Bệnh suy tuyến cận giáp là gì?
Tuyến cận giáp là một bộ bao gồm 4 tuyến nhỏ phía sau của tuyến giáp và đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của xương. Những tuyến này có vai trò kiểm soát được mức độ Calci và phospho của cơ thể.
Bệnh suy tuyến cận giáp thường không hay gặp nhưng nếu như không được phát hiện sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bình thường có 4 tuyến cận giáp, được chia thành 2 tuyến ở cực trên và ở cực dưới. Ở người trưởng thành, tuyến này có 2 loại tế bào là tế bào chính- thành phần cấu tạo của tuyến cận giáp và tế bào ưa oxy.
Tế bào chính đóng vai trò bài tiết ra hormon PTH có trách nhiệm điều hòa nồng độ ion calci máu. Chính vì thế, bệnh nhân suy cận giáp bị thiếu hormon cận giáp PTH có thể gây ra giảm nồng độ Calci và phospho trong cơ thể. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng hệ thần kinh, cơ và xương. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng ở trẻ 16-40 tuổi là nhiều nhất.
Bệnh nhân suy cận giáp bị thiếu hormon cận giáp PTH có thể gây ra giảm nồng độ Calci
Nguyên nhân nào gây ra suy tuyến cận giáp?
Suy tuyến cận giáp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:
Sau phẫu thuật
Suy tuyến cận giáp có thể xảy ra do cắt bỏ phẫu thuật hoặc tổn thương tuyến cận giáp hoặc nguồn cung cấp máu cho tuyến này. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng suy cận giáp. Tổn thương sau cắt bỏ bệnh cường cận giáp, ung thư vòm họng, cổ có thể dẫn đến việc loại bỏ mô cận giáp từ đó dẫn đến căn bệnh này.
Bên cạnh đó, phẫu thuật ung thư tuyến giáp, bướu cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Thường do cắt bỏ mạch máu nuôi tuyến cận giáp hoặc tuyến cận giáp trong phẫu thuật nhưng thường chỉ dẫn đến suy cận giáp tạm thời. Tùy theo mức độ tổn thương nhiều hay ít mà bệnh có thể xảy ra ngay sau phẫu thuật hoặc xuất hiện theo đó vài tháng hoặc nhiều năm sau.
Suy tuyến cận giáp có thể xảy ra do cắt bỏ phẫu thuật hoặc tổn thương
Ung thư
Tuy rất hiếm nhưng ung thư từ những cơ quan khác có thể di căn đến các mô tuyến cận giáp và khiến cho chức năng của chúng thay đổi. Nếu xạ trị trên diện rộng tại vùng cổ trong quá trình điều trị cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng của vùng tuyến cận giáp.
Miễn dịch
Suy tuyến cận giáp cũng có thể gây ra quá trình rối loạn miễn dịch, có thể hiểu rằng hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại các virus trong cơ thể đột nhiên chống lại các tế bào khỏe mạnh mà không rõ lý do.Và hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào phần mô của của tuyến cận giáp. Dẫn đến mất khả năng bài tiết hormone của tuyến cận giáp gây suy cận giáp.
Suy cận giáp cũng có thể gây ra quá trình rối loạn miễn dịch
Bẩm sinh
Suy tuyến cận giáp cũng có thể xuất hiện bẩm sinh, một số những trẻ sinh ra không có mô tuyến cận giáp hoặc có các tuyến cận giáp hoạt động không đúng chức năng. Bệnh xảy ra trong vài tháng đầu đời có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số trường hợp đặc biệt có thể không tìm thấy được nguyên nhân gây ra suy tuyến cận giáp.
Suy cận giáp bẩm sinh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ người mẹ có bệnh cường cận giáp. Khi phụ nữ mang thai, lượng Calci sản xuất dư thừa có thể đi qua nhau thai đến em bé đang phát triển, gây ra trường hợp phản ứng ngược ức chế hormone tuyến cận giáp của bé.
Di truyền
Suy tuyến cận giáp có thể phát triển từ một một số hội chứng di truyền như hội chứng Barakat, hội chứng DiGeorge, hội chứng MELAS, hội chứng Kearns-Sayre… Ở một số bệnh nhân, suy tuyến cận giáp có liên quan đến bệnh Wilson, đây là bệnh do kháng chất tích tụ quá nhiều trong tuyến cận giáp.
Thiếu Magie
Một nguyên nhân cũng khá phổ biến gây ra căn bệnh này đó là do lượng magie trong máu quá thấp. Tình trạng này còn được gọi là suy tuyến cận giáp chức năng, có sẽ tự khỏi khi lượng magie tự phục hồi. Magie có vai trò quan trọng trong tuyến cận giáp, khi chất này quá thấp có thể dẫn đến lượng Calci quá thấp khiến cho các tuyến cập giáp không hoạt động bình thường.
Bên cạnh chế độ ăn thiếu chất Magie, một nguyên nhân khác có thể khiến hàm lượng chất này trong máu thấp là do chứng nghiện rượu. Ở những người bẩm sinh bị thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tiêu chảy mãn tính, bệnh thận sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây thiếu magie trong máu.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như do gia đình có tiền sử bị suy tuyến cận giáp. Mắc một số bệnh tự miễn liên quan đến tuyến thượng thận như sản xuất không đủ hormone.
Magie có vai trò quan trọng trong tuyến cận giáp
Dấu hiệu bệnh suy tuyến cận giáp
Sự thiếu hụt hormone tuyến cận giáp khiến cho người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng có liên quan đến mức độ giảm bất thường Calci trong máu và tăng mức độ phospho trong máu. Từ đó, có thể dẫn đến những triệu chứng điển hình của bệnh như
Co cứng cơ
Mức độ của bệnh có thể đi từ một số triệu chứng nhẹ như cơ thể ngứa ran, cảm thấy ngón tay, ngón chân tê cứng, dị cảm, và đến những triệu chứng nặng như chuột rút, co thắt cơ nghiêm trọng. Tình trạng này xuất hiện khá đặc trưng, cơ co quắp và không thể kiểm soát được một số cơ ở cơ tay, chân hoặc là mặt. Một số trường hợp khác có thể gây ra co giật, ngất thậm chí có thể khiến cho ý thức bị suy giảm.
Mức độ của bệnh có thể đi từ một số triệu chứng nhẹ như cơ thể ngứa ran
Triệu chứng da và răng
Những người mắc bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu da khô và thô ráp, móng tay dễ gãy và tóc rụng nhiều. Trường hợp suy cận giáp từ nhỏ có thể xuất hiện những bất thường có liên quan đến răng, bao gồm sự kém phát triển của lớp men răng bên ngoài, chân răng dị dạng, nguy cơ cao sâu răng. Một số triệu chứng khác như khó thở, khàn giọng, thay đổi giọng nói có thể liên quan đến suy tuyến cận giáp mãn tính.
Rối loạn tâm lý
Các triệu chứng có thể liên quan suy tuyến cận giáp gồm suy nhược toàn thân, cảm giác hay trong tình trạng lo âu và căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí, bệnh có thể gây ra trầm cảm, lú lẫn, khó chịu, mất phương hướng, thay đổi tâm trạng, mất trí nhớ. Ở trẻ em, khi mắc suy cận giáp có thể chậm phát triển về thể chất và trí tuệ nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiếm gặp hơn còn có gây ra các biến chứng nghiêm trọng đó là đục thể tinh thể, động kinh, co giật, nhịp tim. Nếu quá trình vôi hóa xảy ra bên trong thận, chức năng thận có thể suy giảm, thế nên những người bị bệnh này dễ mắc sỏi thận.
Bệnh có thể gây ra trầm cảm, lú lẫn, khó chịu, mất phương hướng
Chẩn đoán và điều trị suy tuyến cận giáp như thế nào?
Suy tuyến cận giáp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh suy tuyến cận giáp, bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng đặc trưng và cả tiền sử bệnh trước đây. Bên cạnh đó, cần phải có sự thăm khám đánh giá tổng quát và nhiều xét nghiệm chuyên biệt khác, cụ thể:
- Xét nghiệm nước tiểu: Xác định hàm lượng Calci dư thừa có được bài tiết vào nước tiểu hay không.
- Điện tâm đồ: Thực hiện để có thể theo dõi được nhịp tim gây ra bởi thiếu Calci hay không.
- Chụp X-quang, kiểm tra mật độ xương: Để kiểm tra những ảnh hưởng của xương khi thiếu hụt Calci.
- Kiểm tra răng: Theo dõi những bất thường, các giai đoạn tăng trưởng của trẻ để chẩn đoán bệnh ở trẻ.
- Xét nghiệm di truyền để phát hiện những đột biến gen cụ thể có gây ra những hội chứng liên quan đến suy cận giáp.
- Xét nghiệm máu kiểm tra các chất: Calci, phospho, magie, hormone PTH.
Xét nghiệm máu kiểm tra các thành phần chất bên trong
Điều trị cấp cứu khi co thắt thanh quản, lên cơn động kinh
Trong trường hợp cần cấp cứu gấp do suy tuyến cận giáp gây ra co thắt thanh quản hoặc lên cơn động kinh cần:
- Trường hợp cần thiết bệnh nhân được chỉ định tiêm tĩnh mạch chậm 10 - 20ml Gluconat calci 10% trong vòng 10 phút hoặc thay thế với Calci Clorua.
- Bệnh nhân được truyền Calci tĩnh mạch liều cụ thể 1mg/kg/h.
- Dùng vitamin D liều cao: Ergocalciferol (Sterogyl) 50.000 - 200.000UI/ngày hoặc là Cholecalciferol (Vitamin D3) để tiêm bắp tối đa trong vòng từ 2-3 ngày.
- Dùng viên uống bổ sung Magie spasmyl 6 - 8 viên/ngày nếu như có Magne phối hợp.
Điều trị lâu dài để có thể duy trì Calci
Người bị suy tuyến cận giáp có thể sống chung suốt đời với bệnh nên cần điều trị về lâu dài. Bệnh nhân có thể cần bổ sung những chất cần thiết như canxi và vitamin D trong suốt quãng đời còn lại, đồng thời bác sĩ sẽ kê toa thuốc lợi tiểu để giảm lượng đào thải Calci. Cụ thể:
- Calci dạng uống Clorua calci/ gluconate calci/ Calcium carbonate với liều dùng trung bình 1g (2 viên 500mg).
- Bổ sung vitamin D: Dùng Ergocalciferol (Vitamin D2) ở dạng tiêm bắp hoặc dầu uống có thời gian bán hủy kéo dài, cung cấp lượng Calci từ từ cho cơ thể.
- Bổ sung Magie: Nếu như bệnh nhân có nghi ngờ giảm magie trng máu kèm theo, rối loạn tiêu hóa, đục thủy tinh thể.
- Theo dõi lâm sàng sinh hóa, định lượng phospho máu, ure, Calci máu, creatinin, theo dõi các triệu chứng khác liên quan đến ngộ độc vitamin D để có hướng điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ kê đơn theo đúng liều lượng trên các xét nghiệm máu của bạn, không thay đổi liều mà không có sự giám sát bác sĩ. Bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên uống calci với liều chia nhiều lần trong ngày để giúp cơ thể hấp thu đúng cách.
Phòng ngừa suy tuyến cận giáp như thế nào?
Không có bất cứ phương pháp nào để ngăn ngừa suy tuyến cận giáp di truyền, hay do phẫu thuật. Nếu như trước đây phẫu thuật tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp có thể gây tổn thương vùng này gây ra bệnh, hiện nay với kỹ thuật hiện đại, ít xảy ra di chứng suy tuyến cận giáp hơn. Để phòng ngừa bệnh, hãy lưu ý:
Phương pháp hạn chế diễn biến nặng của bệnh
Đối với những người mắc suy tuyến cận giáp cần lưu ý những điều dưới đây để hạn chế tiến triển nặng của bệnh:
- Những thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt.
- Tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị, nên uống thuốc đúng giờ bởi việc quên uống thuốc hoặc không uống đủ liều lượng sẽ khiến quá trình điều trị vô hiệu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài đơn thuốc hoặc bỏ thuốc.
- Nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có những dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình điều trị.
- Thăm khám điều trị thường xuyên để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến bệnh suy tuyến cận giáp.
- Tham khảo chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, lành mạnh cho sức khỏe.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lưu ý hỏi ý kiến của bác sĩ những bài tập phù hợp.
- Nói không với rượu, bia, kích thích và thuốc lá và đặc biệt là các loại có chứa acid phosphoric.
Tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị suy cận giáp
Phòng ngừa bệnh khi khỏe mạnh
Với những người bình thường, cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, nên ăn uống lành mạnh tránh tình trạng khiến nguy cơ bệnh khởi phát. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giúp nâng cao thể trạng sức khỏe, tăng sức đề kháng cũng như miễn dịch của cơ thể.
- Nên áp dụng một chế độ ăn giàu Calci với bơ sữa, rau xanh, nước cam, đậm đặc, ngũ cốc… và có ít phospho, đặc biệt không nên dùng quá nhiều nước ngọt có chứa acid phosphoric.
- Không nên hút thuốc lá hay những chất có khả năng gây độc ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Bạn nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, có suy nghĩ tích cực, không nên mệt mỏi, chán nản.
- Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh: Hiện Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông đang có các gói thăm khám định kỳ, chẩn đoán phát hiện sớm. Với chất lượng dịch vụ hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Với những người bình thường, cần chú ý đến thói quen sinh hoạt
Một số câu hỏi thường gặp về suy tuyến cận giáp
Những người mắc suy tuyến cận giáp thường có rất nhiều băn khoăn, để giúp người bệnh bớt lo lắng, bệnh viện Phương Đông xin giải đáp những câu hỏi thường gặp như sau:
- Những người trong gia đình có người bị rối loạn tuyến cận giáp.
- Những người từng thực hiện các phẫu thuật tuyến giáp hoặc cổ.
- Dùng thuốc để ức chế đế hoạt động bình thường của tuyến cận giáp.
- Phẫu thuật cắt 1 phần hoặc toàn phần tuyến cận giáp và các điều kiện tự miễn giáp.
Suy tuyến cận giáp có gây ra nguy hiểm không?
Suy tuyến cận giáp có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người, bệnh nhân nếu như được chẩn đoán sớm có thể đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển gây ra nhiều biến chứng khác nhau như:
- Chuột rút, uốn ván tại vùng đầu ngón tay, ngón chân.
- Gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim bị chậm.
- Có cảm giác ngứa ran tại vùng đầu ngón tay, ngón chân, co rút các cơ hoặc là cơ mặt.
Các biến chứng kể trên có thể là do tình trạng hạ Calci gây nên, do đó chúng có thể biến mất nếu như bệnh nhân được điều trị và bệnh có thể được kiểm soát tốt. Nhưng nếu như không được phát hiện sớm, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác, hơn nữa bệnh còn rất khó thuyên giảm:
- Đục thủy tinh thể
- Gây hiện tượng lắng đọng Calci trong não, ảnh hưởng đến trí tuệ.
- Với trẻ em có thể thấp còi, thiểu năng trí tuệ.
Nếu như không được phát hiện sớm, có thể gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm
Dinh dưỡng cho người bị suy tuyến cận giáp như thế nào?
Nếu như bạn bị suy tuyến cận giáp, hãy lưu ý xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu Calci và ít phospho. Nên uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày để giúp bạn có thể đảm bảo rằng cơ thể không bị mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết. Một số thực phẩm giàu Calci bạn nên sử dụng đó là:
- Một số loại rau màu xanh đậm, các loại đậu.
- Những thực phẩm từ ngũ cốc, yến mạch, sữa…
- Mận khô, cam, quả mơ…
Bên cạnh đó, thực phẩm giàu photpho có thể làm giàu để làm giảm đáng kể lượng Canxi. Do đó, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm:
- Đồ uống như các loại nước ngọt, cà phê hay rượu bia .
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, mì tôm có photpho cao.
- Trứng, một số loại thịt đỏ có phospho cao như thịt bò, thịt cừu…
- Một số chất béo khác nhau có hại xuất hiện trong đồ nướng.
- Thuốc lá.
Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, chính vì thế người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ. Bên cạnh đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị chính xác, giúp cải thiện các triệu chứng liên quan.
Nên chọn thực phẩm có chứa nhiều Calci để hỗ trợ điều bị bệnh
Với những thông tin chi tiết trên, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh suy tuyến cận giáp và phương pháp điều trị phòng ngừa. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Liên hệ đến Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông để có liệu trình thăm khám, điều trị phù hợp.