lực lên ổ bụng; dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Acid trong dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ho.

Bà bầu bị ho khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Ho ở bà bầu là tình trạng thường gặp. Có thể là do cảm, nhiễm trùng đường hô hấp và sẽ hết sau khi được điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho do hen suyễn, dị ứng kéo dài thì có thể ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. Cụ thể như:

  • Ho cảnh báo tình trạng nhiễm trùng: nếu mẹ ho do nhiễm trùng. Thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp thì mẹ cần sớm điều trị để tránh nhiễm trùng thai nhi. Ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và thể chất của thai.

Ho nhiều gây cơn gò tử cung, dọa sinh nonHo nhiều gây cơn gò tử cung, dọa sinh non

  • Ho có thể kích thích mạnh tới thai: ho kéo dài, ho khan, ho liên tục, ho mạnh có thể gây kích thích dẫn tới cơn gò tử cung, gây dọa sinh non hoặc động thai.
  • Ho gây co thắt vùng ngực: ho kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ; suy nhược cơ thể dẫn tới chậm phát triển thai nhi.

Bà bầu bị ho phải làm sao?

Mẹ bầu bị ho phải làm sao? Nếu mẹ bầu ho nhiều, ho có đờm kèm theo sốt, mệt mỏi,... Nên sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị cho dứt điểm. Mọi dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mẹ và em bé cần được xem xét để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bên cạnh đó, để giảm triệu chứng khó chịu của ho mà vẫn đảm bảo an toàn. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Dùng mật ong

Từ lâu, ông cha ta đã coi mật ong như phương thuốc trị ho, giảm đau rát họng. Điều này là do mật ong hoạt động như loại thuốc với công dụng làm dịu các màng nhầy ở cổ họng, kích thích cơn ho. Hơn nữa các chất chống oxy hóa và một số đặc tính kháng khuẩn khác trong mật ong có vai trò thúc đẩy quá trình điều trị ho.

Mật ong trị ho hiệu quả ở bà bầuMật ong trị ho hiệu quả ở bà bầu

Mật ong tự nhiên rất an toàn với mẹ bầu. Vị ngọt khác dễ chịu, khi uống vào sẽ thấy dịu cơn đau rát họng và ho ngay lại giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thị trường hiện nay có nhiều loại mật ong kém chất lượng. Nên bạn hãy chọn hàng uy tín để đảm bảo hiệu quả và không hại sức khỏe.

Bạn có thể dùng khoảng 2 thìa mật ong pha với trà thảo mộc, chanh hoặc nước ấm để uống. Ngoài ra cũng có thể phết lên bánh mì hoặc dùng thay thế đường cho một số loại đồ uống. Tuy nhiên không nên dùng quá 6 thìa cà phê mỗi ngày vì nó cung cấp lượng calo đánh kể.

Dùng tỏi

Tỏi là gia vị trong các món ăn giúp tăng mùi vị thường thấy trong các căn bếp của gia đình Việt. Thành phần của tỏi chứa kháng sinh tự nhiên rất tốt nên còn được biết đến với công dụng trị ho.

Trị ho bằng tỏi hiệu quả và an toànTrị ho bằng tỏi hiệu quả và an toàn

Bà bầu ho có thể ăn tỏi sống để giảm các giác khó chịu ở cổ họng và dịu cơn ho. Lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên nhai hoặc nghiền nát tỏi ra. Áp dụng ngày 2-3 lần cho tới khi triệu chứng ho mất hẳn. 

Mùi vị của tỏi khá mạnh. Nên không phải ai cũng áp dụng được cách làm này nên mẹ bầu có thể thử trước một ít.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp phổ biến và thực tế nhất khi mẹ bầu bị ho. Nó giúp làm dịu cơn đau họng, phá vỡ dịch tiết; tiêu diệt vi khuẩn, nấm và chất gây dị ứng trong cổ họng. Hơn nữa, súc miệng bằng nước muối còn giúp giảm sưng và giữ cho cổ họng được sạch.

Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giảm hoNước muối có tác dụng diệt khuẩn, giảm ho

Tự làm nước muối bằng cách pha nửa muỗng cà phê muối với một ly nước ấm. Thực hiện thường xuyên, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.

Chanh

Có bầu mà bị ho phải làm sao? Chanh kết hợp với mật ong là bài thuốc trị ho hiệu quả. Được áp dụng cho nhiều người, ngay cả các mẹ bầu. Vitamin C trong chanh có tác dụng như chất chống oxy hóa tự nhiên giúp kháng virus và kháng khuẩn.

Trị ho ở mẹ bầu bằng chanh an toàn lại hiệu quảTrị ho ở mẹ bầu bằng chanh an toàn lại hiệu quả

Ngoài ra, chanh còn giúp bổ sung kali, hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn. Từ đó bài biết chất độc ra khỏi cơ thể, mẹ bầu nhanh khỏi cảm cúm và ho.

Pha chanh với nước ấm. Kết hợp thêm chút mật ong và uống 1-2 lần mỗi ngày.

Gừng

Gừng cực kỳ hiệu quả trong trường hợp ho khan do dị ứng, nhiễm virus do có tính ẩm; khả năng kháng viêm, kháng nấm hiệu quả. Trà gừng hoặc nước gừng ấm giúp giảm viêm hiệu quả. 

Cách làm khá đơn giản, mẹ đập dập 2 nhánh gừng. Ngâm trong cốc nước sôi khoảng 15 phút cho các tinh chất trong gừng tan vào nước. Thêm chút mật ong rồi thưởng thức (không cho trực tiếp mật ong vào nước sôi).

Giảm ho cho mẹ bầu bằng nước gừngGiảm ho cho mẹ bầu bằng nước gừng

Uống nhiều nước

Uống nước, đặc biệt là nước ấm. Bạn sẽ thấy cổ họng dịu đi rõ ràng, tình trạng co thắt và ho cũng giảm hiệu quả. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn giúp cơ thể phục hồi. Giảm triệu chứng khó chịu do cảm lạnh, ốm sốt. Đây là câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị ho nên uống gì?

Ngoài các phương pháp dân gian thì bà bầu bị ho uống thuốc gì? Nếu bị ho do nhiễm khuẩn thì mẹ cần sử dụng kháng sinh. Hiện nay có một số kháng sinh dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên để an toàn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây là lời giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến tình trạng ho ở bà bầu và một số cách trị ho hiệu quả và an toàn. Nếu tình trạng ho vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng lên thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Gọi tới số Hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,028

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám