Phân loại suy dinh dưỡng theo các cấp độ, thang đo uy tín trên thế giới

Phương Loan

21-09-2024

goole news
16

Suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, cản trở sự phát triển thể chất và trí tuệ người bệnh. Phân loại suy dinh dưỡng chính xác theo cấp độ giúp bác sĩ, gia đình có hướng can thiệp kịp thời và ngăn chặn diễn tiến xấu.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các nhóm dưỡng chất thiết yếu, khiến các cơ quan hoạt động kém hiệu quả. Một người bình thường cần cung cấp đủ protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột để duy trì hoạt động sống, tạo tiền đề phát triển khỏe mạnh.

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các nhóm dưỡng chất thiết yếu

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các nhóm dưỡng chất thiết yếu

Nhóm đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai, bệnh nhân hậu phẫu có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Bạn có thể dựa vào những triệu chứng như gầy còm, thấp bé, da tái xanh, rụng tóc, đau khớp,... để phán đoán tình trạng bệnh, có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.

Chỉ số phân loại suy dinh dưỡng

Không có chỉ số phân loại mức độ suy dinh dưỡng cố định, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ áp dụng thang đo phù hợp. Chỉ số BMI là chỉ số thường được áp dụng nhất, đo lường dựa trên cân nặng và chiều cao của người bệnh.

Một số chỉ số phân loại cấp độ suy dinh dưỡng thường được sử dụng như:

  • W/H - Chỉ số cân nặng/chiều cao: Chẩn đoán suy dinh dưỡng thể gầy còm hay suy dinh dưỡng thể béo phì.
  • W/A - Chỉ số cân nặng/tuổi: Đánh giá sự tăng trưởng về cân nặng của người bệnh.
  • H/A - Chỉ số chiều cao/tuổi: Đánh giá sự tăng trưởng chiều cao của người bệnh.
  • Vòng đầu/tuổi: Kiểm tra mức độ phát triển của não bộ, là chỉ số chẩn đoán suy dinh dưỡng quan trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Z-Score hay Độ lệch chuẩn (SD): Thang đo trị số dinh dưỡng của trẻ với giá trị tiêu chuẩn của quần thể.

Các chỉ số xếp loại cấp độ suy dinh dưỡng

Các chỉ số xếp loại cấp độ suy dinh dưỡng

Bốn cách phân loại suy dinh dưỡng phổ biến hiện nay

Suy dinh dưỡng ở trẻ em, người lớn đe dọa đến sức khỏe, sự phát triển cùng khả năng miễn dịch. Phân loại suy dinh dưỡng giúp bệnh nhân, bác sĩ xác định căn nguyên vấn đề và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp

Phân loại theo cấp độ

Phân loại theo cấp độ, có 3 nhóm suy dinh dưỡng chính bao gồm:

  • Độ 1 là suy dinh dưỡng thể nhẹ, bệnh nhân bị sụt cân nhẹ, thiếu năng lượng, uể oải, mệt mỏi. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thường hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, chưa dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
  • Độ 2 là tình trạng suy dinh dưỡng không có lớp mỡ dưới da, người bệnh gầy còm, da xanh xao, nhợt nhạt. Bác sĩ chỉ định bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Độ 3 là mức suy dinh dưỡng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc, dưỡng chất cùng thực đơn giàu dưỡng chất.

Chia nhóm suy dinh dưỡng theo 3 cấp độ

Chia nhóm suy dinh dưỡng theo 3 cấp độ

Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em theo thể

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, chỉ số cơ thể bệnh nhân, có thể chia suy dinh dưỡng thành 3 thể chính sau:

  • Teo đét (Marasmus) là thể suy dinh dưỡng nghiêm trọng do cơ thể thiếu hụt protein, carbohydrate, lipid. Người bệnh có biểu hiện suy kiệt năng lượng, nhẹ cân, cơ thể còi cọc và xanh xao.

Trẻ nhỏ bị teo đét thường bị chậm phát triển, suy giảm chức năng hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Bệnh diễn tiến mạn tính có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, ngay cả khi ăn uống đầy đủ và cân bằng chất.

  • Thể phù (Kwashiorkor) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thiếu protein trầm trọng. Cha mẹ thường khó phát hiện dạng suy dinh dưỡng này, do thân hình trẻ vẫn mập máp và đầy đặn.
  • Thể phối hợp (Marasmus & Kwashiorkor), bệnh nhân bị thiếu hụt protein và năng lượng gây các triệu chứng của hai dạng teo đét và dạng phù. Bệnh nhân thường gầy gò, da xanh xao nhưng vẫn xuất hiện tình trạng phù ở tay, chân.

Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow

Waterlow sử dụng hai chỉ số chính để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, cụ thể:

  • Chiều cao/tuổi: Xem xét, kiểm tra sự tăng trưởng về chiều cao của người bệnh, phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính.
  • Cân nặng/chiều cao: Chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, phản ánh chỉ số dinh dưỡng hiện tại của bệnh nhân.

Dựa vào kết quả của 2 chỉ số nêu trên, có thể phân loại các mức độ suy dinh dưỡng theo phương pháp Waterlow như sau:

  • Chiều cao/tuổi >90% (-2SD) và cân nặng/chiều cao >80% (-2SD): Bình thường.
  • Chiều cao/tuổi >90% (-2SD) và cân nặng/chiều cao <80% (-2SD): Suy dinh dưỡng thể gầy.
  • Chiều cao/tuổi <90% (-2SD) và cân nặng/chiều cao >80% (-2SD): Suy dinh dưỡng thể còi cọc.
  • Chiều cao/tuổi <80% (-2SD) và cân nặng/chiều cao <90% (-2SD): Suy dinh dưỡng thể còi cọc, gầy mòn.

Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng theo phương pháp Waterlow

Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng theo phương pháp Waterlow

Phân loại suy dinh dưỡng theo WHO

Tổ chức Y tế Thế giới WHO chia suy dinh dưỡng thành 3 nhóm chính:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Cân nặng người bệnh thấp hơn mức trung bình, căn cứ vào biểu đồ tăng trưởng chuẩn về cân nặng và chiều cao.
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Kết luận khi chiều cao bệnh nhân thấp hơn mức trung bình so với độ tuổi, dựa trên biểu đồ tăng trưởng chuẩn cân nặng và chiều cao.
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Tình trạng người bệnh có cân nặng theo chiều cao thấp hơn mức chuẩn, cơ và mỡ bị teo đi.

Phương pháp phân loại suy dinh dưỡng nào chuẩn xác nhất

Mỗi biểu đồ xếp loại suy dinh dưỡng đều có ưu và nhược điểm riêng, khó kết luận phương pháp chuẩn xác nhất. Bác sĩ cần thông qua khám lâm sàng, chỉ số xét nghiệm để quyết định phân loại tình trạng dinh dưỡng.

Đánh giá, kết luận tình trạng suy dinh dưỡng cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên môn, dưới sự chỉ định của bác sĩ. Chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ kiểm tra, tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu cho mọi lứa tuổi, bao gồm người lớn và trẻ nhỏ.

Khám dinh dưỡng chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khách hàng liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám dinh dưỡng ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ suy dinh dưỡng.

Phân loại suy dinh dưỡng là bước quan trọng trong quá trình đánh giá chỉ số dinh dưỡng cá nhân, đặc biệt ở trẻ em. Dựa vào các tiêu chí phân loại, bạn có thể xác định phác đồ điều trị hoặc biện pháp can thiệp kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
64

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám