Sốt cúm A bao nhiêu ngày? Cần làm gì khi bị sốt cúm A?

Phương Loan

15-04-2024

goole news
16

Sốt cúm A là hiện tượng bình thường khi nhiễm virus gây bệnh cúm A, cơ thể đang phản ứng lại với sự tấn công của virus. Triệu chứng sốt thường kéo dài trong 5 - 7 ngày, có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu được chăm sóc, nhận phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Phân biệt sốt cúm A với sốt cảm lạnh

Sốt cúm A thường bị nhầm lẫn với sốt cảm lạnh do chúng có triệu chứng tương tự nhau, người không có chuyên môn y tế rất khó phân biệt. Theo đó:

Sốt virus cúm A

Cúm A là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, phần lớn do các chủng virus H1N1, H3N1, H5N1, H7N9 gây bệnh. Khi khởi phát, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng nhẹ, nghẹt mũi.

Virus cúm A gây sốt kèm đau nhức, hắt hơi, nghẹt mũi,...

(Virus cúm A gây sốt kèm đau nhức, hắt hơi, nghẹt mũi,...)

Nếu cúm A không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mất nước, rối loại điện giải, mê man, trẻ em còn xuất hiện tình trạng co giật. Hoặc diễn tiến nặng gây đau tức ngực, khó chịu, ho khan.

Đối với trẻ em, tình trạng sốt do virus cúm A phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gây sốt trên 38.5 độ C, mỏi cơ, ho, nôn, trớ nhiều. Bệnh tình chuyển biến nặng khi sốt cao hơn 39 độ C, bé bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, ngủ mê man, lòng bàn tay và lòng bàn chân lạnh.

Sốt do cảm lạnh

So với sốt do cúm A, sốt cảm lạnh thường kéo dài, thân nhiệt cũng cao hơn hẳn, trong nửa ngày không hạ sốt người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó khăn khi đi lại. Song song với đó là cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng, đau nhức các cơ.

Sốt cúm A có lây nhiễm không?

Sốt cúm A có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, từ người sang người, thậm chí từ gia cầm sang người. Những nhóm đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền, thai phụ có sức đề kháng yếu rất dễ bị nhiễm virus cúm A.

Cúm A có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ

(Cúm A có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ)

Cúm A lây lan chính qua đường tiếp xúc và đường hô hấp, tức người khỏe mạnh vô tình chạm vào đồ vật có dịch tiết hay giao tiếp trong khoảng cách gần với người bệnh. Dịch tiết của người bệnh là vật trung gian đưa virus vào cơ thể bạn, từ đó xâm nhập nhanh chóng và gây bệnh.

Virus gây bệnh cúm A có thể tồn tại tương đối lâu trên cách bề mặt nên khi phát hiện người nhiễm bệnh, gia đình cần sớm vệ sinh nhà cửa để loại bỏ mầm bệnh. Đồng thời, cách ly người bệnh, không nên tiếp tục đi học hay đi làm, tránh lây nhiễm chéo tạo thành dịch.

Cúm A sốt bao nhiêu ngày?

Cúm A thường gây tình trạng sốt trong 5 - 7 ngày, nhiệt độ thông thường ở mức 38.5 độ C, chuyển biến nặng có thể lên hơn 39 độ C. Tuy nhiên, để hồi phục sức khỏe hoàn toàn thì người bệnh cần khoảng 2 tuần, cơ thể khi này mới dần trở lại trạng thái bình thường.

Cần làm gì khi bị sốt cúm A?

Khi nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán chính xác về sốt do cúm A, bản thân người bệnh và gia đình cần:

Việc cần làm khi sốt cúm A

Ý nghĩa

Theo dõi thân nhiệt

Cúm A nói riêng và các loại bệnh cúm nói chung, theo dõi nhiệt độ cơ thể là việc bắt buộc phải thực hiện. Việc ghi lại mốc thời gian và thân nhiệt giúp xác định người bệnh có bị sốt liên tục trong thời gian dài hay không, từ đó có những biện pháp phòng tránh nguy hiểm.

Trong trường hợp người bệnh mê man, không tự theo dõi nhiệt độ thì người thân cần chủ động kiểm tra. Ngoài ra, nhiệt kế không được dùng chung với người khác, giữ ở nách ít nhất 3 phút để cho kết quả chính xác.

Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng

Khi bị cảm cúm, người bệnh có mức độ tỏa nhiệt mạnh hơn người bình thường nên ưu tiên mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi. Phòng nghỉ cần yên tĩnh, thoáng khí, hạn chế nằm điều hòa vì có thể khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí khởi phát viêm họng hay ho dai dẳng.

Dựa theo độ tuổi người bệnh, gia đình xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Do bị sốt nên ưu tiên đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu và được nấu chín, kiêng đồ ăn lạnh hoặc quá cứng. Đồng thời bổ sung nước, bù dịch cho cơ thể.

Chủ động cách ly

Virus cúm A có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, tùy từng bề mặt mà chúng có thể sống trong khoảng thời gian khác nhau. Vậy nên, khi xác định nhiễm bệnh bạn hãy tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình cũng như cộng đồng.

Dù bị sốt nhưng bạn vẫn cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, khi tắm nên sử dụng nước ấm, phòng kín gió. Đối với mắt, mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Trước khi ăn, sau khi đi ngoài cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, tránh nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn đường ruột.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Vì triệu chứng của các loại bệnh cúm tương tự nhau, rất dễ nhầm lần nên người bệnh có thể làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Tìm ra nguyên nhân, chủng virus gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị, chăm sóc trở nên dễ dàng hơn.

Đối với cúm A, xét nghiệm thường được thực hiện bằng cách lấy dịch hầu họng. Nếu nghi ngờ biến chứng, người bệnh có thể được thực hiện thêm công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chụp X-quang tim, phổi.

Thăm khám y tế

Bất kể thể cúm A nặng hay nhẹ, người bệnh khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ cần đến cơ sở y tế chuyên môn để được kiểm tra, đánh giá và chẩn đoán. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ, có thể làm tình trạng kéo dài hoặc nguy hiểm.

Chuyên khoa Bệnh truyền nhiễm và y học nhiệt đới Phương Đông quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, có chức năng khám, tiếp nhận và điều trị các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặc lịch khám để nhận tư vấn, hướng dẫn chữa trị sốt do virus cúm A.

Làm thế nào để hạ sốt cúm A?

Cúm A uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người, gia đình khi bị lây nhiễm virus. Thông thường, người mắc cúm A được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Người bệnh cúm A hạ sốt bằng cách dùng thuốc, bù nước, bù điện giải

(Người bệnh cúm A hạ sốt bằng cách dùng thuốc, bù nước, bù điện giải)

Tuy nhiên, để hạ sốt cúm A bằng thuốc người bệnh cần thăm khám y tế để nhận đơn kê, không tự ý sử dụng thuốc. Bởi mỗi người có thể trạng, sức đề kháng hoặc nhiễm chủng virus khác nhau, nên cần có phác đồ điều trị phù hợp.

Kết lại, sốt cúm A là tình trạng phổ biến khi một người nhiễm một trong những chủng H1N1, H3N1, H5N1 hoặc H7N9. Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh và gia đình cần sớm đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để được chẩn đoán, nhận phác đồ điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
553

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám