Suy thận mạn giai đoạn 3: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nhật Mai

13-10-2022

goole news
16

Suy thận mạn là một bệnh lý nguy hiểm, được chia thành 5 giai đoạn. Trong đó, suy thận mạn giai đoạn 3 có mức độ tổn thương và giảm chức năng nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cho bệnh nhân đang ở giai đoạn 3 như thế nào? Bài viết sau, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giải đáp vấn đề này.

Bác sĩ chuyên khoa giải đáp suy thận mạn giai đoạn 3 là gì?

Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, suy thận mạn là biến chứng của nhiều bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bệnh gout, lupus… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn 3 cần lưu ý về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn 3 cần lưu ý về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

Dựa vào chỉ số tốc độ lọc cầu thận, suy thận giai đoạn 3 được chia thành hai giai đoạn 3a và 3b:

  • Suy thận giai đoạn 3a: Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, mức lọc cầu thận (eGFR) từ 45 – 59 ml/phút/1,73m².
  • Suy thận giai đoạn 3b: Tổn thương thận từ mức trung bình đến nặng, mức lọc cầu thận (eGFR) từ 30 – 44 ml/phút/1,73m².

Nếu đang mắc suy thận mạn tính giai đoạn 3, bệnh nhân có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn chức năng thận giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Thông qua một số nguyên tắc, biện pháp như kiểm soát biến chứng, tuân thủ điều trị thuốc và xây dựng thực đơn ăn uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Có thể nói, suy thận mạn tính giai đoạn 3 là thời điểm báo động về sức khỏe. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể tiến triển sang các giai đoạn 4 và 5, có khả năng gây tử vong nên việc điều trị cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

Triệu chứng thường gặp của suy thận mạn giai đoạn 3

Suy thận mạn giai đoạn 3 có mức độ nguy hiểm hơn so với 2 giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này các triệu chứng có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Nước tiểu đổi sang màu vàng đậm, cam hoặc đỏ.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm nhiều lần, lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
  • Chân, tay phù do thận giảm lọc, cơ thể tích nước.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Sắc da nhợt nhạt.
  • Mất ngủ, giấc ngủ không sâu.
  • Đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Huyết áp tăng cao.

Ở người trưởng thành các triệu chứng suy thận thường có biểu hiện rõ rệt như: Tăng huyết áp, tiêu đêm, đau lưng, mất ngủ…

Ở người trưởng thành các triệu chứng suy thận thường có biểu hiện rõ rệt như tăng huyết áp, tiêu đêm, đau lưng, mất ngủ…

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển sang giai đoạn 4 và 5. Bên cạnh đó, suy thận mạn giai đoạn 3 có thể xuất hiện các biến chứng sau:

  • Loãng xương do thiếu canxi.
  • Các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim, hội chứng ure huyết tán huyết, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường.
  • Rối loạn đường huyết, rối loạn điện giải.
  • Thiếu máu, da xanh xao nhợt nhạt có hiện tượng vàng da.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy giảm chức năng sinh lý.

Khi xảy với bất kỳ triệu chứng nào đều gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Vì vậy, để phòng tránh và phát hiện sớm người bệnh nên đi thăm khám và có liệu trình điều trị kịp thời.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn 3 như thế nào?

Hiện nay, phần lớn các biện pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn 3 chỉ giúp ngăn chặn, không để bệnh tiến triển sang giai đoạn 4 và giảm những biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp điều trị suy thận giai đoạn 3 được gợi ý bởi bác sĩ chuyên khoa như sau:

  • Khám bác sĩ chuyên khoa nội (thận) để lập kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân có mắc đái tháo đường theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
  • Kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử đối với người đang mắc suy thận độ 3.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ điều trị.
  • Tập thể dục mỗi ngày.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc trôi nổi quảng cáo trên mạng xã hội và không rõ nguồn gốc.

Phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh trì hoãn sự phát triển của quá trình suy thận

Phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh trì hoãn sự phát triển của quá trình suy thận

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều trị suy thận mạn giai đoạn 3 đó là xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân mà trong quá trình điều trị sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng. Bệnh nhân phải tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ để rút ngắn quá trình hồi phục, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn.

Chế độ ăn uống phù hợp cho người suy thận mạn tính

Đối với người suy thận, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, cholesterol, hàm lượng đường có trong máu. Để làm chậm quá trình tiến triển của suy thận, trì hoãn việc phải chạy thận, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Giảm lượng đạm có trong khẩu phần ăn

  • Hạn chế ăn thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, …
  • Uống thêm 1-2 ly sữa/ngày để tăng chất đạm cho cơ thể.
  • Đối với người có cân nặng 50-55kg, cần cung cấp đủ chất đạm khoảng: 50g thịt, cá mỗi ngày, uống 1 ly sữa dinh dưỡng giàu đạm 250ml, mỗi bữa thêm 1 chén cơm.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn bằng phương pháp luộc, hấp.

Người bệnh cần có chế độ ăn lành mạnh để điều trị suy thận giai đoạn 3

Người bệnh cần có chế độ ăn lành mạnh để điều trị suy thận giai đoạn 3

Chế độ ăn giàu năng lượng

  • Sử dụng ngũ cốc ít đạm thay cho đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa...
  • Ăn thêm miến dong, khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây,... chứa tinh bột dùng vào các bữa ăn phụ để cung cấp thêm năng lượng.
  • Bổ sung dầu ăn khi chế biến món ăn giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh (thêm vào cháo, soup, canh, trộn, chiên, xào...).

Hạn chế lượng muối dùng trong các món ăn

  • Sử dụng từ 2-4g muối/ngày tùy theo mức độ suy thận.
  • Không ăn các món chế biến sẵn.
  • Nếu tiểu ít và có phù thì ăn nhạt hoàn toàn.

Hạn chế chất kali

  • Sử dụng 2-4g kali/ngày tùy theo mức độ suy thận.
  • Kali là một muối khoáng có nhiều trong các loại rau và trái cây (nhất là các loại rau lá và trái cây khô). Các loại thực phẩm giàu kali người bệnh cần hạn chế ăn là đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi…

Đảm bảo đủ nhu cầu nước

  • Nếu suy thận nhẹ, không phù thì uống nước theo nhu cầu khát.
  • Nếu có phù, tiểu ít thì uống thêm 500ml mỗi ngày.
  • 1 chén canh, súp có 150ml nước/ngày.
  • 1 ly sữa có 150ml nước/ngày.

Suy thận mạn là một bệnh có tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng, thường khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, để phòng ngừa suy thận mạn giai đoạn 3 và các biến chứng của suy thận mạn, bạn nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát bệnh, phát hiện sớm để có biện pháp dự phòng và điều trị, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.

 

7,529

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám