Tất tần tật về suy tim trái: Triệu chứng, biến chứng, phương pháp điều trị

Thu Hiền

18-01-2024

goole news
16

Hội chứng suy tim trái là một tình trạng mà tim không hoạt động hiệu quả để bơm máu từ ngăn tim trái ra cơ thể. Điều này dẫn đến sự suy yếu của tim và khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể. Kính mời quý bạn đọc hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Hội chứng suy tim trái

Suy tim trái là một bệnh lý xảy ra khi tâm thất trái suy giảm chức năng co bóp. Sau một thời gian dài, việc co bóp thường xuyên này sẽ khiến tim bị tổn thương, suy yếu và mất khả năng xử lý máu từ phổi trong cơ thể. 

Thông thường, suy tim trái sẽ được chia làm 2 dạng:

  • Suy tim tâm thu: Khi sự co bóp máu của tâm thất trái yếu và khả năng bơm máu ra các động mạch chủ để giúp nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể là không. Điều này được gọi là suy tim phân suất tống máu giảm. 
  • Suy tim tâm trương: Khi tâm thất trái bị giảm đàn hồi, cứng và không thể đủ điều kiện thư giãn thích hợp sẽ gây khó khăn cho việc hút máu chảy về từ tâm thất. Đây được gọi là suy tim phân suất tống máu bảo tồn.

Tim của con người sẽ có hai buồng để bơm chính là tâm thất phải và tâm thất trái. Hai buồng này sẽ hoạt động khác nhau để bơm máu vào cho cơ thể. Buồng bên trái sẽ nhận máu giàu oxy từ phổi rồi đưa lên những phần còn lại của cơ thể. Còn buồng bên phải sẽ có chức năng là nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan đó khi trở về và đưa đến phổi để cung cấp thêm oxy. 

 Suy tim trái là gì? Suy tim trái là gì? 

Triệu chứng suy tim trái thường gặp

Khi bị suy tim trái, bạn sẽ thường gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Ho thường xuyên, kéo dài
  • Khó thở, thở khò khè
  • Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm kèm theo hơi thở nông
  • Khi tập thể dục hoặc khi nằm ngửa bị thở nông
  • Thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung 
  • Tình trạng tích tụ dịch, sưng ở chân, bàn tay, mắt cá chân,...
  • Thường xuyên buồn nôn sau khi ăn, mất cảm giác thèm ăn
  • Nhịp tim không ổn định, nhanh, bất thường. 
  • Hiện tượng tăng cân đột ngột không rõ lý do

 Triệu chứng thường gặp của suy tim trái  Triệu chứng thường gặp của suy tim trái 

Phương pháp điều trị hội chứng suy tim trái

Suy tim trái là một bệnh lý và hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị suy tim trái khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp như thế nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân. Hiện nay các phương pháp điều trị cơ bản thường dùng sẽ bao gồm:

  • Điều trị bệnh không dùng đến thuốc: Mặc dù không cần dùng đến thuốc nhưng bệnh nhân phải bắt buộc thay đổi chế độ ăn, làm việc, thay đổi lối sống, tập luyện phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những bệnh nhân nghiện thuốc lá hay rượu bia thì bắt buộc phải bỏ thuốc lá, rượu bia, không được sử dụng chất kích thích. Ăn thanh đạm, điều chỉnh cân nặng hợp lý. 

  • Điều trị bệnh dùng thuốc: Đối với điều trị suy tim trái sẽ có các nhóm thuốc cơ bản sau:

+Thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu giúp cho bệnh nhân đi tiểu thường xuyên hơn, từ đó hạn chế tình trạng tích nước lâu ngày trong cơ thể đặc biệt với các bệnh nhân đau tim và thường xuyên bị khó thở. 

+ Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Loại thuốc này sẽ có hiệu quả cực kì tốt đối với những người bị suy tim trái. Thuốc hoạt động trên cơ chế giúp làm giãn mạch máu để hạ huyết áp cho bệnh nhân, cải thiện tình trạng lưu thông máu và giảm bớt gánh nặng cho hoạt động của tim.

+ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Loại thuốc này được sử dụng để thay thế cho trường hợp bệnh nhân không hợp hoặc dung nạp được với thuốc ACE. 

+ Thuốc đối kháng Aldosterone: Hoạt động như thuốc lợi tiểu nhưng đây là loại thuốc lợi tiểu giúp bệnh nhân tiết kiệm được kali, giúp làm giảm sợi hóa cơ tim 

+ Thuốc tăng co bóp cơ tim: Đây là loại thuốc khá phổ biến, khi người bệnh bị suy tim nặng và để cải thiện chức năng bơm máu và duy trì huyết áp thì buộc phải dùng loại thuốc này để tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên về lâu dài thì thuốc chỉ được sử dụng nhằm mục đích kéo dài sự sống cho bệnh nhân. 

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân gây ra suy tim ví dụ như bạn bị suy tim do bệnh van tim thì bệnh nhân buộc phải phẫu thuật mổ van tim, hẹp động mạch vành thì buộc phải mổ bắc cầu mạch vành,... 

Các biến chứng suy tim trái

Việc thăm khám và điều trị sớm là điều cực kì cần thiết và quan trọng. Vì nếu như bệnh nhân không thăm khám và điều trị sớm sẽ dễ gây ra tình trạng biến chứng ví dụ như: 

  • Gây rung nhĩ và rối loạn nhịp tim 
  • Bệnh hở van tim
  • Làm giảm chức năng của các cơ quan khác như gan, thận
  • Gây đột tử bất ngờ hoặc tử vong khi lên cơn đau tim
  • Gây tắc mạch, đột quỵ não do thiếu máu đông
  • Stress, lo lắng kéo dài.

Nguyên nhân gây suy tim trái là gì?

Suy tim trái xảy ra do rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể kể đến như:

  • Tình trạng tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra suy tim tâm trương. Tình trạng này xảy ra khi bạn bị cao huyết áp trong một khoảng thời gian khá dài, lúc này tim sẽ bị chèn ép và buộc phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi gắp cơ thể. Vì làm việc nhiều nên tim trở nên dày và cứng hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thư giãn giữa các nhịp tim với nhau. 
  • Động mạch vành: Khi các mạch vành bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim được nuôi ít hơn. Lượng máu đến tim rất thấp làm cho các tế bào cơ tim bị chết đi. 
  • Viêm màng ngoài tim: Lớp màng mỏng được bao quanh tim sẽ dẫn tới khả năng hạn chế đổ đầy máu của tim. 
  • Lối sống thiếu khoa học: Khi bạn ít vận động, hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, béo phì, gây ra bệnh đái tháo đường. Đây chính là những nguyên nhân gây ra bệnh suy tim tâm trương. 

Suy tim trái xảy ra do rất nhiều nguyên nhân

Lời khuyên của bác sĩ về suy tim trái

Suy tim trái là một loại bệnh không thể tiên lượng lượng trước được, nếu không được thăm khám kịp thời và điều trị đúng thuốc thì bệnh có khả năng sẽ nặng hơn và khó cải thiện. Tuy nhiên nếu như bạn biết cách điều chỉnh lối sống, sử dụng phương pháp điều trị phù hợp và phát hiện bệnh từ sớm thì chắc hẳn tình trạng bệnh sẽ cải cải thiện hơn rất nhiều. 

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ về việc điều trị bệnh suy tim trái mà bạn nên tham khảo:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục: Người bị bệnh tim nên tập một số bài tập như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tuy nhiên bạn phải đảm bảo sự duy trì về lâu dài và bài bản. 
  • Trong cuộc sống hằng ngày không nên làm việc hoặc hoạt động quá sức
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu
  • Tinh thần: Luôn giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài
  • Chế độ ăn: Đặc biệt hạn chế các sản phẩm chứa chất béo hoặc chứa nhiều mỡ, nên ăn đồ ăn thanh đạm, ăn nhiều trái cây, rau củ. 
  • Thường xuyên thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

So sánh suy tim trái và suy tim phải

  •  Suy tim trái: Suy tim trái thường sẽ hay gặp hơn so với suy tim phải. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do rối loạn chức năng của tâm thất trái. Nguyên nhân suy tim trái thường do nhồi máu cơ tim, bị tăng huyết áp kéo dài. 

Suy tim trái có thể khiến cho máu trong tĩnh mạch phổ tích tụ từ đó dẫn tới các triệu triệu chứng về hô hấp như khó thở, ho khan, khó thở khi ngủ hoặc nằm. 

  • Suy tim phải: chủ yếu do suy tim trái tích tụ máu quanh phổi, từ đó khiến cho các buồng tim bên phải chịu áp lực lớn hơn. Thông thường suy tim phải sẽ ít gặp hơn so với suy tim trái. 

Suy tim phải dẫn đến việc tích tụ trong các tĩnh mạch máu và gây ra tình trạng phù chân. Vì chân là khu vực dễ bị phù nhất. Suy tim phải thường sẽ gây ra các triệu chứng phổ biến thường gặp như: khó chịu ở ngực, tích tụ dịch, gây tăng cân,... 

 suy tim trái và suy tim phải khác nhau như thế nào? Suy tim trái và suy tim phải khác nhau như thế nào? 

Tại sao khi tăng huyết áp gây suy tim trái?

Tăng huyết áp là tình trạng máu chảy qua các động mạch với áp lực lớn so với bình thường. Huyết áp là áp lực của máu lên động mạch, huyết áp cao nghĩa là mạch máu di chuyển lên thành động mạch bị tăng cao. Việc này sẽ khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn thì mới có thể thắng được sức cản trong lòng mạch. Lúc này tim phải dày lên và cấu trúc tim cũng phải thay đổi từ đó gây nên tình trạng suy tim trái. 

Vì sao suy tim trái gây phù phổi cấp?

Phù phổi cấp chủ yếu do suy tim gây ra. Khi tim không bơm đủ máu đi khắp cơ thể, lượng máu mà tĩnh mạch mang qua phổi sẽ dẫn đến tim trái tăng lên. Áp lực trong mạch máu tăng, dịch sẽ được đẩy vào túi khí (hay còn gọi là phế nang) ở trong phổi. Dịch sẽ làm giảm sự vận chuyển oxy qua phổi từ đó gây ra khó thở và phù phổi cấp. 

Vì sao suy tim trái lại khó thở về đêm

Vì bị tăng áp lực mạnh ở động tĩnh mạch phế quản nên đường dẫn khí bị chèn ép. Thông thường tĩnh mạch phế quản sẽ đổ máu vào cả hai tâm nhĩ là tâm nhĩ phải đổ vào tĩnh mạch đơn, còn tâm nhĩ trái thì sẽ đổ vào tĩnh mạch phổi sâu. Suy tim trái sẽ làm cho áp lực ở nhĩ trái tăng rất cao, từ đó gây ra tình trạng ứ máu trong tĩnh mạch phổi làm căng tĩnh mạch ở phế quản. Nếu căng quá chúng có thể bị vỡ ra, khiến cho bệnh nhân khạc ra máu. Đặc biệt khi về đêm, còn tăng hoạt hệ phó giao cảm làm tình trạng co thắt tăng lên. Nên gây khó thở về đêm. 

Khi bị khó thở nằm, bệnh nhân nên ngồi dậy thì triệu chứng sẽ giảm bớt và đỡ hơn. 

Kết luận 

Bệnh viện Phương Đông hy vọng rằng thông qua bài viết này quý độc giả sẽ có cho mình những kiến thức cũng như những thông tin để biết về bệnh suy tim trái. Hãy thăm khám thường xuyên và chăm sóc sức khỏe của mình để suy tim trái không còn là một căn bệnh đáng lo nữa nhé.

Bệnh viện Phương Đông là nơi gửi gắm sức khỏe vô cùng hợp lý với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Quý khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ y tế tận tình nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới hotline 1900 1806 để được hỗ trợ. 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
931

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám