Thủ thuật nội soi bàng quang đang phổ biến hiện nay

Thu Hiền

18-09-2023

goole news
16

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau âm ỉ vùng bụng dưới,… thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Nội soi bàng quang thường cho phép các bác sĩ có thể dễ dàng thăm khám bên trong bàng quang nói riêng và hệ tiết niệu nói chung.

Nội soi bàng quang là gì

Nội soi bàng quang được xem là một thủ thuật giúp cho các bác sĩ có thể khảo sát một cách dễ dàng đường tiểu dưới, bao gồm niệu đạo và bàng quang thông qua máy nội soi. Phương pháp này thường sử dụng ống kính nội soi đưa vào khu vực bàng quang thông qua ngã niệu đạo. Bác sĩ có thể nhìn trực tiếp thông qua ống nội soi hoặc thông qua màn hình máy tính sẽ hiển thị hình ảnh soi được. Ống nội soi có những kênh thao tác phụ, giúp đưa những thiết bị nhỏ có kích thước khác nhau vào.

Nội soi bàng quang là gìNội soi bàng quang là gì

Thời gian để thực hiện các thủ thuật tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bệnh lý. Đối với các bệnh nhẹ, điều trị đơn giản, quy trình thực hiện chỉ nằm ở khoảng 10 - 15 phút. Ưu điểm của nội soi bàng quang là không dùng đến bất kỳ biện pháp gây mê mà dùng gel thoa gây tê tại chỗ. Do đó, bệnh nhân có thể ra viện ngay sau khi đã hoàn tất quy trình nội soi.

Các phương pháp thông dụng khi nội soi bàng quang hiện nay

Nội soi bàng quang bằng việc sử dụng ống mềm

Định nghĩa: đây chính là phương pháp sử dụng ống nội soi có chất liệu mềm, dễ dàng uốn cong, uyển chuyển thích nghi theo từng hình dáng của niệu đạo khi nó được đưa vào bên trong cơ thể của bạn. Nhờ đó, kỹ thuật nội soi bàng quang bằng việc sử dụng ống mềm có thể tiến hành ngay trong lúc bạn vẫn còn đang tỉnh táo (không cần phải gây mê), không gây đau nhiều.

Đặc điểm: Với đặc tính linh hoạt, nội soi bằng việc sử dụng ống mềm “thân thiện” với bệnh nhân hơn và có thể được thực hiện ở bất kỳ tư thế nào. Ngoài ra, nội soi bàng quang bằng việc sử dụng ống mềm còn giúp cho các bác sĩ dễ dàng thăm khám tốt hơn ở những vùng bàng quang có kích thước hẹp hay có nhiều góc khuất.

Nội soi bàng quang bằng việc sử dụng ống cứng

Định nghĩa: Kỹ thuật này thường được đưa vào niệu đạo một ống nội soi cứng, không thể uốn cong. Nhờ đó, bác sĩ có thể “nương nhờ” ống nội soi này để làm kênh dẫn truyền các dụng cụ y khoa khác vào khu vực bàng quang để dễ dàng cho các thao tác thực hiện các nhiệm vụ điều trị đa dạng như lấy mẫu sinh thiết hoặc cắt bỏ khối u (nếu có).

Đặc điểm: Nội soi bằng việc sử dụng ống cứng giúp cho các bác sĩ có thể chủ động điều chỉnh hướng quan sát của đầu soi theo các góc tùy thích, phục vụ tốt cho công tác thăm khám cũng như điều trị. Mặt khác, khi thực hiện phương pháp nội soi bàng quang bằng ống cứng, bệnh nhân thường được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân (nếu cần thiết).

Khi nào cần nội soi bàng quang

  • Khi điều trị các bệnh lý ở bàng quang

Thời gian để nội soi bàng quang nhằm mục đích chẩn đoán thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 5-15 phút, giúp bác sĩ chẩn đoán được:

Các vấn đề cụ thể liên quan đến việc rối loạn tiểu tiện:

  • Hiện tượng bí tiểu: Bàng quang không thể nào thải hết nước và bệnh nhân thường xuyên có cảm giác mắc tiểu.
  • Hiện tượng són tiểu: Bệnh nhân thường sẽ mất kiểm soát dòng nước tiểu, rỉ nước ra ngoài mà vẫn không biết.
  • Hiện tượng tiểu buốt: Gây đau rát hoặc thậm chí có dị vật, tế bào bất thường và máu ở bên trong nước tiểu.

Những hiện tượng bất thường sẽ liên quan đến bàng quang, niệu đạo và niệu quản:

  • Viêm và nhiễm trùng: Phát hiện ổ viêm nhiễm khuẩn và vùng bất thường.
  • Xác định vùng hẹp hay rò rỉ: Tầm soát chỗ hẹp của niệu đạo, hay vết rò rỉ ở ngay hệ tiết niệu.
  • Liên quan đến giới tính: Xuất tinh ra máu không rõ nguyên do là gì, phì đại tuyến tiền liệt ở nam hay tình trạng đau ở vùng xương chậu, đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ.
  • Khi cần tìm nguyên nhân của một vài bệnh lý khác.

Quy trình để thực hiện phương pháp nội soi bàng quang

Quy trình nội soi bàng quang Quy trình nội soi bàng quang 

Quy trình nội soi bàng quang thường gồm có 9 bước:

Bước 01: Làm rỗng ở khu vực bàng quang

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn đi tiểu trước khi tiến hành công việc nội soi bởi quá trình nội soi bàng quang chỉ có thể được thực hiện một cách dễ dàng khi bàng quang rỗng.

Bước 02: Nằm với một tư thế phù hợp nhất 

Tư thế nằm của bạn cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại ống soi mà bác sĩ của bạn đang sử dụng:

  • Nếu soi bàng quang bằng ống mềm: Không đòi hỏi bất kỳ một tư thế đặc biệt nào. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thật cụ thể để tìm ra một tư thế thoải mái nhất.
  • Nếu soi bàng quang bằng ống cứng: Bạn sẽ nằm ngửa, đầu gối cần được nâng lên và mở rộng ra 2 bên. Chân của bạn có thể sẽ cần phải kiễng rộng ra một chút.

Bước 03: Tiêm thuốc an thần hoặc tiến hành biện pháp gây mê (nếu có)

Trong trường hợp này, thuốc an thần hoặc chất gây mê đều sẽ được tiêm qua tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.

Với thuốc an thần: Bạn vẫn giữ được nhận thức trong quá trình các bác sĩ tiến hành nội soi, chỉ là bạn sẽ cảm thấy đôi chút buồn ngủ nhưng nhìn chung cảm giác vẫn rất là thư giãn.

Với chất gây mê: Bạn sẽ không thể nào có thể nhận thức gì trong quá trình nội soi. Cảm giác như một giấc ngủ sâu trong suốt quy trình nội soi của bác sĩ. 

Bước 04: Bôi trơn vùng niệu đạo

Một lớp gel gây tê sẽ được bơm trực tiếp vào niệu đạo để giúp bạn không cảm thấy bị đau khi ống soi bàng quang được đưa vào.

Bước 05: Dẫn ống soi vào khu vực bàng quang

Đợi vài phút cho đến khi thuốc tê đã phát huy được tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống soi vào niệu đạo và đẩy ống đến khu vực bàng quang.

Bắt đầu với ống soi có đường kính nhỏ nhất khi tiến hành soi bàng quang, sau đó các bác sĩ có thể sẽ tăng dần đường kính ống soi lên dần để đưa các dụng cụ y khoa khác vào khu vực bàng quang phục vụ cho công tác lấy mẫu mô hoặc phẫu thuật (nếu cần).
Bước 06: Bác sĩ cần tiến hành thăm khám

Hình ảnh và video thu được từ đầu ống soi sẽ được trình chiếu trực tiếp lên màn hình gần đó.

Bác sĩ quan sát màn hình và tiến hành quá trình chẩn đoán và điều trị.

Bước 07: Làm căng bàng quang

Ở bước này, bàng quang của bạn sẽ được các bác sĩ bơm đầy bằng nước muối sinh lý hoặc một dung dịch vô trùng thông qua một ống nội soi.

Dung dịch này sẽ có tác dụng làm bàng quang của bạn bắt đầu phồng lên. Bàng quang căng, đầy sẽ giúp cho các bác sĩ dễ dàng nhìn thấy lớp niêm mạc ở mọi góc cạnh của thành bàng quang.

Lúc này, bạn có thể cảm thấy rất buồn tiểu và các bác sĩ cũng sẽ khuyến khích bạn làm thế ngay sau khi buổi nội soi bàng quang của bạn đã hoàn toàn kết thúc.

Bước 08: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô (nếu cần thiết)

Nếu lớp niêm mạc trong của bàng quang xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi bàng quang để cắt một mảnh nhỏ rồi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Bước 09: Làm sạch khu vực bàng quang

Ở bước này, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo ống nội soi ra bên ngoài và giúp bạn xả hết mọi chất lỏng trong khu vực bàng quang ra (nếu bạn đang ngủ vì thuốc mê), hoặc bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đi vào nhà vệ sinh để có thể chủ động xả hết toàn bộ các chất lỏng đã bơm ra khỏi khu vực bàng quang.

Một số lưu ý cần thiết khi nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang thường là một kỹ thuật đảm bảo được độ an toàn cao và rất hiếm khi xảy ra một số các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ và biến chứng nhẹ sau khi bác sĩ nội soi bàng quang vẫn có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu: Nội soi bàng quang có thể sẽ khiến nước tiểu nhiễm một ít máu. Chảy máu một cách nghiêm trọng hiếm khi xảy ra tuy nhiên chút ít máu hồng nhạt từ máu vẫn có thể xuất hiện.
  • Đau rát: Sau nội soi, bạn sẽ dễ bị tiểu rát và đau bụng dưới âm ỉ. Các triệu chứng này thường giảm dần trong 48 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Đi tiểu nhiều lần: Trong 48 giờ sau khi bạn đã hoàn thành nội soi, bạn có thể cảm thấy mình cần được đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình huống này thường rất hiếm khi xảy ra và nếu có, nó có thể được điều trị bằng việc sử dụng kháng sinh nên đừng quá lo lắng.

Nội soi bàng quang khá phổ biến

Tuy nhiên, bạn cũng cần chủ động gọi bác sĩ hoặc đến ngay khoa cấp cứu bệnh viện Phương Đông nếu xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Không thể đi tiểu hay đi tiểu ít hơn bình thường sau khi đã được soi bàng quang.
  • Nước tiểu nhiễm quá nhiều máu, màu đỏ tươi hoặc xuất hiện một ít máu đông có màu đỏ sẫm.
  • Đau bụng dưới liên tục trong hơn 48 giờ kể từ sau khi nội soi, cảm giác buồn ói luôn đi kèm theo đó.
  • Sốt cao hơn 38.5 độ C.
  • Đau rát khi đi tiểu thường sẽ kéo dài hơn 48 giờ sau khi nội soi vẫn không thể nào thuyên giảm.

Một số câu hỏi thường gặp:

Nội soi bàng quang thường có đau không?

Nội soi bàng quang thường không gây đau. Nhìn chung, quá trình này có thể gây cho bạn cảm giác hơi khó chịu nhưng cũng không đau đớn.

  • Đối với nội soi bằng ống mềm: Gel gây tê cục bộ thường được sử dụng để làm tê niệu đạo nên bạn sẽ không thể cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào khi ống soi bàng quang được đưa vào.
  • Đối với nội soi bằng việc sử dụng ống cứng: Được thực hiện dưới khi bạn đang trong tình trạng ngủ (gây mê) hoặc gây tê vùng tủy sống (làm tê nửa người dưới), vì vậy bạn sẽ không cảm thấy đau khi bác sĩ tiến hành.

Chi phí nội soi bàng quang

Trung bình, chi phí nội soi bàng quang dao động từ 200.000 VNĐ tới 11.000.000 VNĐ tùy theo:

  • Địa điểm thăm khám: Các bệnh viện lớn, uy tín thường sẽ có chi phí cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên nơi đây thường sẽ có trang thiết bị hiện đại hơn, đội ngũ chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như giỏi chuyên môn.
  • Phương pháp nội soi: Nội soi ở vùng bàng quang thường được thực hiện bằng ống soi cứng hay mềm, có gây mê hay không.
  • Mục đích của việc nội soi: Nội soi khu vực bàng quang để có thể chẩn đoán hay điều trị? Nếu điều trị thì mục tiêu điều trị sẽ là gì, chẳng hạn như nội soi để lấy niệu sỏi đoạn sát bàng quang, nội soi khu vực bàng quang đặt UPR, đặt Catheter niệu quản.
  • Các gói bảo hiểm bao gồm: xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe khác mà bạn có.

Vì thế, khi chi phí nội soi bàng quang cuối cùng mà bạn cần phải trả có thể sẽ dao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức trên một chút.

Nội soi khu vực bàng quang thường mất bao lâu để hồi phục?

Nội soi bàng quang thông thường sẽ mất từ 1-2 ngày để bạn có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu không hồi phục sau 02 ngày, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu gần nhất.

Với những thông tin trên hi vọng có thể mang lại những kiến thức hữu ích về phương pháp nội soi bàng quang. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cùng với đội ngũ bác sĩ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nội soi bàng quang và giúp phục hồi sức khoẻ cho rất nhiều bệnh nhân. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ kiểm tra nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,569

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám