Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là tình trạng bình thường khi dây rốn chưa rụng, chất này có thể trong hoặc hơi nâu, dễ dính nên sẽ để lại vết trên quần áo, tã bỉm trẻ. Tuy nhiên, nếu rốn mưng mủ, chảy máu, sưng tấy, đổi màu thì rất có thể trẻ bị nhiễm trùng, cha mẹ cần sớm đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt?
Theo chuyên gia, rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh khoảng 2 tuần, một số trẻ sớm hơn khi mới chỉ được 1 tuần tuổi. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, quá trình rụng rốn kéo dài đến 1 tháng.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng
➤ Vì sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và cách nào để chấm dứt
Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt không quá hiếm gặp, thường gặp nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao, phòng tránh nguyên nhân xuất phát từ:
Nhiễm nấm Candida
Nhiễm trùng nấm Candida hay nhiễm trùng nấm men là tác nhân gây ướt, xuất hiện mùi hôi phổ biến nhất ở trẻ em. Loại nấm này thường phát triển mạnh trên vùng da ẩm và ấm, gây ngứa, đau và nóng rát vùng rốn trẻ.
(Nhiễm nấm Candida là nguyên nhân gây ướt rốn hàng đầu ở trẻ sơ sinh)
Nhiễm khuẩn
Trẻ sơ sinh bị ướt rốn có thể do bị nhiễm khuẩn, gây sưng đau và rốn trẻ sơ sinh có mủ màu vàng nên cha mẹ cần chú ý đến màu sắc dịch chảy từ rốn. Trong một số trường hợp, rốn em bé bị ướt còn xuất hiện thêm mùi hôi khó chịu.
Ống niệu quản không được đóng khít
Ống niệu quản là một ống nhỏ, nối giữa bàng quang thai nhi với dây rốn. Nếu ống niệu quản không được đóng khít thì có thể dẫn đến tình trạng chảy nước ở rốn trẻ, thậm chí có mùi nặng hay hôi hơn bình thường.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có nghiêm trọng không?
Trẻ sơ sinh rốn bị ướt có nguy hiểm hay không là băn khoăn và thắc mắc chung của rất nhiều người. Khi em bé vừa chào đời sẽ được cắt dây rốn và phần cuống rốn khi ấy sẽ tương tự như một vết thương hở.
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn chưa cao, cơ thể còn non nớt, vị trí cuống rốn sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập nếu như không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết có một số vấn đề bất lợi rất dễ xảy ra tại vùng rốn của bé thời gian này.
Tình trạng rốn trẻ nhỏ bị ướt do nhiễm trùng cần được đặc biệt chú ý
Đáng chú ý trong đó là tình trạng rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị ướt do nhiễm trùng. Thậm chí có một số trường hợp rốn trẻ sơ sinh rụng rồi nhưng vẫn ướt cũng là do vi khuẩn xâm nhập. Khi rốn trẻ bị ướt do vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm sẽ rất nghiêm trọng. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có phương pháp xử lý tránh diễn biến nặng.
Một số trường hợp chân rốn của trẻ sơ sinh bị ướt nhưng vẫn ăn ngủ, vẫn bú như bình thường cha mẹ không cần quá lo lắng. Đây có thể chỉ là vấn đề liên quan tới việc chăm sóc và vệ sinh cho bé chưa đúng cách, khiến phần cuống rốn của trẻ không được khô, khó lành, lâu rụng,...
Chăm sóc đúng cách tại nhà khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Làm thế nào để rốn trẻ sơ sinh nhanh khô? Việc cha mẹ cần làm là theo dõi sát sao và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại vùng rốn của bé. Trong thời gian chăm sóc trẻ cần hạn chế việc tự ý sử dụng thuốc bôi khô rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Vệ sinh vùng rốn đúng cách là việc làm cha mẹ cần làm với bé sơ sinh
Một số việc làm cần thiết khác được Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo bao gồm:
- Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất là sử dụng nước muối sinh lý để rửa. Cha mẹ có thể sử dụng bông thấm nước muối sau đó lau nhẹ nhàng vùng xung quanh rốn.
- Thực hiện vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 3 tới 4 lần, sau khi rửa nên thấm khô vùng này để đảm bảo khô thoáng và sạch sẽ.
- Sau khi vệ sinh với nước muối sinh lý, cách chữa rốn ướt ở trẻ sơ sinh tiếp theo là dùng thuốc làm khô rốn cho bé. Tuy nhiên bước này cần sự tư vấn, chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc cần phải được rải và chấm đều lên vùng rốn, không làm lan ra các khu vực khác.
Cha mẹ lưu ý:
- Giữ vùng rốn trẻ luôn khô thoáng.
- Hạn chế tối đa cọ xát, gây tổn thương rốn của trẻ.
- Thao tác thay tã nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh chà sát vào rốn.
- Trước khi vệ sinh rốn cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng, nước sạch.
Thông qua những thông tin trên, cha mẹ đã được các cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh và phương pháp xử lý y khoa khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt. Trong trường hợp gia đình muốn nhận tư vấn chuyên môn, phù hợp với tình trạng của trẻ thì có thể đưa trẻ đến khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm hỗ trợ, hướng dẫn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu rốn trẻ sơ sinh bị ướt, cụ thể rốn rụng nhưng vẫn ướt kèm chảy dịch vàng vùng cuống rốn, kéo dài nhiều ngày không khỏi thì cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn, không chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, đặc biệt nguy hiểm với trẻ sinh non có hệ miễn dịch non yếu.
(Những trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi cần gặp bác sĩ)
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó:
- Do nhiễm trùng nấm: Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.
- Do nhiễm trùng vi khuẩn: Kê thuốc mỡ kháng sinh, khắc phục tình trạng chảy nước.
- Do ống niệu quản không được đóng khít: Chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
Trẻ sơ sinh thường chưa biết biểu hiện bằng lời nói, nên ngoài quan sát vùng rốn thì cha mẹ có thể căn cứ vào tình trạng quấy khóc, nóng sốt của trẻ. Gia đình không nên chủ quan, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Hướng dẫn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sao cho không bị ướt
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có thể kích hoạt vi trùng, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây nhiễm trùng vùng rốn của trẻ. Để tình trạng này không xảy ra, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thì cha mẹ cần lưu ý:
- Khi tắm, không nên ngâm trẻ trong bồn để tránh ướt rốn.
- Không dùng bất kỳ loại hóa chất, xà phòng nào để làm sạch rốn trẻ.
- Cha mẹ cần làm sạch tay trước khi vệ sinh cuống rốn của trẻ.
- Sử dụng quần áo, tã thoải mái, mềm mại, tránh ma sát với rốn của trẻ.
- Không dùng tay kéo dây rốn của trẻ khi rốn chưa rụng.
- Sau khi rốn rụng, luôn giữ vị trí này khô ráo.
(Những lưu ý chăm sóc trẻ đến rốn luôn được khô ráo)
Đây là một số mẹo giữ rốn trẻ sơ sinh luôn khô ráo, không bị ướt hay xuất hiện mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp nhận thấy rốn có dấu hiệu nhiễm trùng, cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp
Với 5 nội dung nêu trên, phụ huynh đã được chia sẻ trẻ sơ sinh rốn bị ướt không khô có thể đến từ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, ống niệu quản không được đóng khít. Tình trạng chảy nước, mùi khó chịu nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Có nên dùng thuốc làm khô rốn trẻ sơ sinh không?
Để làm khô rốn của trẻ, tránh tình trạng chảy nước xảy ra hoặc tiếp diễn thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc làm khô rốn. Tuy nhiên, cần có đơn kê của bác sĩ, khi rải thuốc hoặc chấm chỉ được chấm lên vùng rốn, không được làm lan ra các khu vực khác.
(Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc làm khô rốn trẻ sơ sinh)
Có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh không?
Môi trường ẩm ướt và ấm tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển, đặc biệt khi rốn trẻ đang bị ướt, tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng rốn của trẻ. Bởi vậy, khi tắm hàng ngày cho trẻ cha mẹ nên hạn chế làm ướt rốn bằng cách tránh ngâm trẻ trong bồn.
Kết lại, rốn trẻ sơ sinh bị ướt là hiện tượng phổ biến, em bé nào cũng gặp phải trong 1 - 2 tuần đầu sau khi chào đời. Dù vậy, cha mẹ không được chủ quan bởi rốn bị ướt có thể do vi khuẩn, vi trùng gây nên, khi nhận thấy dấu hiệu sưng đỏ, sốt, chảy dịch vàng bất thường thì cần thăm khám y tế lập tức.