Rò luân nhĩ có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?

Nguyễn Thị Vân Anh

09-06-2022

goole news
16

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở tai, thường xuất hiện độc lập, được hình thành vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Rò luân nhĩ là bệnh lành tính, tuy nhiên trong trường hợp hiếm có thể liên quan đến hội chứng di truyền.

Rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở tai, hình thành vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Theo bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bệnh còn được gọi là xoang trước não thất, lỗ rò trước não thất, hố trước não thất, đường trước não thất hoặc u nang tiền não thất.

Đặc trưng của rò luân nhĩ là có lỗ rò trước vành tai, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Nếu lỗ rò đi quá sâu vào bên trong, bám vào sụn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người mắc.

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở tai, hình thành vào tuần thứ 6 của thai kỳRò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở tai, hình thành vào tuần thứ 6 của thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh lành tính, hầu hết các lỗ rò luân nhĩ không bộc lộ triệu chứng nếu không xảy ra nhiễm trùng. Ở trạng thái bình thường, không viêm nhiễm, lỗ rò chỉ nhỏ như đầu tăm, vị trí thường xuất hiện gần với vùng trước vành tai, chỗ sụn của vành tai.

Vị trí rò luân nhĩ thường xuất hiện gần với vùng trước vành tai, chỗ sụn của vành taiVị trí lỗ rò thường xuất hiện gần với vùng trước vành tai, chỗ sụn của vành tai

Trong lòng đường rò này có 1 ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết dịch và khi nặn có thể thấy tiết bã màu trắng đục như nhân mụn trứng cá dễ khiến người bệnh lầm tưởng.

Trường hợp nhiễm trùng rò luân nhĩ sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ngứa, ban đỏ, sưng tấy.
  • Đau và tiết dịch có mùi hôi, chảy mủ tai tái phát.
  • Tại vị trí rò luân nhĩ sẽ phình ra một nang nhỏ làm tăng nguy cơ tạo thành ổ áp-xe.
  • Nặng hơn có thể tụ mủ, viêm mô tế bào, kèm nhức đầu và sốt.

Rò luân nhĩ do nguyên nhân nào?

Rò luân nhĩ là sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 hoặc khiếm khuyết của sáu đồi thính giác trong quá trình phát triển của màng nhĩ ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ nhiều hơn nam.

Một số trường hợp rò luân nhĩ liên quan đến hội chứng di truyền như:

  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann: Liên quan đến các vấn đề trong thận và gan.
  • Rối loạn trương lực cơ hàm mặt: Bất thường ở đầu và mặt, đầu rất nhỏ không phát triển theo cơ thể, chậm phát triển, các vấn đề về ngôn ngữ còn được gọi là hội chứng Treacher Collins.
  • Các hội chứng khác: Hội chứng Wolf-Hirschhorn; hội chứng mất đoạn 5p nhiễm sắc thể; hội chứng Wolf-Hirschhorn; hội chứng mất đoạn 5p nhiễm sắc thể cũng liên quan đến rò luân nhĩ.

Rò luân nhĩ có thể đến các hội chứng di truyềnRò luân nhĩ có thể đến các hội chứng di truyền

Phương pháp chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ

Theo chuyên gia, chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ ban đầu dựa vào thăm khám lâm sàng:

  • Hình ảnh lỗ tròn luân nhĩ gần với vùng trước vành tai, chỗ sụn của vành tai.
  • Sưng đau, có tụ dịch.
  • Cạnh lỗ nhỏ sờ thấy một cục nhỏ như đầu ngón tay.
  • Khi có nghi ngờ rò luân nhĩ, bác sĩ chỉ định khám bổ sung, bao gồm:
  • CT: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính nhanh chóng phát hiện các bất thường trong cấu trúc của tai ngoài.
  • MRI (Magnetic resonance imaging) : Hình ảnh chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện khối u ở tai.

Hình ảnh chụp cộng hưởng (MRI) từ tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngHình ảnh chụp cộng hưởng (MRI) từ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Biện pháp điều trị hiệu quả, tránh viêm nhiễm

Khi thăm khám, tình trạng rò luân nhĩ không có biểu hiện bất thường thì không cần điều trị, chỉ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và theo dõi sức khỏe đề phòng cho người bệnh. Đối với trường hợp nặng, có 2 biện pháp điều trị hiệu quả sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa sẽ được chỉ định cho người bệnh mắc rò luân nhĩ nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu là dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, vệ sinh vùng tai đúng cách để ngăn chặn nhiễm trùng và kết hợp với chườm ấm để giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức.

Trong trường hợp hình thành ổ áp cần tiền hành điều trị bằng thuốc kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, chống viêm, giảm đau. Nếu kháng sinh không thể làm suy giảm tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ dẫn dịch mủ bằng phương pháp:

  • Chọc và hút dịch ổ áp-xe: Y bác sĩ sẽ dùng một kim nhọn để chọc vào khối tụ dịch và hút dịch.
  • Nuôi cấy dịch mủ: Phương pháp này, bác sĩ lấy dịch mủ để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, điều này sẽ giúp chọn ra loại kháng sinh đáp ứng với nhiễm trùng nhằm đẩy nhanh quá trình chữa trị.
  • Rạch thoát mủ: Phương pháp được sử dụng khi chọc, hút và nuôi cấy dịch mủ đều không đáp ứng được tình trạng bệnh của người bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị rò luân nhĩ bằng việc cắt bỏ cục bộ, đường rạch sau não thất mở rộng trong phương pháp tiếp cận trên não thất, dưới gây mê toàn thân được y khoa thế giới nhận định chắc chắn cho kết quả tốt và không có tỷ lệ tái phát. Quy trình phẫu thuật diễn ra theo các bước:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra đánh giá tình trạng, sau đó tiến hành cho bệnh nhân chụp CT hoặc MRI xác định tình trạng của bệnh nhân.
  • Bước 2: Khi có kết quả xác định vị trí, bác sĩ sẽ rạch một đường elip xung quanh hố xoang, mở rộng ra phía trên và phía sau vào rãnh sau màng cứng.
  • Bước 3: Sau khi rạch, bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách bằng thiết bị rút xương chũm tự giữ để xác định vùng thái dương tạo thành giới hạn giữa của phần bóc tách, tiếp tục qua sụn của vòng xoắn trước, được coi là rìa sau của bóc tách.
    Trong quá trình bóc tách, bác sĩ sẽ loại bỏ mô bề mặt của cân mạc thái dương cùng với xoang trước não thất. Một phần sụn hoặc màng sụn của vòng xoắn ở đáy xoang cũng được cắt bỏ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn biểu mô trong mọi trường hợp.
  • Bước 4: Sau khi bóc tách xong, bác sĩ sẽ khâu da bằng chỉ Silk 3.0 hoặc prolene và dẫn lưu dịch.
  • Bước 5: Sau 24 giờ phẫu thuật, bông băng và ống dẫn lưu được gỡ bỏ, người bệnh được dùng một đợt thuốc kháng sinh, kháng viêm trong 5 ngày.

Phương pháp cắt bỏ cục bộ rò luân nhĩ cho kết quả tốt, không có tỷ lệ tái phát

Phương pháp cắt bỏ cục bộ rò luân nhĩ cho kết quả tốt, không có tỷ lệ tái phát


Bệnh nhân lưu ý trong khoảng 7 ngày chờ cắt chỉ, cần vệ sinh đúng cách ở vị trí vết thương, nhằm tránh gây nhiễm trùng giúp vết thương nhanh hồi phục.

Biện pháp phòng nhiễm khuẩn rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ được biết là hội chứng di truyền nên không có cách nào để phòng ngừa. Bệnh nhân chỉ có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Không nặn, không sờ lỗ rò.
  • Không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên lỗ rò.
  • Vệ sinh đúng cách hàng ngày sau mỗi lần rửa mặt.
  • Khám định kỳ hàng năm.

Dịch vụ khám chữa , chăm sóc chuyên nghiệp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Dịch vụ khám chữa , chăm sóc chuyên nghiệp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 

Liên chuyên khoa Mắt -Tai mũi họng - Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị thăm khám, chẩn đoán, điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có bệnh rò luân nhĩ. Đồng hành cùng người bệnh là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại bậc nhất như: Máy đo thính học, máy nội soi tai mũi họng ống mềm, máy tập phục hồi tiền đình, đo chức năng tiền đình,…giúp cho việc khám chữa bệnh chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả cao.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị rò luân nhĩ. Để được giải đáp và tư vấn trực tiếp thắc mắc liên quan, quý khách vui lòng bấm số 19001806 chuyên viên sẽ nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,444

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám