Sỏi thận san hô kiêng ăn gì? Chế độ ăn cho người sỏi thận

goole news
16

Sỏi thận san hô là một trong những căn bệnh đường tiết niệu ít gặp không phổ biến nhưng lại nguy cơ gây ra những biến chứng khôn lường. Vậy người mắc bệnh sỏi thận san hô kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe và hỗ trợ loại bỏ sỏi ra bên ngoài. Dưới đây là một số thông tin được tổng hợp về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sỏi thận san hô.

Sỏi thận san hô kiêng ăn gìSỏi thận san hô gai góc khi di chuyển thường gây ra đau đớn cho người bệnh

Sỏi thận san hô

Sỏi thận san hô là loại sỏi có hình dạng giống san hô, chúng được hình thành trên cơ sở nhiễm khuẩn tiết niệu do bị nhiễm trùng. Sỏi thận san hô là tình trạng mà các viên sỏi có từ hai nhánh ở đài thận trở lên.

Sỏi thận san hô không xuất hiện ở các vùng bàng quang và niệu quản mà chỉ xuất hiện ở đài của bể thận. Loại sỏi này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm đài bể thận, suy thận, nhiễm cặn độc toàn thân và có nguy cơ tử vong. 

Đặc điểm của sỏi san hô là có nhiều nhánh, gai nhỏ thường có màu vàng trắng và nằm trong các đài thận, lấp đầy đài thận, rất cứng và khó bị bào mòn.

Dấu hiệu, nguyên nhân hình thành sỏi thận san hô

Những dấu hiệu thường gặp nhất của những trường hợp sỏi thận là:

Đau tức vùng lưng, đau quặn khi sỏi to và di chuyển trong thận

Sốt cao, đi tiểu khó, tiểu đục, tiểu buốt và tiểu ra máu

Nguyên nhân hình thành sỏi san hô

Nguyên nhân thường là trên cơ sở nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đó nó còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm điển hình như tụ cầu Ureaplasma urealyticum, trực khuẩn Proteus Species,Staphylococcus có trong đường tiết niệu sẽ làm tăng thủy phân ure thành các ion amoni và hydroxy, kết hợp với sự thay đổi về pH trong nước tiểu sẽ khiến hình thành sỏi san hô trong thận.

Phương pháp điều trị sỏi thận san hô

Tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn

Là loại sỏi phức tạp và khó điều trị, sỏi thận san hô khi điều trị nội khoa chỉ mang tính chất bảo tồn, do đó việc can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa là cần thiết và bắt buộc.

Các phương pháp điều trị ít xâm lấn như tán sỏi, nội soi lấy sỏi được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi san hô nói riêng.

Tán sỏi qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10-15mm phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm rồi lấy sỏi ra ngoài. Áp dụng đối với sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn hơn 2cm, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi đài dưới. Phương pháp này ưu điểm là rút ngắn thời gian mổ và nằm viện, ít biến chứng trong và sau mổ hơn, bảo toàn cải thiện được chức năng thận.

Tán sỏi ngoài cơ thể: áp dụng cho trường hợp sỏi thận nhỏ hơn 2cm. Máy tán sỏi sẽ phát ra sóng xung kích để phá bề mặt của sỏi, đập vụn sỏi ra thành những mảnh nhỏ sau đó đào thải ra ngoài theo đường tiểu.

Nội soi tán sỏi: Ống nội soi được đưa qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tán vụn sỏi. Đây là phương pháp được thực hiện với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.

Tùy từng loại sỏi thận, vị trí, kích thước sỏi bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp tán sỏi phù hợp vì vậy, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị sỏi phù hợp.

Sỏi thận san hô kiêng ăn gì?

Thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm có thể thúc đẩy hoặc ức chế các tác nhân gây sỏi san hô chính vì vậy mà việc nhận biết sỏi thận san hô kiêng ăn gì là vô cùng quan trọng.

Muối ăn

Để trả lời cho câu hỏi sỏi thận san hô kiêng ăn gì thì câu trả lời chắc chắn và đầu tiên chính là muối. Vì khi cơ thể bị dư thừa muối thì sẽ gây ra hiện tượng tích nước phù nề, nồng độ canxi trong nước tiểu tăng đột biến làm cho kích thước sỏi tăng, chính vì vậy mà mỗi người cần điều chỉnh lượng muối sao cho phù hợp. Ngoài ra, không ăn các đồ ăn đóng hộp chứa nhiều hơn 20% natri, các loại dưa muối, cà muối,…

Protein động vật

Những chất này làm tăng chuyển hóa và bài tiết axit uric trong nước tiểu từ đó nguy cơ bị sỏi thận san hô sẽ tăng. 

Các chất kích thích và đồ uống có ga

Các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi, khiến cơ thể mất nước và chức năng thận giảm, chức năng lọc thận bị giảm. Ngoài ra, những chất này ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu và hình thành sỏi.

Vitamin C liều cao

Vitamin C liều cao là chất có khả năng tạo sỏi thận rất lớn. Bởi vậy, không nên bổ sung vitamin C liều cao để tránh tạo sỏi mới. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C tự nhiên từ các loại rau củ quả tươi và chỉ dùng viên uống vitamin C khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Sỏi thận san hô nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu sỏi thận san hô kiêng ăn gì thì người bệnh cũng nên biết chế độ dinh dưỡng bổ sung tốt cho căn bệnh này.

Ăn nhiều các loại rau củ quả như cam, chanh, quýt,  bưởi, táo, lê có chứa hoạt chất citrat chống kết tinh sỏi hiệu quả. Một số loại rau củ tốt khi cho người bị sỏi là súp lơ, bầu, bí, bắp cải,… cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ sỏi thận. Đặc biệt các loại quả

Bổ sung vitamin cùng chất xơ tốt cho người bị sỏi thận san hô

Thực phẩm chứa canxi

Đa số những trường hợp mắc bệnh này thường hạn chế lượng canxi, tuy nhiên nếu kiêng khem quá mức sẽ gây phản tác dụng, không tự ý bổ sung các viên uống chứa canxi sẽ làm bệnh tình nguy hiểm hơn.

Cân đối Oxalat 

Oxalat phục vụ hoạt động nuôi dưỡng tế bào. Bởi vậy, khi bị sỏi thận, người bệnh nên cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất. 

Nắm được thực đơn chế độ ăn dinh dưỡng, biết được sỏi thận san hô kiêng ăn gì là một trong những lưu ý rất quan trọng nhất là đối với những người vừa thực hiện phẫu thuật tán sỏi. Bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm và có những phương án điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,532

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám