Sốt co giật ở trẻ - Mẹ cần bình tĩnh xử lý đúng cách 

Phan Ngọc Linh

13-10-2022

goole news
16

Sốt co giật ở trẻ em là tình trạng trẻ tăng nhiệt độ sốt đột ngột, trợn mắt tay chân giật liên hồi, bị cứng người và có thể tự hết trong vòng 15 phút (thường là sau 1-2 phút). Theo ước tính có khoảng 2-4% trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi có khả năng bị sốt co giật. Tình trạng này xảy ra đột ngột nên các bậc phụ huynh thường mất bình tĩnh và xử lý không đúng cách gây nhiều biến chứng không lường trước. Vậy trẻ sốt co giật xử lý như thế nào?

Vì sao trẻ thường bị sốt co giật ? 

Trẻ nhỏ thường bị sốt co giật là vì bộ não của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi chưa thực sự phát triển một cách hoàn chỉnh. Chính vì vậy bé khá nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể làm kích thích bộ não và gây nên tình trạng co giật ở trẻ.

Trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi, nếu trẻ bị sốt co giật từ 1 hoặc 2 lần thì có thể xem là lành tính. 

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng sốt co giật ở trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng bởi yếu tố bẩm sinh di truyền. Những người trong gia đình đã từng có tiền sử co giật thì trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Có 2 dạng sốt co giật ở trẻ em

  • Sốt co giật đơn thuần: Tình trạng này bao gồm cơn giật toàn thể, cơn giật kéo dài dưới 15 phút và chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ.
  • Sốt co giật phức hợp: Tình trạng này bao gồm cơn giật cục bộ, cơn giật kéo dài trên 15 phút và có ≥ 2 cơn giật trong 24 giờ.

Dấu hiệu sốt co giật ở trẻ là gì ? 

Biểu hiện đầu tiên của sốt co giật ở trẻ em là trẻ sốt co giật nhẹ. Khi co giật, trẻ dễ bị tăng trương lực cơ thân mình. Trẻ sẽ mất cảm giác ở tay, chân, miệng và sẽ bị co giật trong một khoảng thời gian nhất định. Một vài hiện tượng sốt co giật ở trẻ em khi bị là trẻ có thể gào lên và sùi bọt mép. Thời gian co giật khoảng vài chục giây có khi lên đến vài phút và thường thì chỉ co giật một cơn trong một đợt bệnh.

Trong khoảng thời gian đó bé sốt co giật liên tục. Trẻ sau cơn co giật sẽ hoàn toàn bình thường. Những trường hợp sốt co giật với đặc điểm như vậy thường được gọi là sốt co giật đơn giản, diễn biến của nó thường lành tính, không cần điều trị đặc hiệu.

Sốt co giật ở trẻ dấu hiệu nào cần đưa trẻ đi khám?

Co giật do sốt thường kéo dài từ 1-2 phút. Tuy nhiên, một cơn co giật kèm sốt kéo dài hơn 5 phút thì được xem là bất thường. Trong trường hợp xảy ra này, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Điều đó để xác định nguyên nhân trẻ sốt co giật như thế nào. Đối với trường hợp sốt cao co giật từ vài giây đến dưới 5 phút, thì trẻ không cần phải nhập viện cũng như không cần chụp X-quang hoặc kiểm tra điện não đồ.

Biểu hiện của sốt co giật thường gặp ở trẻ em

Những biểu hiện của sốt co giật ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao từ 39.5 độ và trẻ bắt đầu mất ý thức của mình
  • Tay chân của trẻ bị giật rung cả 2 bên
  • Các cơ của trẻ siết chặt lại
  • Trẻ có nhịp thở rối loạn, co giật toàn cơ thể
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể có thêm các biểu hiện như đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã, sùi bọt mép hay nôn ói,...

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì việc sốt không làm em bé mệt, nó không khiến trẻ bị bứt rứt hay khó chịu và cũng không làm em bé chán ăn… Trong trường hợp này phụ huynh không cần lo lắng vì phần lớn là sốt sẽ nhanh khỏi.

Nhưng nếu trẻ sốt từ 39.5 độ C trở lên, nguy cơ sốt co giật ở trẻ là có. Do đó phụ huynh phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Nếu như trong trường hợp sau khi uống thuốc mà bé vẫn sốt cao kéo dài và em bé sốt lại sau khi thuốc hạ sốt hết tác dụng, thì phụ huynh phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ có thể theo dõi càng sớm càng tốt. 

Bé bị sốt co giật sẽ thường bị sốt trên 39,5 độ

Bé bị sốt co giật sẽ thường bị sốt trên 39,5 độ

Bé sốt co giật có sao không?

Rất nhiều những bậc phụ huynh bối rối không biết khi bé sốt co giật phải làm gì và tình trạng sốt co giật ở trẻ em thì có nguy hiểm gì cho trẻ hay không. Theo chuyên nói rằng bệnh sốt co giật ở trẻ em không nghiêm trọng như nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Hiện tượng này hầu như sẽ ít gây hại đến trẻ. Trẻ cũng không thể tự “nuốt lưỡi” hay cắn lưỡi trong cơn co giật như nhiều người lầm tưởng.

Khi lên cơn co giật do sốt, lưỡi của trẻ sẽ không đưa ra mà thường tụt nhẹ vào bên trong, nên việc trẻ có nguy cơ cắn lưỡi là rất ít và không có. Đưa lưỡi ra bên ngoài là một hành động có ý thức, vì trẻ thông thường cơn co giật sẽ làm cơ cứng lại và không thể xảy ra hành động cắn lưỡi.

Ngoài ra, sốt co giật ở trẻ em thông thường không gây ảnh hưởng đến não, trừ những bệnh lý khác gây nên tình trạng này như viêm màng não, viêm não… Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề sốt co giật ở trẻ. Cơn sốt cao co giật lành tính thì không cần phải uống bất kỳ một thứ thuốc gì cả.

Trẻ khi sốt co giật có nguy cơ bị bệnh động kinh? 

Nhiều chuyên gia cho rằng không phải cứ sốt co giật là trẻ sẽ có di chứng động kinh. Tỷ lệ chuyển đổi từ sốt co giật ở trẻ sang động kinh là vô cùng thấp. Do đó phụ huynh tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc điều trị bệnh động kinh khi bị sốt co giật. 

Não bộ của con người thường xuyên được sửa chữa và thích nghi. Vì thế nếu trẻ có cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện. Lúc này não sẽ tạo thói quen cứ sốt là sẽ co giật hoặc co giật ngay cả khi không sốt. Việc sốt co giật ở trẻ em tái diễn nhiều lần sẽ tạo ra sự phóng điện một cách đột ngột, quá mức của các nơ-ron thần kinh có thể sẽ “giết chết” các thành phần tế bào não.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, giác quan hay ngôn ngữ và làm giảm trí nhớ của trẻ trước khi đến độ tuổi phát triển.

Khi trẻ bị sốt co giật nhiều các nơ-ron thần kinh phóng điện nhiều đột ngột sẽ khiến tế bào não bị chết

Khi trẻ bị sốt co giật nhiều các nơ-ron thần kinh phóng điện nhiều đột ngột sẽ khiến tế bào não bị chết

Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc di chứng động kinh sau sốt cao co giật ở trẻ là thấp, nhưng việc tái phát có nguy cơ tái phát có thể lên đến 70% từ khi cơn sốt co giật ở trẻ đầu tiên xuất hiện trong 2 năm liên tiếp.

Vậy trẻ sốt co giật nên làm thế nào?

 Phụ huynh khi gặp tình trạng trẻ em sốt co giật phải làm sao và cách xử trí sốt co giật ở trẻ em tốt nhất là điều nên được quan tâm nhất. Trong trường hợp trẻ bị sốt co giật, nhiều cha mẹ thường lo lắng thậm chí là mất bình tĩnh mà không quan tâm đến việc xử lý. Tuy nhiên phụ huynh cũng cần nhận biết, đánh giá đúng về tình trạng bệnh, xử lý đúng cách mới đảm bảo cho trẻ được an toàn và cũng kịp thời tránh biến chứng nặng đến trẻ. 

Đầu tiên là việc sơ cứu sốt co giật ở trẻ em. Phụ huynh cần giữ được sự bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đặt trẻ nằm ở tư thế phù hợp

Khi trẻ bị sốt co giật thì phụ huynh nên đặt nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng. Bé cần nằm tránh nơi gồ ghề và nên loại bỏ vật cứng hay vật sắc nhọn có thể gây tổn thương đến cơ thể ở xung quanh. Bố mẹ lưu ý cần đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên vì trẻ có thể bị nôn. Đồng thời phụ huynh cũng cần nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo cho trẻ để trẻ dễ thở hơn. Cơn co giật có thể khiến trẻ nghiến răng nhưng tuyệt đối không được dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.

Bước 2: Tiến hành làm mát cơ thể cho trẻ

Cách hạ sốt và làm mát tức thời cho cơ thể trẻ bao gồm: 

  • Phụ huynh nên sử dụng khăn mới, sạch sau đó nhúng vào nước ấm và vắt sạch nước.
  • Lau người cho trẻ bằng khăn ấm nhất là các vùng bẹn và nách.
  • Phải liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật và lưu ý cần nhúng khăn ấm thường xuyên khi nước từ khăn đã nguội bớt.

Làm mát cho trẻ bằng khăn ẩm khi trẻ bị sốt để thân nhiệt trẻ giảm

Làm mát cho trẻ bằng khăn ẩm khi trẻ bị sốt để thân nhiệt trẻ giảm

Bước 3: Hạ sốt cơ thể cho trẻ

Trong lúc này trẻ đang bị sốt cao và co giật, cho nên mẹ không được cho trẻ uống thuốc và nước vì sẽ dễ gây sặc. Cách hạ sốt phù hợp nhất lúc này là đặt thuốc vào hậu môn trẻ. Loại thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với hàm lượng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng.

Thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ khi sốt co giật mà bé không uống được thuốc

Thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ khi sốt co giật mà bé không uống được thuốc

Bước 4: Đưa trẻ đi thăm khám

Khi trẻ hết cơn co giật, phụ huynh có thể tạm thời yên tâm nhưng vẫn cần theo dõi xem trẻ có bị liệt chi hay biến chứng rối loạn tri giác hay không. Phụ huynh nên đưa trẻ đi cấp cứu để có thể được bác sĩ kiểm tra, điều trị sớm bệnh và đề phòng tái phát.

Đưa trẻ đi khám sau khi cơn co giật qua đi để đề phòng biến chứng

Đưa trẻ đi khám sau khi cơn co giật qua đi để đề phòng biến chứng

Sốt co giật ở trẻ em và những điều cần lưu ý

Trong trường hợp trẻ bị sốt co giật, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số yếu tố sau: 

  • Phụ huynh không nên tìm cách khống chế lại cơn co giật của trẻ, không tìm cách giữ chặt trẻ. Vì điều đó có thể gây tổn thương các bộ phận, các cơ quan của trẻ.
  • Phụ huynh không được dùng vật cứng chặn miệng trẻ, vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và có thể làm gãy răng, sứt lợi trẻ.
  • Không quấn chặt trẻ, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, nới lỏng quần áo để trẻ có thể dễ thở.
  • Dùng khăn sạch và tiến hành nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần. Điều đó để hạ nhiệt cho trẻ. Mẹ cần thực hiện đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
  • Sau cơn co giật, việc cho trẻ uống oresol, các loại nước sinh tố trái cây, nước ép để bổ sung vitamin, cân bằng điện giải cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ là cần thiết.
  • Tiến hành ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sĩ để họ dễ theo dõi.
  • Nếu cơn giật kéo dài đến 5 phút thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Trên đây là những thông tin bệnh viện đa khoa Phương Đông chia sẻ về tình trạng sốt co giật ở trẻ em. Tình trạng sốt co giật ở trẻ em không phải là một tình trạng hiếm gặp. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ và tình trạng của trẻ để xử lý sốt co giật ở trẻ em. Tình trạng có chuyển biến nặng hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám và có giải pháp xử lý kịp thời. Phụ huynh cần hạn chế tối đa trường hợp xấu không đáng có xảy ra. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,995

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám