Sốt phát ban ở trẻ em là gì?
Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh lý tương đối phổ biến, thường khởi phát trong khoảng 6 tháng - 3 tuổi. Bởi trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, dễ bị các chủng virus (Rubella, sởi, ECHO, Herpes 6/7) tấn công và gây bệnh.
(Sốt phát ban là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em)
Các chủng sốt phát ban có khả năng lây lan mạnh mẽ, nhanh chóng giữa trẻ với người khác. Con đường truyền nhiễm chủ yếu thông qua giọt bắn, tiếp xúc cơ thể hoặc vật dụng cá nhân. Bởi vậy, trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học mầm non, thường xuyên đến những nơi đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ em qua các giai đoạn
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em được thể hiện qua 3 giai đoạn của bệnh bao gồm: Thời gian ủ bệnh, phát bệnh và sau khi phát bệnh. Cụ thể:
(Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ được thể hiện qua 3 giai đoạn)
- Trước phát ban: Giai đoạn này trẻ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi và quấy khóc. Về chiều tối hoặc đêm, trẻ phát sốt. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng ho, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngủ nhiều, rối loạn tiêu hóa.
- Trong phát ban: Một vài ngày sau khi hạ sốt, trẻ bắt đầu có dấu hiệu phát ban kèm đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy. Phần lớn các nốt phát ban tập trung tại mặt, cổ, ngực và bụng, hình thành các bọt nước màu đỏ. Nếu được chăm sóc tốt, các nốt ban sẽ thuyên giảm sau 3 - 5 ngày.
- Sau phát ban: Thời điểm này, các nốt phát ban dần biến mất và không để lại dấu vết, trừ nốt ban do sởi gây ra hoặc nốt mụn nhiễm khuẩn. Trẻ dần trở lại hoạt động bình thường, một số ít gặp biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,...
Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu của sốt phát ban ở trẻ em để can thiệp kịp thời. Tránh tình trạng để đến khi tình trạng của bé chuyển nặng mới phát hiện thì rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm cho sau này.
Các nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em
Theo các nghiên cứu y khoa, số ca bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ do virus gây ra chiếm đến 70 - 80%. Mỗi chủng virus gây bệnh sẽ có mức độ gây bệnh, dấu hiệu nhận biết khác nhau, vậy nên cha mẹ cần trang bị kiến thức giúp xác định căn nguyên bệnh lý, từ đó có hướng xử trí kịp thời.
(70-80% các ca bệnh sốt phát ban ở trẻ em là do virus gây nên)
Nguyên nhân sốt phát ban do virus sởi
Ngay sau khi bị virus sởi tấn công, trẻ sẽ bắt đầu lên cơn sốt, tình trạng sốt sẽ giảm dần khi cơ thể trẻ nổi ban. Dấu hiệu nhận diện trẻ em bị sốt phát ban do virus sởi là các nốt ban có dạng sần, trẻ sốt kèm ho, chảy nước mũi, đỏ mắt,... Các nốt ban do sởi có thể để lại dấu thâm trên da khi khỏi bệnh.
Nguyên nhân sốt phát ban do virus Rubella
Virus Rubella hay còn gọi là sởi Đức cũng là nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban ở trẻ em. Với chủng virus này trẻ sẽ bị sốt trong khoảng 3 ngày. Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt, đó là các nốt ban bắt đầu xuất hiện khắp cơ thể của bé. Vết ban do virus Rubella bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm đau khớp, sưng hạch phần tai hoặc cổ, mệt mỏi, chán ăn,...
Nguyên nhân sốt phát ban do virus Herpes 6, 7
Biểu hiện sốt phát ban do virus Herpes thường không rõ ràng như các chủng virus khác, bởi vậy hãy tìm hiểu trẻ từng tiếp xúc gần với người bệnh thủy đậu, mụn nước, zona,... hay không. Triệu chứng ban đầu, trẻ sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, xuất hiện phát ban sau 1 - 3 ngày sốt, lan từ cổ ngực xuống toàn thân.
(Các nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em)
Nguyên nhân sốt phát ban do Adenovirus
Sốt phát ban do Adenovirus có biểu hiện khá giống với bệnh cúm mùa khiến bố mẹ dễ nhầm lẫn. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau họng, viêm đường hô hấp trên, nghẹt mũi, sốt phát ban,... Các vết phát ban sẽ hết sau 3-5 ngày, lúc này trẻ sẽ hết sốt, cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn.
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em do côn trùng
Ngoài yếu tố virus, trẻ bị sốt phát ban có thể khởi phát từ côn trùng, ký sinh trùng chứa nhiều vi khuẩn như rận, chấy, bọ chét,... Khi tiếp xúc với trẻ, chúng tiến hành cắn gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều và gây vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban
Trong phần nội dung này, Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc: "Sốt phát ban ở trẻ em có nguy hiểm không?".
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ phần lớn là bệnh lành tính, các triệu chứng xuất hiện tương đối nhẹ và có thể tự thuyên giảm mà không cần dùng đến thuốc. Cha mẹ có thể hoàn toàn theo dõi và chăm sóc bé tại nhà khi bệnh còn ở trạng thái nhẹ, kiểm soát được. Song, vì sự chủ quan, thờ ơ trong điều trị của gia đình mà trẻ có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng:
- Viêm tai giữa.
- Viêm phổi.
- Hội chứng Guillain Barre.
- Viêm não.
(Trẻ có thể bị viêm não nếu như không có hướng điều trị sốt phát ban kịp thời)
Trong bốn biến chứng sốt phát ban ở trẻ nêu trên, viêm não là chuyển biến xấu và nguy hiểm nhất. Vậy nên, công tác chăm sóc, điều trị kịp thời cũng như đúng cách có vai trò rất quan trọng, giúp bảo toàn sức khỏe thể chất cũng như tinh thần trẻ.
Sốt phát ban ở trẻ em nên kiêng gì?
Khi trẻ bị sốt phát ban đỏ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên nhân, biểu hiện cũng như các điều kiêng kỵ nhằm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Cụ thể đối với bệnh sốt phát ban ở trẻ em thì bố mẹ cần kiêng một số thứ sau đây:
(Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt virus phát ban)
Đối với chế độ ăn uống
Trường hợp sốt phát ban ở trẻ em sẽ khiến trẻ chán ăn, sốt cao, tiêu chảy khiến mất nước, rối loạn tiêu hóa. Cho nên, thời gian này cha mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm đặc, khó tiêu, đồ ăn lạnh hoặc chưa qua chế biến.
Thay vào đó, nên ưu tiên bổ sung các món ăn dạng mềm như cháo, súp, canh, trái cây giàu vitamin C. Đồng thời, thường xuyên cho trẻ uống nước, nước điện giải để bù nước do quá trình sốt gây ra.
Đối với sinh hoạt
Không riêng chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe, một lối sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng hỗ trợ đặc lực trong quá trình điều trị:
- Không để trẻ ở nơi ẩm ướt, không gian chật kín, tù túng.
- Không để trẻ dùng tay gãi lên vùng da phát ban tránh vỡ, xước da.
- Không cho trẻ đến những nơi đông người, khu vực công cộng tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác.
- Hạn chế để da trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, các chất tẩy rửa lông thú nuôi tránh bệnh phát triển nặng.
- Không kiêng tắm cho trẻ, vì có thể gây nhiễm trùng da dẫn đến viêm phổi, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.
(Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em)
Đối với trang phục
Không mặc quần áo chất liệu nóng, kém thông thoáng, bó sát người, chất liệu vải cứng dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, việc trùm kín chăn hoặc bọc kín người trẻ bằng tã lót, chăn sẽ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao, tăng nguy cơ bị co giật do sốt.
Xem thêm:
Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ em
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu sốt phát ban ở trẻ em. Để ức chế mức độ nhiễm trùng, tránh bệnh nặng thêm phụ huynh cần cung cấp dinh dưỡng hoặc sử dụng một số thuốc điều trị nhằm tăng đề kháng với virus gây bệnh.
Hạ sốt đúng cách
Vấn đề đầu tiên cha mẹ cần xử lý khi trẻ có dấu hiệu sốt phát ban là kiểm soát thân nhiệt, tập trung hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Phụ huynh nên tham vấn bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt với liều lượng phù hợp độ tuổi, thể trạng sức khỏe của trẻ.
(Hướng dẫn hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ)
Ngoài ra, gia đình có thể dùng khăn lau mát cho trẻ, thay quần áo mỏng và thoáng mát, ngừa nguy cơ sốt cao co giật. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để lau người vì có thể gây co mạch ngoại vi, khiến tình trạng sốt tăng cao.
Bù nước, bù điện giải
Sốt phát ban khiến trẻ sốt cao, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy,... điều này khiến nước và điện giải trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cho nên, cha mẹ cần chủ động bổ sung nước lẫn chất điện giải cho trẻ, tăng liều lượng nước hơn ngày thường.
(Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ trong quá trình sốt phát ban)
Với sử dụng điện giải Oresol, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng hoặc tuân thủ liều lượng trên bao bì. Thông thường, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, hạn chế tình trạng nôn mửa xảy ra.
Sau khi trẻ được bù đủ nước và chất điện giải, thân nhiệt đã ổn định, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Trị ho, thông mũi
Sốt phát ban thường gây ho ở trẻ, nếu xảy ra với tần suất dày thì gia đình có thể tham khảo sử dụng thuốc trị ho, giảm đau họng ở trẻ. Ngoài ra, khi trẻ chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi nặng, phụ huynh nên dùng nước muối loãng hoặc dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mũi, giúp trẻ dễ thở khi sinh hoạt, ăn uống.
Bổ sung dinh dưỡng
Dù trong thời gian bị trẻ sốt phát ban
thường mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa nhưng không vì thế cha mẹ ngừng cung cấp thực phẩm, hãy bổ sung dưỡng chất nhiều hơn bình thường để bổ sung năng lượng cho trẻ. Từ đó, cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi và đào thải virus ra khỏi cơ thể.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Trong thời gian trẻ bị sốt phát ban, gia đình có thể tắm rửa bình thường có trẻ, không nên kiêng cữ. Đối với trẻ còn yếu, sử dụng khăn mềm và nước ấm lau toàn bộ cơ thể, thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn nước.
(Sử dụng nước ấm để tắm hoặc lau toàn thân cho trẻ mỗi ngày)
Đối với môi trường nhà ở, luôn giữ phòng trẻ được thoáng khí, không tù túng hay ẩm ướt. Sắp xếp trẻ được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Một số loại thuốc được dùng điều trị sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Không có thuốc đặc hiệu điều trị sốt phát ban ở trẻ. Tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng và tăng khả năng đối kháng với virus gây bệnh như:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol) giúp hạ sốt nhanh, cải thiện cơn đau mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Diclofenac,…): Thuốc chống viêm cải thiện cơn đau ở trẻ.
- Thuốc kháng virus (Ganciclovir): Với trẻ miễn dịch yếu, có thể sử dụng thuốc kháng virus để giảm mức độ hoạt động của virus gây bệnh.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Bố mẹ có thể tự kiểm soát và điều trị sốt phát ban ở trẻ em tại nhà đối với các trường hợp trẻ có biểu hiện bình thường của bệnh. Tuy nhiên đối với một số trường hợp trẻ có triệu chứng nặng hơn phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cụ thể:
Trường hợp trẻ có triệu chứng nặng hơn phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện
- Trẻ sốt cao liên tục, không kiểm soát được nhiệt độ dù đã uống thuốc hạ sốt.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C.
- Sau 3 ngay phát ban trẻ vẫn không có chuyển biến tốt.
- Trẻ có miễn dịch yếu, sức đề kháng kém.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ sốt cao, tiêu chảy dẫn đến mất nước.
- Trẻ có biểu hiện sốt cao, co giật, mê sảng.
Với trường hợp trẻ bị sốt phát ban do các chủng virus gây ra, gia đình chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng của trẻ thì có thể đưa trẻ đến Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Tại đây, tình trạng sốt phát ban ở trẻ em sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, được đào tạo từ các trường đại học y khoa danh tiếng.
Chuyên khoa Nhi cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và điều trị bệnh nhi chất lượng cao, mang đến chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Tất cả hệ thống máy móc, trang thiết bị tại khoa đều được nhập khẩu từ Đức, Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, phục vụ mọi nhu cầu của gia đình.
(Đưa trẻ đến BVĐK Phương Đông để được thăm khám và điều trị)
Các dịch vụ khám, tư vấn, điều trị bệnh lý nhi khoa tiêu biểu tại Bệnh viện Phương Đông, gồm có:
- Khám và điều trị bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.
- Khám phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Khám sàng lọc sơ sinh.
- Tư vấn và dịch vụ tiêm chủng.
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Liên hệ 1900 1806 để đặt lịch hoặc trực tiếp đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám, điều trị sốt phát ban kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
Phòng ngừa bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Với những trẻ đã mắc sốt phát ban, cơ thể sẽ tự hình thành cơ chế miễn dịch, trẻ sẽ không bị hoặc hiếm khi mắc lại bệnh. Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi rất dễ bị virus xâm nhập phát bệnh. Có một số biện pháp phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em sau đây:
Phòng ngừa bệnh sốt phát ban ở trẻ em
- Tiêm vaccine phòng ngừa virus sởi, virus rubella và một số virus thường gặp.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi trẻ ra ngoài chơi, trước và sau khi ăn.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
- Sử dụng các vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, bàn chải.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng cân bằng.
- Giữ môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ, thông thoáng.
Kết lại, sốt phát ban ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, các nốt phát ban thường hết sau 3 - 5 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trẻ không được điều trị kịp thời có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, hội chứng Guillain Barre hoặc viêm não.