Rong kinh là gì?
Hành kinh là hiện tượng các lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ bị bong ra theo chu kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến tử cung chảy máu. Các bé gái sẽ phải trải qua quá trình này trong độ tuổi 12 - 15 tuổi (bước vào độ tuổi dậy thì). Mỗi chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài 28-35 ngày, không trên 40 và không dưới 22 ngày trên một vòng kinh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài 3 - 7 ngày.
Máu kinh có màu đỏ tươi, không có mùi nồng hay hôi tanh. Nếu thời gian hành kinh, cũng như số lượng kinh bất thường, thì có thể bé gái đã bị rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, với kinh nguyệt chảy quá nhiều hay kéo dài trong nhiều ngày một cách không bình thường.
Rong kinh tuổi dậy thì
Phân loại hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì:
Rong kinh tuổi dậy thì được chia làm 2 loại, rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng, trong đó:
- Rong kinh thực thể: Thời gian hành kinh xảy ra trong nhiều ngày vì tử cung, buồng trứng hay ở cổ tử cung có những sự tổn thương.
- Rong kinh cơ năng: Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, vì sự rối loạn đông máu và nội tiết tố, hoặc do tâm lý bất ổn, luôn mệt mỏi, căng thẳng, áp lực.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh ở trẻ dậy thì
Các dấu hiệu để trẻ em tuổi dậy thì nhận biết tình trạng rong kinh có thể bao gồm:
- Dùng nhiều băng vệ sinh hoặc tampon trong vài giờ liên tục.
- Cần dùng thuốc để kiểm soát lưu lượng kinh nguyệt.
- Mất giấc ngủ vì đêm luôn dậy để thay băng vệ sinh.
- Chảy máu lâu hơn một tuần.
- Kinh nguyệt có những cục máu đông lớn hơn 2-5cm.
- Các hoạt động hàng ngày bị giới hạn, do lượng kinh nguyệt ra nhiều.
- Các triệu chứng của thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi hoặc khó thở.
Đặc biệt ở trường hợp bệnh lý phụ khoa ở trẻ em, giai đoạn đầu, có thể có rối loạn và đi kèm là những cơn đau, rong kinh…nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, vẫn có thể chịu đựng được.
Nguyên nhân gây rong kinh tuổi dậy thì là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng rong kinh, nhưng có một vài nguyên nhân chủ yếu và cơ bản như:
Tình trạng kinh nguyệt do sự thống nhất của trục các cơ quan từ hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng. Đối với các bé, khi hệ thống cơ quan này chưa trưởng thành, sẽ làm cho kinh nguyệt hay bị rối loạn. Thêm vào đó, Estrogen và Progesterone là hai loại hormone có ảnh hưởng trực tiếp tới kinh nguyệt, tham gia điều hòa kinh nguyệt, và điều chỉnh sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung. Do đó muốn chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không bình thường thì có thể hai hormone này mất sự cân bằng.
Rong kinh rong huyết tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý phụ khoa tiềm tàng nguy hiểm:
- Buồng trứng bị đa nang (PCOS): gây tình trạng béo phì, kháng insulin và tuyến giáp gặp các vấn đề.
Buồng trứng đa nang
- Sự suy giảm chức năng của buồng trứng: Nếu buồng trứng không phóng thích trứng (rụng trứng), trong chu kỳ kinh nguyệt (rụng trứng), thì cơ thể sẽ không sản xuất hormone progesterone, như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Hormon bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng bị rong kinh.
- U xơ tử cung: Những khối u không phải ung thư của tử cung, xuất hiện có thể gây ra máu kinh nặng hơn bình thường hoặc kéo dài. Tuy nguy cơ mắc u xơ cổ tử cung ở tuổi dậy thì còn ít, nhưng nó sẽ tăng dần theo độ tuổi. Đây cũng là một nguyên nhân đáng để ý tới.
- Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung: hai loại bệnh này có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.
- Rối loạn chảy máu di truyền: Một số rối loạn chảy máu - chẳng hạn như bệnh von Willebrand có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường.
- Dùng một số loại thuốc bao gồm: thuốc nội tiết tố như estrogen và progestin, thuốc chống viêm và thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox), có thể góp phần gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.
- Một số bệnh lý khác bao gồm: cả bệnh liên quan đến gan hoặc liên quan đến thận, có thể dẫn đến rong kinh.
Ngoài những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý phụ khoa, các cơ quan trong cơ thể, thì còn có các nguyên nhân gây nên khác như:
- Thói quen sinh hoạt: các bé thường thức khuya, ngủ muộn vì xem phim, đọc sách, học bài; tập thể dục, thể thao quá độ; ăn uống không đủ chất, hay ăn vặt, những đồ cay nóng, thức ăn nhanh…cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rong kinh.
Thức khuya dẫn đến rong kinh tuổi dậy thì
- Stress, áp lực: Dù là các bé ở tuổi dậy thì, hay các chị em phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, cả giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, thì yếu tố tâm lý cũng góp một phần không nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi lo lắng, muộn phiền… cũng có thể gây ảnh hưởng kinh nguyệt, thì đối với các bé, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và rong kinh dậy thì có thể do stress, áp lực học hành gây nên. Vì các giai đoạn thi cử quan trọng như: thi lên cấp 3, thi vào đại học, thi học sinh giỏi…Bên cạnh đó có thể do áp lực từ những biến cố gia đình, nhạy cảm hơn, giận dỗi vì bị ba mẹ la mắng, khiển trách hoặc “thất tình” cũng có thể gây nên.
Áp lực học tập và gia đình dễ gây tình trạng rong kinh tuổi dậy thì
- Tử cung hàn lạnh: Thói quen tắm muộn sau 8h tối, uống nước đá, nước lạnh, trà sữa. Phong cách ăn mặc, phối đồ, hay mặc những loại áo hở bụng, đi ra ngoài nhiều hoặc ngồi trong môi trường máy lạnh lâu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tử cung bị lạnh. Qua đó, tạo ra môi trường lý tưởng để tế bào ung thư phát triển.
Tử cung hàn lạnh
Nếu trẻ có bị rong kinh hay cường kinh kéo dài cần được đưa đi khám. Tìm ra xem có nguyên nhân gì khác hay không, và có thể sẽ điều trị bằng thuốc, nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bị rong kinh khiến cơ thể gặp nguy hiểm không? Ảnh hưởng của rong kinh?
Cơ thể sẽ có những ảnh hưởng nhất định, và ảnh hưởng đầu tiên không thể không nhắc đến, đó là thiếu máu.
Thiếu máu: Khi rong kinh kéo dài thì thiếu máu là hiện tượng khá nguy hiểm. Vì ra kinh nhiều nên khiến các bé gái phải thay băng vệ sinh trong 1-2h, vì chu kỳ kinh cứ kéo dài có thể sẽ gây nên tình trạng luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bé.
Nghiêm trọng hơn, nếu cứ thiếu máu trong thời gian dài như vậy sẽ gây nên thiếu máu mãn tính, và những hậu quả liên quan đến tim mạch, thận,...
Hiện nay đã có nhiều biện pháp cũng như cách đối mặt với kinh nguyệt hàng tháng như: dùng cốc nguyệt san, tampon…nhưng hiện nay cốc nguyệt san và tampon thường phổ biến hơn đối với những bé lớn, tuổi thanh thiếu niên hơn. Vì vậy lúc này, ta sẽ chỉ xét đến băng vệ sinh.
Đối với việc đeo băng vệ sinh trong thời gian dài, hay vì sợ tràn máu ra ngoài nên sẽ mặc băng vệ sinh thật chặt và kín,...những điều này góp phần tạo nên một môi trường ẩm ướt, là một điều kiện vô cùng thích hợp để vi khuẩn phát triển, gây ra những ảnh hưởng đến âm đạo. Viêm, sưng âm đạo, Ngứa ngáy mỗi khi tiểu tiện đây cũng là những dấu hiệu đầu tiên của nhiều bệnh lý phụ khoa như: viêm buồng trứng, u niêm mạc tử cung, viêm âm đạo…
Nổi mụn tuổi dậy thì do cơ thể rối loạn nội tiết tố
Nổi nhiều mụn: Nổi mụn trong thời điểm dậy thì báo hiệu cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố. Khi nội tiết tố nữ bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp (hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể).
Khi hormone này bị mất sự cân bằng vốn có, thì nó sẽ cản trở quá trình trao đổi chất làm da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Từ đó làm tăng tiết bã nhờn, dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trên bề mặt da sinh sôi, nảy nở gây nổi mụn. Loại mụn hay gặp là mụn trứng cá, mụn bọc viêm (có thể xảy ra cả bé trai và bé gái). Làm đau rát, mưng mủ, nghiêm trọng hơn có thể viêm da, nhiễm trùng, làm bản thân mất tự tin, tự ti, mặc cảm.
Điều này tiếp tục là nguyên nhân cho sự căng thẳng, áp lực, góp phần gây nên rong kinh (kinh nguyệt rối loạn).
Các biện pháp, cách điều trị giúp điều hòa, giảm thiểu tình trạng bị rong kinh:
Để giúp đẩy lùi tình trạng rong kinh, các bác sĩ sẽ khuyên các vị phụ huynh có các biện pháp, cũng như cách điều trị sau:
- Các bé gái cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
- Ngủ đúng giờ giấc với đồng hồ sinh học của cơ thể.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Không nhịn ăn, bỏ bữa vì giảm cân, sợ mập khi dậy thì.
- Tập thể dục đều đặn, hợp lý, không gắng sức quá độ.
- Làm ấm tử cung bằng cách giảm uống đồ lạnh, giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài cách phòng tránh và điều trị trên. Nếu theo dõi tình trạng rong kinh của trẻ vẫn diễn ra, thì sẽ dựa vào lượng kinh để đưa phương pháp điều trị. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tránh thai, với lượng hormon được điều chỉnh sao cho phù hợp. Việc điều trị này nhằm can thiệp điều hòa tính ổn định của lượng hormon trong cơ thể đúng với bình thường. Tuy nhiên việc điều trị này chỉ được áp dụng theo dõi và rút dần điều trị trong 2 năm đầu. Vì hệ quả trẻ vẫn sẽ bị rong kinh tái phát.
Tình trạng rong kinh ở giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn sớm. Chỉ cần các bạn trong độ tuổi này, chú ý các biện pháp phòng tránh, tuân thủ lối sinh hoạt lành mạnh, tình trạng này sẽ trở dần về chu kỳ bình thường. Việc phát hiện sớm ở giai đoạn này cũng dễ dàng điều trị, nếu các bạn chủ động đi thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín.