Rối loạn mỡ máu ở trẻ em? Vì sao trẻ em bị rối loạn cholesterol?

Phương Loan

08-02-2024

goole news
16

Rối loạn mỡ máu ở trẻ em tưởng chừng là điều không thể xảy ra, nhưng với thực trạng thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chơi game và điện thoại hàng giờ không vận động, vấn đề máu nhiễm mỡ khi chưa thành niên hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổng quan về rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu hay Rối loạn lipid máu là khi cholesterol toàn phần tăng, chất béo trung tính tăng, cholesterol xấu tăng, cholesterol tốt giảm. Nếu kéo dài, người bệnh có thể gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,...

Rối loạn mỡ máu là tiền căn của bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim

(Rối loạn mỡ máu là tiền căn của bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim)

Hiện nay, không chỉ người trưởng thành mà ngay cả trẻ em, trong khoảng 6 - 19 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu. Đặc biệt ghi nhận tại khu vực thành thị, phần lớn do chế độ sinh hoạt của các bé không được khoa học và lành mạnh. 

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu ở trẻ em

Rối loạn mỡ máu ở trẻ em xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân:

- Nhóm nguyên phát: Trẻ bị máu nhiễm mỡ do đột biến gen hoặc đa gen, làm sản xuất quá mức hoặc chậm đào thải chất béo trung tính và cholesterol xấu; cũng có thể khiến sản xuất không đủ hoặc đào thải quá mức cholesterol tốt.

- Nhóm thứ phát: Trẻ bị rối loạn mỡ máu do lối sống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ít vận động, ngủ nghỉ không điều độ.

Triệu chứng rối loạn mỡ máu ở trẻ em

Rối loạn mỡ máu ở trẻ em cũng giống với người lớn, thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Bệnh chỉ biểu hiện khi đã trở nặng, xuất hiện biến chứng nghiêm trọng.

- Chất béo trung tính tăng cao có thể gây viêm tụy cấp, gan lách to, dị cảm, khó thở, lú lẫn. Một số xuất hiện u vàng trên thân, lưng, khuỷu tay, mông, đầu gối, bàn tay hoặc bàn chân.

- Chỉ số cholesterol xấu cao làm võng giác mạc, khuỷu tay, gối, khớp nối cổ chân có những khối u nhỏ màu vàng.

- Trẻ bị máu nhiễm mỡ do nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố gen di truyền có khả năng giác mạc hình cung.

Nhận biết rối loạn mỡ máu ở trẻ em qua các u mỡ vàng trên cơ thể

(Nhận biết rối loạn mỡ máu ở trẻ em qua các u mỡ vàng trên cơ thể)

Cha mẹ nên cho con đi khám sức khỏe tổng quát, thực hiện xét nghiệm máu đều đặn, tránh bệnh tiến triển nặng làm trẻ thở gấp, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh và đau tức ngực. Nặng hơn, ở độ tuổi thiếu niên trẻ lên cơn đau tim, tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ.

Xác định trẻ rối loạn mỡ máu khi nào?

Mỗi chủng tộc, độ tuổi và giới tính sẽ có quy chuẩn riêng về mức mỡ máu. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ công bố khuyến cáo chung về mức cholesterol cho độ tuổi 2 - 19 như sau:

Cấp độ

Cholesterol toàn phần

(mg/dL)

LDL Cholesterol

(mg/dL)

Bình thường

Dưới 170

Dưới 110

Giới hạn

170 - 199

110 - 129

Cao

Trên 200

Trên 130

Ngoài hai chỉ số đề cập trong bảng trên, rối loạn lipid máu ở trẻ em còn được kết hợp xác định bởi lượng chất béo trung tính và HDL Cholesterol.

Cấp độ

Chất béo trung tính (mg/dL)

HDL Cholesterol (mg/dL)

0 - 9 tuổi

10 - 19 tuổi

Bình thường

Dưới 75

Dưới 90

Trên 45

Giới hạn

75 - 99

90 - 129

40 - 45

Cao

Trên 100

Trên 130

Dưới 40

Như vậy có thể thấy, trẻ được kết luận rối loạn mỡ máu khi cholesterol toàn phần trên 200 mg/dL, LDL-C trên 130 mg/dL, triglycerides trên 100 mg/dL hoặc trên 130 mg/dL, HDL dưới 40 mg/dL.

Kết luận rối loạn lipid máu khi chỉ số cholesterol xấu tăng cao

(Kết luận rối loạn lipid máu khi chỉ số cholesterol xấu tăng cao)

Để biết được bốn chỉ số mỡ máu này, trẻ cần được thực hiện xét nghiệm máu tại cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị và bác sĩ chuyên môn. Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ các dấu hiệu nghi ngờ máu nhiễm mỡ, hãy đưa trẻ đi khám để có phương án điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa rối loạn mỡ máu ở trẻ em

Dù xuất phát từ nhóm nguyên nhân nào, nguyên phát hay thứ phát thì rối loạn mỡ máu trẻ em đều cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt, vận động hàng ngày. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để cho ra chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng nhằm đảm bảo quá trình phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng. Một số nguyên tắc mà phụ huynh có thể tham khảo:

- Cắt giảm đồ ăn chế biến từ da động vật, thịt đỏ, nội tạng động vật và lòng đỏ trứng.

- Ưu tiên thực phẩm có khả năng giảm mỡ máu như ức gà, giá đỗ, cà chua, tỏi, cá.

- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, cung cấp lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt nhằm tăng lượng HDL-C trong máu.

- Hạn chế nạp quá mức đường và chất béo thông qua nước ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh,..

- Sử dụng dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu trong chế biến thức ăn.

Chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm rối loạn mỡ máu ở trẻ em

(Chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm rối loạn mỡ máu ở trẻ em)

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm những loại nước ép, nước lá hỗ trợ giảm mỡ máu có mùi vị ngon, dễ uống để thay thế đồ uống nhiều đường và cholesterol xấu.

Thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên không chỉ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở trẻ em mà còn giúp tinh thần trở nên thoải mái, tỉnh táo hơn. Cha mẹ nên cho con chọn môn thể thao mà bản thân yêu thích, không nên bắt ép vì dễ làm trẻ chán nản và bỏ cuộc.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tập thể dục, vận động cùng con để tăng sự hứng khởi và bền bỉ của trẻ. Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đánh cầu là những bộ môn mà tất cả thành viên trong gia đình có thể tham gia cùng nhau.

Duy trì cân nặng ổn định

Rối loạn mỡ máu dễ phát triển ở những trẻ thừa cân, béo phì nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến cân nặng theo độ tuổi. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, trong mức BMI cho phép sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Kiểm tra mỡ máu định kỳ

Bên cạnh thực hiện ăn uống điều độ, thể dục thường xuyên thì xét nghiệm mỡ máu định kỳ cũng là một cách để cha mẹ phòng ngừa rối loạn mỡ máu ở trẻ. Nếu có sự thay đổi về các chỉ số, bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn với phụ huynh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Địa chỉ điều trị rối loạn mỡ máu ở trẻ em

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là chuyên khoa mũi nhọn, được đầu tư mạnh về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Đến với Phương Đông, trẻ sẽ được sử dụng các dịch vụ thăm khám, tư vấn và điều trị chất lượng cao hàng đầu khu vực.

Bên cạnh thiết bị y tế nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,... thì khoa Nhi còn sở hữu đội ngũ Phó Giáo sư, Tiến sĩ hàng đầu Việt Nam. Họ là những bác sĩ xuất thân từ các trường y khoa danh tiếng, từng có thời gian dài công tác tại bệnh viện trung ương như Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện E,...

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thăm khám sức khỏe bệnh nhi

(Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thăm khám sức khỏe bệnh nhi)

Trong trường hợp cần thực hiện xét nghiệm rối loạn mỡ máu ở trẻ em, khoa Nhi sẽ phối hợp với Chuyên khoa Xét nghiệm & Ngân hàng máu để đánh giá tình trạng máu nhiễm mỡ, từ đó đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị hợp lý.

Bài viết trên đã làm rõ nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu ở trẻ em, phương pháp phòng ngừa đơn giản mà cha mẹ cùng con có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng những thông tin do Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ hữu ích với các bậc phụ huynh.

131

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám