Nứt kẽ hậu môn do đâu? Bao lâu thì hết? Có tự khỏi được không?Tại sao hay tái phát?

Kiều Liên

15-08-2020

goole news
16

Nứt kẽ hậu môn là bệnh thường gặp, đồng thời cũng là điểm “khó nói” của nhiều người. Bất thường này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, rát, khó chịu và có xu hướng sợ đi đại tiện. Khi đó, tình trạng táo bón của người bệnh tiến triển nặng hơn, kéo theo tình trạng vết nứt càng ngày càng nặng và lâu lành hơn.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng các có vết nứt, vết rách trên niêm mạc hậu môn, làm lộ cơ xung quanh. Theo thời gian, mỗi lần đi đại tiện, cùng với sự co thắt của cơ hậu môn, các mép vết nứt này sẽ bị kéo ra rộng hơn, làm lộ lớp cơ xung quanh, gây đau đớn, rát và chảy máu cho người bệnh. Tình trạng có thể trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có triệu chứng táo bón, hay đi đại tiện kèm phân cứng, không có thói quen ăn rau, lười uống nước, thích ăn chua cay,...

Tuỳ thuộc vào mức độ đau, thời gian kéo dài, bệnh được chia thành hai nhóm cụ thể  như sau: 

  • Nứt hậu môn cấp tính: Đặc điểm là các vết nứt trên kẽ hậu môn còn nông, nhỏ, có thể sưng đỏ và dấu hiệu viêm nhẹ. Người bệnh có thể cảm thấy đau rát sau khi đại tiện.
  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Khi bệnh nứt kẽ kéo dài hơn 6 tuần sẽ chuyển thành giai đoạn mãn tính. Lúc này, các vết nứt hậu môn sâu và rộng hơn. Bạn cũng thường xuyên cảm thấy đau thắt, khó chịu khi đi đại tiện hoặc trong sinh hoạt đời thường.

Hình ảnh nứt kẽ hậu môn, rách ở niêm mạc
Hình ảnh nứt kẽ hậu môn, rách ở niêm mạc

Đây là bất thường bệnh lý mức độ nhẹ, thường được chỉ định dùng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Hầu hết các vết nứt sẽ lành sau vài tuần. Tuy nhiên, không loại trừ một số ca bệnh nứt kẽ từ cấp tính diễn biến thành mãn tính. Bác sĩ phải cân nhắc can thiệp ngoại khoa để điều trị nứt kẽ hậu môn dứt điểm.

Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn

Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ cho biết, mặc dù nứt kẽ ở hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt là những người có vết thương ở hậu môn do:

Mắc bệnh táo bón lâu ngày

Những người bị táo bón lâu ngày thường có phân cứng, khô, phân tích tụ nhiều ngày không đi được. Một khi đi đại tiện, họ thường phải rặn rất mạnh. Điều này khiến áp lực lên cơ thắt hậu môn lớn, khi phân được đẩy ra ngoài dễ hình thành các vết nứt, sưng đỏ và viêm nhiễm. 

Tiêu chảy kéo dài 

Tiêu chảy khiến người bệnh phải đi ngoài nhiều lần. Khi đó lớp niêm mạc dễ bị kích ứng, tổn thương, kết hợp với mất cân bằng vi khuẩn khi tiêu chảy dễ gây ra các vết nứt kẽ.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Một số cặp đồng tính nam và cặp tình nhân nam nữ có sở thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Lý do là vì hậu môn là bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh xúc cảm và cả tĩnh mạch nên dễ kích thích và mang lại cảm giác hưng phấn hơn. 

Tìm kiếm cảm giác lạ qua cách quan hệ kiểu mới có thể khiến bộ phận này bị tổn thương

Tìm kiếm cảm giác lạ qua cách quan hệ kiểu mới có thể khiến bộ phận này bị tổn thương

Tuy nhiên trong khi quan hệ tình dục, các động tác đưa đẩy dễ tạo ra ma sát quá mức và áp lực khiến lớp niêm mạc bị rách. Ngoài ra, vì đây không phải cơ quan có chức năng quan hệ tình dục nên không thể tiết ra chất bôi trơn. Việc bôi không đủ chất bôi trơn, không mát xa để cơ quan này thả lỏng hay sử dụng đồ chơi tình dục không phù hợp cũng khiến bạn bị đau rát, khó chịu và dễ gây rách, viêm loét hậu môn. 

Đưa vật lạ vào hậu môn

Trên thực tế lâm sàng những năm gần đây, hiện tượng này xảy ra không hề ít. Ngoài hiện tượng các cặp đồng tính nam đã đề cập đến ở trên thì có một số đối tượng sau khi sử dụng chất kích thích hoặc đơn giản là muốn tìm kiếm khoái cảm khác lạ nên đã nhét các dị vật như dưa chuột, cốc, chai nhựa,... vào hậu môn. Thậm chí, gần đây các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Việt Đức vừa giải phẫu thành công cho 1 bệnh nhân nhét 1 con lươn sống vào trực tràng. 

Bất kỳ vật lạ nào được đưa vào hậu môn đều mang theo vi khuẩn vào hậu môn và khiến bộ phận này tổn thương, gây trầy xước, rách niêm mạc, kích ứng. Khi đó, vết nứt dễ hình thành, bị nhiễm trùng và có xu hướng nứt rộng ra. 

Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa bất cứ thứ gì vào hậu môn

Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa bất cứ thứ gì vào hậu môn

Ngoài ra, các nhân tố không khiến cơ quan này tổn thương dũng có thể khiến người bệnh bị nứt kẽ như sau:

Cơ thắt hậu môn co cứng quá mức

Cơ thắt hậu môn co quá mức sẽ khiến bệnh vướng vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn, đặc biệt là người táo bón. Với phân cứng, khó đi, người bệnh phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Lực rặn mạnh sẽ ma sát với lớp niêm mạc và hình thành vết nứt. 

Đồng thời, khi vết nứt gây đau, người bệnh càng sợ đi đại tiện, tình trạng táo bón nặng nề hơn. Điều này vô hình chung dẫn đến khi bạn phải đi đại tiện, các cơ hậu môn sẽ co cứng hơn nữa, tạo thành một vòng tuần hoàn không hồi kết.  

Sẹo sau khi phẫu thuật hậu môn trực tràng

Một số người bị bệnh đã trải qua phẫu thuật ở bộ phận như cắt trĩ, thắt trĩ sẽ hình thành vết sẹo. Tuy nhiên, sẹo thường kém đàn hồi hơn so với da bình thường khiến vùng hậu môn co giãn kém. Một khi rặn, áp lực của vùng sẹo lớn, niêm mạc bị rách và vết nứt lại hình thành.

Một số người có thể có sẹo sau khi phẫu thuật ở hậu môn trực tràng

Một số người có thể có sẹo sau khi phẫu thuật ở hậu môn trực tràng

Cách bệnh lý khác

Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng, ung thư hậu môn, bệnh bạch cầu, bệnh lây qua đường tình dục (HIV, lậu, giang mai),... cũng có thể hình thành các vết nứt ở nhiều nơi trên ống hậu môn. 

Thói quen xấu 

90% các trường hợp gây nứt kẽ ở hậu môn không liên quan đến bệnh lý mà là hệ quả của các thói quen xấu hàng ngày như:

  • Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Khiến các vi khuẩn xâm nhập vào tuyến hậu môn. Điều này làm cho da hậu môn bị viêm nhiễm, hình thành khối apxe. Khi các khối áp xe này bị vỡ ra thì chúng ta sẽ bị rách hậu môn.
  • Thói quen đại tiện xấu: Vừa đọc sách báo, chơi game khi đi đại tiện đã làm kéo dài thời gian đại tiện, từ đó hình thành các bệnh về trực tràng hậu môn.
  • Chế độ ăn uống: Những người bị thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu hụt chất xơ và nước sẽ có hệ tiêu hóa vận hành thiếu trơn tru, đặc biệt là khi đi đại tiên. Đây cũng chính là căn nguyên của bệnh nứt kẽ hậu môn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng rất dễ gây táo bón, làm nứt kẽ hậu mônChế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng rất dễ gây táo bón, làm nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Bạn có thể tự nhận biết tình trạng nứt kẽ hậu môn qua một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Xuất hiện các vết rách dễ dàng nhìn thấy quanh các vùng da xung quanh hậu môn 
  • Cảm giác căng tức hậu môn, đau nhói, nóng rát khi đi đại tiện, có thể kéo dài vài giờ sau khi đi đại tiện đến cả ngày. Theo thời gian, nó khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi vài giờ hoặc cả ngày sau khi đi đại tiện
  • Cục phân đầu tiên luôn cứng
  • Xuất hiện máu trong phân, máu đầu bãi, cuối bãi dính trên giấy vệ sinh, nhỏ giọt trên bồn cầu
  • Có khối u nhỏ gần vết rách hậu môn

Vị trí của nứt hậu môn thường xuất hiện ở điểm yếu của hậu môn là tam giác Minor
Vị trí của nứt hậu môn thường xuất hiện ở điểm yếu của hậu môn là tam giác Minor

Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

Khám lâm sàng

Bệnh nhân có thể được các bác sĩ hỏi các triệu chứng lâm sàng, thói quen đi ngoài và thực hiện khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường vùng bên ngoài hậu môn. Đồng thời, bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau để đưa ngón tay vào hậu môn của người bệnh thăm khám xem có hiện tượng xuất huyết tiêu hoá hay không.

Xét nghiệm

Để xác định chính xác bệnh nứt kẽ hậu môn thì ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ cần làm các xét nghiệm nhanh kiểm tra tình hình vết rách. Cụ thể:

  • Nội soi hậu môn: Ống mềm gắn camera nội soi được đưa vào hậu môn để giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn hình ảnh hậu môn và trực tràng
  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo: Dành được áp dụng đối với những người bệnh có tuổi nhỏ hơn 50 đồng thời không có  nguy cơ các bệnh về ruột non hay ung thư trực tràng.
  • Nội soi đại tràng: Đây là biện pháp chẩn đoán được chỉ định với người hơn 50 tuổi. Nguyên nhân là do những người lớn tuổi cần kiểm tra tổng quát đại tràng do các chức năng hệ tiêu hóa trong cơ thể họ có thể không còn tốt nữa.

Bệnh nhân nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Biến chứng của nứt kẽ hậu môn

Đây là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh nứt kẽ mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng như sau: 

  • Vết nứt kẽ hậu môn không lành: Bệnh trở đi trở lại nhiều lần trong năm mà không thể điều trị triệt để
  • Vết rách kéo dài đến các cơ quan xung quanh và gây nhiễm trùng: Tổn thương hậu môn có thể mở rộng đến cơ vòng bên trong hậu môn khiến vết nứt càng khó lành hơn

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dùng thuốc điều trị

Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc làm mềm phân, thuốc làm lành vết nứt và thuốc làm giảm trương lực cơ thắt. Các loại thuốc thường được chỉ định như sau:

  • Nitroglycerin (Rectiv) dùng ngoài da, có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến vết nứt để thư giãn cơ vòng hậu môn và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. 
  • Các loại kem gây tê tại chỗ (chẳng hạn như Lidocaine Hydrochloride (Xylocaine) có tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Nifedipine dạng uống (Procardia) hoặc Diltiazem (Cardizem) với mục đích giãn cơ vòng hậu môn.
  • Tiêm Botulinum toxin loại A (Botox) hỗ trợ tê liệt cơ thắt hậu môn để giảm đau.

Các loại thuốc bôi rất phổ biến cho điều trị bệnh này

Các loại thuốc bôi rất phổ biến cho điều trị bệnh này

Đồng thời, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà như ngâm hậu môn. Để giảm triệu chứng đau rát hậu môn cũng như thư giãn cơ thể, bạn hãy ngồi trong nước ấm 10-20 phút 3 - 4 lần/ ngày, nhất là sau khi đi đại tiện.

Chú ý, tuyệt đối không sử dụng xà phòng vì đây là chất có thể gây kích ứng vùng hậu môn. Và đặc biệt không áp dụng các cách trị nứt hậu môn theo dân gian không có căn cứ y tế để điều trị tại nhà.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ sẽ thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, không thể khắc phục bằng các liệu pháp thông thường. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh phải can thiệp ngoại khoa chỉ chiếm khoảng 20%. 

Các bác sĩ sẽ đề nghị cắt một phần cơ vòng nhỏ của bệnh nhân để giảm nhẹ áp lực lên cơ co thắt hậu môn. Đối với các trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, phương pháp này có hiệu quả cao nhất. 

Các cách phòng tránh nứt hậu môn

Bổ sung chất xơ

Để hạn chế nguy cơ táo bón, bạn cần tích cực bổ sung các chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm bạn nên tích cực tiêu thụ bao gồm:

  • Lúa mì, yến mạch nguyên cám
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô,...
  • Đậu Hà Lan
  • Hạt và quả hạch
  • Trái cây có múi

Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách để ngăn ngừa táo bón, hạn chế tối đa việc hình thành các vết nứt hậu môn. Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 3 - 4 lít nước/ ngày, một nửa trong số đó là hấp thụ từ thức ăn, hoa quả. Tức bạn phải đảm bảo bệnh nhân uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày. Lưu ý các loại nước nên uống bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như trà, cafe, rượu bia,...

Đối tượng bị bệnh nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở người tuổi trung niên. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần nếu cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Tập thể dục

Bạn nên dành ít nhất 30 phút/ ngày và duy trì khoảng 5 buổi/ ngày để tập thể dục. Điều này giúp cải thiện cơ sàn chậu, trong đó có cả cơ hậu môn, hạn chế hội chứng táo bón, tiêu chảy và nguy cơ hình thành vết nứt kẽ hậu môn.

Xây dựng thói quen đại tiện lành mạnh

  • Không nhịn đại tiện, khi buồn phải đi ngay
  • Không ngồi trên bồn cầu quá lâu
  • Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, nhẹ nhàng lau sạch bằng giấy mềm sau khi “giải quyết”
  • Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh có mùi thơm hay thành phần hoá học độc hại
  • Điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan như tiêu chảy, táo bón,...

Bạn nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, khoa học

Bạn nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, khoa học

Thường xuyên thay tã

Nếu như đối tượng bị nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ thì bạn phải chú ý vệ sinh cho bé sạch sẽ, thay tã cho bé thường xuyên. 

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Trong trường hợp bạn bí táo bón lâu ngày hoặc đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn gặp khó khăn khi đi ngoài thì có thể phải uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc nhuận tràng giúp:

  • Bổ sung lượng nước trong ruột
  • Bổ sung chất bôi trơn để hỗ trợ thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn
  • Giữ nước trong ruột kết
  • Kích thích các cơ trong ruột để tăng tốc độ đi đại tiện

Phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ

Một số người nhầm lẫn hai bệnh lý này bởi chúng có triệu chứng đi ngoài ra máu giống nhau. Tuy nhiên, trĩ là tình trạng các tĩnh mạch hoặc ngoài ống hậu môn sưng lên, do táo bón gây ra. Trong khi đó, nứt kẽ là tình trạng các vết rách ở vùng da xung quanh vị trí này gây đau đớn khi đi đại tiện, có thể kèm theo máu. 

Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện nên dễ dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng
Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện nên dễ dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng

Câu hỏi thường gặp

Nứt kẽ hậu môn có dễ tái phát không?

Có. Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tình trạng này rất dễ tái phát. Sau khi điều trị khỏi, bệnh thường tái phát sau khi đại tiện ra phân cứng hoặc do những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn khác. 

Để tránh các vết nứt này tái phát thì bạn nên duy trì chế độ ăn và sinh hoạt điều độ. Trong trường hợp, bệnh vẫn tái phát thì bạn nên đi khám Trực tràng hậu môn để được điều trị dứt điểm. 

Nứt kẽ hậu môn rất dễ tái phát và diễn biến thành biểu hiện mãn tính

Nứt kẽ hậu môn rất dễ tái phát và diễn biến thành biểu hiện mãn tính

Nứt kẽ hậu môn có dẫn đến ung thư không?

Không. Chú ý, triệu chứng đại tiện đau và chảy máu không chỉ là triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn mà còn là dấu hiệu của 1 số bệnh khác ở đường tiêu hoá và cả ung thư đại trực tràng. Khi có những biểu hiện này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng ngay lập tức để được khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nếu vết nứt ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài tuần, với tiền đề người bệnh hết táo bón, tiêu chảy, Tuy nhiên, nếu vết nứt ở mức độ nặng thì tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời. Vết nứt kẽ ở hậu môn có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính với tình trạng khó chữa trị hơn

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh bị nứt kẽ hậu môn

Ngay khi phát hiện bản thân bị nứt kẽ, người bệnh nên thực hiện theo các lưu ý khi chăm sóc, vệ sinh hậu môn như sau:

  • Giữ cho vết nứt khô ráo, không để vết nứt dính nước, vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng giấy sạch sau khi đi đại tiện
  • Không để vết nứt tiếp xúc với các chất tẩy rửa như dung dịch vệ sinh, nước tắm
  • Giảm bớt thực phẩm dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ đóng hộp hoặc có nhiều chất bảo quản
  • Hạn chế tiêu thụ carb tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng
  • Không tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa 

Trung tâm Nội soi Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám, điều trị và khám chữa bệnh các bệnh về hậu môn, tiêu hoá đáng tin cậy. Trung tâm nằm trong Hệ sinh thái kết hợp Khoa Nội Tiêu hoá - Khoa Ngoại - Nội soi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống máy nội soi Olympus CV 190 nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. 

 

Bệnh nhân nội soi dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Nhờ có hệ thống kính lọc đầu dây soi và ánh sáng đơn sắc, các chuyên gia có thể quan sát hệ vi mạch máu nông ngay trong lớp niêm mạc. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phát hiện những tổn thương ở vị trí khó tìm nhất.  

Quy trình nội soi tại Trung tâm Nội soi Tiêu hoá Phương Đông nhanh gọn, gây mê nhẹ nhàng, êm ái. Chỉ trong vòng 15 phút ở trạng thái ngủ, người bệnh đã được các bác sĩ tiến hành nội soi xong. Sau đó, bạn sẽ dần tỉnh lại và nằm nghỉ cho tới khi tỉnh hoàn toàn. Bác sĩ sẽ đọc kết quả khi người bệnh tỉnh lại và nhà hàng sẽ cung cấp cho bệnh nhân 1 suất ăn nhẹ miễn phí sau khi hoàn tất quá trình thăm khám. 

Có thể nói, nứt kẽ hậu môn không phải bệnh nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bởi vậy, khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý này, bạn nên gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,741

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám