Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu là tình trạng chỉ số chất béo trong máu quá cao hay xuống thấp hơn mức bình thường, cụ thể:
- Chỉ số LDL Cholesterol (hay Cholesterol xấu, Lipoprotein tỷ trọng thấp) tăng cao.
- Chỉ số HDL Cholesterol (hay Cholesterol tốt, Lipoprotein tỷ trọng cao) quá thấp.
- Chỉ số Triglyceride (hay Chất béo trung tính) tăng cao.
Người mắc bệnh rối loạn lipid máu có nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ hoặc gặp các vấn đề tim mạch do sự tích tụ mảng xơ vữa gây tình trạng hẹp lòng mạch, tắc mạch máu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể.
(Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch)
Vì có nhiều biến chứng nghiêm trọng nên mỡ máu thường bị hiểu lầm là chất gây hại, trên thực tế loại chất béo này có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào và các hoạt động chức năng của cơ thể. Thành phần mỡ máu bao gồm:
- Triglyceride còn được gọi là chất béo trung tính, hình thành và tiến triển bởi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức.
- Cholesterol LDL là loại cholesterol xấu, nếu chỉ số LDL quá cao sẽ hình thành các mảng bám trong mạch máu.
- Cholesterol HDL là loại cholesterol tốt, chỉ số HDL cao có thể hỗ trợ loại bỏ LDL khỏi máu.
Duy trì chỉ số mỡ máu ở mức bình thường sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý do rối loạn lipid máu gây ra. Nồng độ mỡ máu ổn định khi cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL, HDL-C trên 40 mg/dL, LDL-C dưới 100 mg/dL và chất béo trung tính dưới 150 mg/dL.
Phân loại rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát, theo đó nguyên phát bắt nguồn từ di truyền gia đình, còn thứ phát đến từ bệnh lý hoặc chế độ sinh hoạt của người bệnh.
Chi tiết từng nguyên nhân sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ tại nội dung 4. Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu.
Triệu chứng rối loạn mỡ máu thường gặp
Rối loạn mỡ máu thông thường không có triệu chứng, đặc biệt với những tình trạng còn nhẹ. Bệnh nhân chỉ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu định kỳ hoặc có những phát triển bất thường bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của tim, não, thận.
Triệu chứng rối loạn lipid máu thường gặp như:
- Đau tức ngực, hay cảm thấy có áp lực ở ngực.
- Khó thở, đặc biệt đau khi cần hít thở mạnh.
- Đau hoặc căng cứng khu vực cổ, quai hàm, vai, lưng.
- Nhịp tim nhanh.
- Ngất xỉu.
- Xuất hiện vết nổi, u vàng xung quanh mắt, khuỷu tay hoặc mắt cá chân.
(Xuất hiện u vàng xung quanh mắt người bệnh rối loạn lipid máu)
Nếu xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở uy tín để được thực hiện xét nghiệm máu, chẩn đoán tình trạng bệnh lý thông qua kết quả, thực hiện điều trị nếu cần.
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Ở nội dung này, Phương Đông sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu theo hai nhóm nguyên phát và thứ phát. Theo dõi bảng sau:
|
Khái niệm
|
Nguyên nhân
|
Nhóm nguyên phát
|
Rối loạn lipid máu liên quan đến đột biến gen đơn hoặc đa gen, khiến cơ thể sản xuất quá mức LDL hoặc sản xuất thiếu HDL.
|
- Nếu trong gia đình, ông bà, bố mẹ, anh chị có tiền sử rối loạn mỡ máu, bạn có thể phát triển rối loạn mỡ trong máu khi đến tuổi thiếu niên hoặc khoảng 20 tuổi.
- Tăng cholesterol máu gia đình và tăng cholesterol máu đa gen, thường do chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao.
- Tăng abetalipoprotein huyết gia đình, hay có nghĩa hàm lượng apolipoprotein B có trong LDL-C cao quá mức.
|
Nhóm thứ phát
|
Rối loạn mỡ máu do thói quen ăn uống, tổ chức lối sống thiếu lành mạnh.
|
- Tiêu thụ nhiều calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol.
- Sử dụng thường xuyên đồ uống có cồn, đồ uống kích thích.
- Hút thuốc lá hoặc những chế phẩm từ thuốc lá.
- Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng cushing, rối loạn đường ruột.
- Người mắc bệnh thận mãn tính, suy giảm, xơ gan mật, bệnh ứ gan mật.
- Sử dụng thuốc có hoạt tính cao như thiazid, retinoid, cyclosporine, tacrolimus, estrogen, glucocorticoid,...
|
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu tương đối đa dạng, bất kỳ đối tượng, lứa tuổi hay chủng tộc nào đều có nguy cơ mắc. Vậy nên, bạn và người thân trong gia đình không nên chủ quan với căn bệnh này.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn mỡ máu
Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán rối loạn lipid máu chính xác và nhanh chóng nhất. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết nồng độ LDL, HDL, chất béo trung tính cao, thấp hay trong mức bình thường.
(Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chỉ số mỡ máu)
Chỉ số xét nghiệm quyết định đến phác đồ điều trị rối loạn lipid máu, hoặc một số yếu tố khác như tình trạng thể chất, độ tuổi và giới tính. Người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm mỡ máu từ 3 đến 6 tháng một lần, người bình thường khuyến cáo nên thực hiện 1 lần/năm.
Xét nghiệm máu thường cần nhịn ăn 9 - 12 tiếng trước khi thực hiện, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể khi đăng ký hoặc nhận chỉ định từ bác sĩ. Để kết quả cho ra chính xác nhất, giảm thiểu sai số thì người bệnh hãy tuân thủ yêu cầu của cơ sở y tế.
Rối loạn mỡ máu có chữa được không?
Rối loạn mỡ máu có thể chữa được, tuy nhiên phần trăm hồi phục sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị rối loạn lipid máu nhằm giảm khả năng xảy ra các bệnh lý, hối chứng như mạch vành cấp tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu não hoặc động mạch ngoại biên.
Phương pháp điều trị có thể thay đổi theo chỉ số LDL, HDL, chất béo trung tính. Cụ thể:
- Chỉ số cholesterol cao phần lớn được chỉ định điều trị bằng statin, loại thuốc này có khả năng cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
- Nồng độ LDL-C và chất béo trung tính không giảm sau dùng statin, người bệnh sẽ được chỉ định thay thế bằng một số loại thuốc như Ezetimibe, Niacin, Fibrate, chất cô lập axit mật, Evolocumab và Alirocumab, Lomitapide và Mipomersen.
Với một số trường hợp phát hiện rối loạn mỡ máu sớm, chỉ số cholesterol chưa quá cao thì có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn hàng ngày, kết hợp tập luyện thể dục đều đặn.
Phương pháp phòng tránh rối loạn mỡ máu
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu và gặp các biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa ngay hôm nay bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thêm rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày nhằm tăng chất xơ cho cơ thể.
- Duy trì mức cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
- Nếu có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga, đồ có cồn cần từ bỏ sớm.
- Tập thể dục đều đặn, chọn một bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân.
- Hạn chế tình trạng ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại hoặc vận động nhẹ trong thời gian làm việc hoặc học tập.
- Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 2 lít/ngày.
- Sử dụng các loại chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu cá, dầu chiết xuất từ các loại hạt.
- Hạn chế nạp chất béo từ các loại thịt đỏ, các sản phẩm sản xuất từ sữa, đồ chiên rán.
(Phương pháp phòng tránh bệnh rối loạn lipid máu)
Với trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh rối loạn lipid máu, mỡ máu cao hoặc mỡ máu thấp, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, kịp thời phát hiện và điều trị.
Một số câu hỏi khác về rối loạn lipid máu
Đến với nội dung cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn mỡ máu, đồng thời tổng kết lại những thông tin quan trọng mà người bệnh và gia đình bệnh nhân cần lưu ý.
Rối loạn mỡ máu có di truyền không?
Thế hệ sau trong gia đình có người bị rối loạn mỡ máu, nhồi máu cơ tim (nam 55 tuổi và nữ 65 tuổi) có nguy cơ di truyền, đây là nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh lý. Thực hiện xét nghiệm tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử, gọi tắt FH, có khả năng tầm soát và phát hiện kịp thời.
(Bệnh rối loạn lipid máu có thể di truyền cho đời sau)
Ngoài yếu tố di truyền trong gia đình, rối loạn lipid máu thứ phát có thể phát triển từ những thói quen, lối sống không lành mạnh. Đặc biệt thường gặp ở người trẻ hiện nay, sử dụng nhiều chất kích thích, nạp chất béo quá mức cần của cơ thể.
Bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?
Giai đoạn đầu của bệnh rối loạn mỡ máu có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhưng về lâu dài dễ xảy ra các biến chứng khó lường. Những bệnh như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, đột quỵ não, nhồi máu thận hay tăng huyết áp phần lớn là biến chứng của rối loạn lipid máu.
Nên chăm sóc người bị rối loạn mỡ máu như thế nào
Bên cạnh việc người bệnh tự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống thì thân nhân cũng cần lưu ý, biết thêm một số thông tin để quá trình điều trị rối loạn lipid máu diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Cụ thể như sau:
- Từ bỏ thuốc lá vì khói thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh vào bữa ăn của gia đình.
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt.
- Cắt giảm thịt đỏ, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, đồ xào hoặc chiên nhiều dầu mỡ.
- Nhắc nhở người bệnh ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không làm việc quá độ.
- Giám sát người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện tái khám định kì.
Chữa rối loạn mỡ máu ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện là cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cao trong ngành. Với hơn 20 chuyên khoa, chúng tôi cam kết mang đến cho người bệnh chất lượng và giá trị dịch vụ tốt nhất.
(Xét nghiệm rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Với căn bệnh rối loạn lipid máu, khi đến với Phương Đông người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu trên hệ thống máy tự động, hiện đại hàng đầu thế giới. Có thể kể đến:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu trên máy phân tích tự động laser 26 thông số.
- Xét nghiệm sinh hóa máu trên máy sinh hóa tự động.
- Xét nghiệm miễn dịch được làm trên máy miễn dịch tự động.
- Xét nghiệm đông máu được làm trên máy đông máu tự động.
Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng tân tiến là đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Với xuất thân từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Thanh Nhàn,... các bác sĩ luôn hết mình trong công tác chăm sóc và điều trị sức khỏe cho bệnh nhân.
Bài viết trên đã giải đáp rối loạn mỡ máu là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh, bệnh có nguy hiểm không cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thực hiện xét nghiệm rối loạn mỡ máu, tư vấn chuyên sâu phương pháp điều trị.