Nhiệt miệng thiếu Vitamin gì? Bổ sung vitamin bằng cách nào?

Dương Minh Ngọc

04-08-2022

goole news
16

Khi nhắc đến câu hỏi nhiệt miệng thiếu vitamin gì, các bác sĩ sẽ “chỉ điểm” ngay các loại vitamin nhóm B, C. Vậy cụ thể đó là những loại vitamin nào và bổ sung bằng cách nào để chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là lở miệng, loét miệng hay loét áp-tơ. Đây là hiện tượng ở trong má, môi, lưỡi hoặc trên nướu xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông. Các vết loét này sẽ kéo dài khoảng 7 - 10 ngày và tự lành, không để lại sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần hoặc bệnh trở nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Nhiều trường hợp không rõ nhiệt miệng thiếu vitamin gì để bổ sung kịp thờiNhiều trường hợp không rõ nhiệt miệng thiếu vitamin gì để bổ sung kịp thời

Tình trạng nhiệt miệng thường xảy ra vào mùa nắng nóng hoặc hanh khô. Theo quan niệm của dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, theo y học hiện đại, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có nhiều yếu tố được cho là tác nhân khiến khoang miệng hoặc nướu có vết loét:

  • Chăm sóc răng miệng sai cách hoặc dùng kem đánh răng, bàn chải chưa phù hợp dẫn đến các mô trong khoang miệng bị tổn thương. Hoặc lạm dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa Sodium lauryl sulfate cũng sẽ tạo ra các vết loét miệng.
  • Khoang miệng hoặc nướu bị tổn thương do va đập khiến các mô bị tổn thương, vi khuẩn tấn công và hình thành nên các vết lở loét.
  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng, khiến miệng bị bỏng và niêm mạc miệng bị loét.
  • Thiếu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin gây ra tình trạng miệng lở loét và vi khuẩn dễ xâm nhập.

Vậy cụ thể, người bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Có những cách nào để bổ sung các vitamin này để điều trị nhiệt miệng. Dưới đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “nhiệt miệng thiếu vitamin gì?”

Nhiệt miệng thiếu Vitamin gì?

Vitamin là nhóm các hợp chất hữu cơ, có nguồn gốc từ thực phẩm. Hiện nay, có rất nhiều vitamin được phát hiện, mỗi loại có chức năng và cấu trúc riêng nhưng nhìn chung đều có chức năng quan trọng đối với con người như:

  • Tham gia quá trình tái tạo, phát triển và duy trì sự sống của các tế bào
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể
  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh
  • Bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các tác nhân nhiễm trùng
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật, hỗ trợ điều trị và phục hồi các vết thương nói riêng và các bệnh lý nói chung

Bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì là vấn đề nhiều người quan tâmBị nhiệt miệng thiếu vitamin gì là vấn đề nhiều người quan tâm

Ngoài những chức năng chung, mỗi loại vitamin có vai trò riêng đối với cơ thể con người. Nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, suy nhược, làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh và ảnh hưởng đến hoạt động trong cơ thể. 

Trong đó, nhiệt miệng là một trong những tình trạng thường gặp do cơ thể thiếu vitamin. Vậy trong rất nhiều loại vitamin, cụ thể nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Theo chuyên gia, hầu hết các trường hợp nhiệt miệng do thiếu 5 loại vitamin dưới đây:

Vitamin B2 

“Nhiệt miệng thiếu vitamin gì?” Khi nhắc đến câu hỏi này, vitamin được đề cập đến đầu tiên là vitamin B2 (tên khác là riboflavin). Đây là một chất cần thiết cho sự phát triển và phục hồi các mô của cơ thể (gồm da, mô liên kết, màng nhầy, hệ miễn dịch và hệ thần kinh).

Thiếu vitamin B2 có thể khiến vết loét nhiệt miệng trở nặngThiếu vitamin B2 có thể khiến vết loét nhiệt miệng trở nặng

Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 có thể gặp các vấn đề về nhiễm khuẩn đường tiết niệu, về da và răng miệng. Cụ thể, bạn có thể bị nhiệt miệng, đau răng, viêm lợi,... những tình trạng này khiến bạn chán ăn, ăn không ngon. Thiếu vitamin B2 còn là nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng vết loét nhiệt miệng trở nên nặng hơn và lâu lành. Vì vậy, bạn cần bổ sung vitamin B2 bằng đường ăn uống để loại bỏ tình trạng này.

Vitamin B3 hay vitamin PP

Vitamin B3 là thành phần của 2 coenzyme (NAD và NADP) tham gia vào quá trình vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử. Hay nói cách khác, vitamin B3 đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp và phân huỷ các chất như glucid, acid béo, chuyển hóa cholesterol.

Đây là chất có khả năng tan trong nước nên không có tình trạng thừa vitamin B3. Khi cơ thể thiếu vitamin B3 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, viêm lưỡi, nhiệt miệng. Nếu thiếu vitamin PP nghiêm trọng có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hoá, rối loạn tinh thần,... Do đó, nhiệt miệng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin B3 và cần bổ sung.

Cơ thể thiếu vitamin B3 gây ra tình trạng nhiệt miệngCơ thể thiếu vitamin B3 gây ra tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Đó là Vitamin B7 (Biotin) 

Vitamin B7 còn có tên khác là biotin - một loại vitamin hòa tan trong nước. Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tế bào phát triển và giúp enzymes phân hủy chất béo, carbohydrates và proteins trong thực phẩm. 

Hàm lượng vitamin B7 cần bổ sung ở mỗi độ tuổi là khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh - 6 tháng: khoảng 5 mcg/ngày
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng: 8 mcg/ngày
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 8 mcg/ngày
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 12 mcg/ngày
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 20 mcg/ngày
  • Từ 14 - 18 tuổi: 25 mcg/ngày
  • Từ 18 tuổi trở lên: 30 mcg/ngày
  • Riêng phụ nữ đang mang thai cần 30 mcg/ngày hoặc nếu đang cho con bú, mẹ cần bổ sung 35 mcg/ngày.

Thiếu vitamin B7 khiến vết lở miệng đau nhức hơnThiếu vitamin B7 khiến vết lở miệng đau nhức hơn

Khi bạn không cung cấp đủ vitamin B7, nhiều bộ phận trên cơ thể sẽ gặp vấn đề, trong đó có nhiệt miệng. Thiếu vitamin này khiến các vết loét bị nhiễm trùng nặng hơn và gây đau nhức. Do đó, việc bổ sung vitamin B7 là điều rất cần thiết khi bạn gặp tình trạng nhiệt miệng.

Vitamin B12 

Người bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Đa số những người bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin B12 (tên khác là cobalamin). Hàm lượng B12 ở một người bình thường trong khoảng 2,4 mcg. Nếu vitamin trong cơ thể thấp hơn mức này, bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như vàng da, chóng mặt, viêm lưỡi, viêm loét miệng,... Vì thế, khi bạn bị nhiệt miệng, nên bổ sung vitamin B12 ngay để hạn chế vết loét sưng tấy, đau nhức.

Thiếu hụt vitamin B12 hơn mức cần thiết sẽ gây nhiệt miệngThiếu hụt vitamin B12 hơn mức cần thiết sẽ gây nhiệt miệng

Vitamin C

Vitamin C là vi chất đóng vai trò tạo nên lá chắn giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập cơ thể, cũng là một trong các dưỡng chất thiết yếu và cần bổ sung hàng ngày. Cơ thể thiếu vitamin C sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Lúc này, các vi khuẩn có cơ hội tấn công vào khoang miệng và gây ra các bệnh về răng miệng, trong đó có nhiệt miệng. Nếu cơ thể không được bổ sung vitamin C kịp thời sẽ khiến vết loét trở nên trầm trọng, lâu lành hơn.

Cơ thể thiếu hụt vitamin C khiến vết nhiệt miệng lâu lành hơnCơ thể thiếu hụt vitamin C khiến vết nhiệt miệng lâu lành hơn

Các cách bổ sung vitamin hiệu quả cho người nhiệt miệng

Nhiều trường hợp bổ sung rất nhiều vitamin nhưng vẫn bị nhiệt miệng. Có thể do không rõ nhiệt miệng thiếu vitamin gì để bổ sung kịp thời hoặc bổ sung chưa đúng cách. Dưới đây là 2 cách thông dụng giúp bạn bổ sung vitamin đúng cách và đầy đủ:

Tăng cường vitamin bằng thực phẩm ăn uống hàng ngày

Cách bổ sung vitamin hiệu quả bền vững, dễ áp dụng nhất đó là ăn, uống những thực phẩm giàu vitamin. Việc tăng cường này không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng loét miệng mà còn tăng cường đề kháng, phòng ngừa tái phát. 

Bổ sung vitamin bằng thực phẩm ăn uống hàng ngàyBổ sung vitamin bằng thực phẩm ăn uống hàng ngày

Thực đơn hàng ngày với đầy đủ rau xanh, trái cây, protein từ thịt, cá, trứng, sữa,... là một gợi ý để bạn bổ sung đầy đủ các loại vitamin. Cụ thể bạn có thể nạp thêm các vitamin thông qua những thực phẩm như:

  • Vitamin B2 được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, gan động vật, trứng, sữa, pho mát, yến mạch, hạnh nhân, súp lơ xanh, rau bina,...
  • Vitamin B3 có trong các loại thực phẩm như quả bơ, gạo lứt, lúa mì, khoai tây, lạc, thịt bò, thịt gà,...
  • Bạn có thể bổ sung thêm vitamin B7 bằng cách ăn cà rốt, quả óc chó, bánh mì, đậu nành, các loại cá nước lạnh (cá ngừ, cá trích,...),...
  • Vitamin B12 có trong gan động vật, cá hồi, cua, trai, chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Vitamin C có trong các loại rau củ quả như dâu tây, cam, chanh, quả kiwi, ớt chuông,...

Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin

Ngoài việc ăn uống các thực phẩm chứa nhiều vitamin, bạn có thể bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng. Đối với nhiều người hấp thụ vitamin trong thức ăn kém, cũng nên uống thêm vitamin. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng nhiệt miệng và tăng cường hệ miễn dịch để tránh tái phát.

Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitaminSử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin

Tuy nhiên, để đảm an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng, thời gian và thời điểm dùng theo khuyến cáo của bác sĩ và của nhà sản xuất.
  • Thời điểm cơ thể hấp thụ vitamin tốt nhất là từ sáng đến trước 4 giờ chiều. Nếu nạp thêm vitamin vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, khó ngủ vì thần kinh bị kích thích.
  • Chỉ nên uống vitamin cùng nước lọc, không dùng kèm các loại nước ngọt, có gas, trà hoặc rượu, bia,... Vì khi viên uống vitamin kết hợp với các loại thức uống khác có thể gây chướng bụng, tiêu chảy, giảm tác dụng của vitamin.
  • Bảo quản vitamin ở nơi khô ráo, thoáng mát; không dùng khi viên uống bị ẩm, mốc hoặc quá hạn sử dụng. Đặc biệt, để vitamin tránh xa tầm tay của trẻ.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi của “nhiệt miệng thiếu vitamin gì?”. Mong rằng bạn đọc có thể tìm được cách bổ sung vitamin phù hợp trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Nếu có câu hỏi hoặc cần tư vấn về nhiệt miệng, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
37,043

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám