Chuyên gia chia sẻ 5 tai biến sản khoa thường gặp: Mẹ bầu cần hết sức lưu ý!

Phan Ngọc Linh

24-06-2024

goole news
16

Tai biến sản khoa là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và cuộc sống của cả người mẹ và thai nhi. Cần có những kiến thức, kỹ năng và cách xử lý, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu mẹ bầu vẫn chưa rõ 5 tai biến sản khoa thường gặp là như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tai biến sản khoa là gì?

Tai biến sản khoa được hiểu là những biến chứng trầm trọng xảy ra trong suốt quá trình thai nghén một bào thai (trước, trong và sau thời kỳ mang bầu). Tùy vào mức độ tai biến nặng nhẹ khác nhau sẽ dẫn tới những biến chứng khác nhau và mức độ cao nhất có thể dẫn tới tử vong. 

Đây luôn là nỗi lo sợ đối với các mẹ bầu trong quá trình mang thai vì nó ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi. Tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm vì không thể dự báo thời điểm xuất hiện ở giai đoạn của thai kỳ và có thể xảy ra với bất kỳ thai phụ nào. 

Tai biến khoa sản là biến chứng xảy ra trong quá trình mang thaiTai biến khoa sản là biến chứng xảy ra trong quá trình mang thai

Nguyên nhân gây ra các vấn đề tai biến sản khoa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới các dạng tai biến sản khoa. Trong số đó có thể được kể đến với những nhóm nguyên nhân thường gặp:

  • Độ tuổi: phụ nữ mang thai dưới 17 tuổi và cao hơn 40 tuổi có nguy cơ cao gặp các vấn đề tai biến. 
  • Môi trường: tiếp xúc với trường làm việc độc hại (chất hóa học, tia X…) hay môi trường sống không lành mạnh (khói thuốc, rượu bia, ma túy). 
  • Tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai: Thời gian 3 tháng đầu luôn là giai đoạn nhạy cảm đối với cả cơ thể mẹ và bé, việc tự ý sử dụng thuốc (không có sự tư vấn của bác sĩ) sẽ mang lại những tác động nguy hiểm. 
  • Tiền sử phẫu thuật: Người mẹ có tiền sự phẫu thuật ở ổ bụng.
  • Biến chứng thai kỳ: thường là vị trí thai bất thường, thai phát triển chậm hoặc bất thường ở nhóm máu.
  • Đa thai: Có thể gây ra những bất ổn định trong thai kỳ. 
  • Bệnh lý nền: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang, đái tháo đường (tiểu đường), bệnh thận, bệnh tự miễn hay các bệnh lý khác (như bệnh tuyến giáp, HIV/AIDS, nhiễm Zika) đều có khả năng trở thành nguyên nhân gây ra các vấn đề tai biến sản khoa. 

Một số nguyên nhân gây ra tai biến sản khoa Một số nguyên nhân gây ra tai biến sản khoa 

Các tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp khi mang thai

Các chuyên gia Sản khoa cho biết có rất nhiều tai biến có thể gặp khi mang thai mà người mẹ không thể lường trước được. Dưới đây là 5 tai biến sản khoa nguy hiểm, mẹ bầu cần hết sức lưu ý:

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung là gì?

Tình trạng vỡ tử cung xuất hiện khi tử cung của người mẹ bắt đầu có vết rách trên thành tử cung và rách toạc qua các lớp khi tử cung vỡ hoàn toàn. Khi tử cung vỡ, thai nhi sẽ chết và cơ thể người mẹ cũng rơi vào tình trạng nguy hiểm, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây ra vỡ tử cung

Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ và cả thời kỳ mang thai. Nguyên nhân chính thường do thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai hoặc từng có tổn thương tử cung do những phẫu thuật trước đây. 

Vỡ tử cung nguy gây nguy hiểm cơ thể người mẹ Vỡ tử cung nguy gây nguy hiểm cơ thể người mẹ 

Một số dấu hiệu của vỡ tử cung

Dấu hiệu vỡ tử cung khi mang thai: 

  • Có cảm giác đau nhói đột ngột ở hạ vị, có thể bị đau sau chấn thương hoặc đau tự nhiên ở vùng bụng. 
  • Xuất huyết âm đạo
  • Mất máu khiến mẹ bị choáng nhẹ hoặc nặng. 
  • Ở vết sẹo mổ cũ có cảm giác đau, cảm giác đau tăng lên khi ấn vào vết mổ. 
  • Sốc, mạch đập nhanh chậm bất thường, huyết áp thấp. 
  • Tim thai chậm hoặc không nghe thấy. 
  • Nước ối có màu đỏ. 

Dấu hiệu vỡ tử cung khi chuyển dạ

  • Khi mẹ có các dấu hiệu dọa vỡ tử cung, đau nhói đột ngột. 
  • Mạch đập nhẹ, huyết áp tụt, da xanh xao, chân tay lạnh. 
  • Âm đạo chảy máu đỏ tươi.
  • Nước tiểu có thể có màu đỏ. 
  • Có các dấu hiệu khác như: Suy thai, thai không máy, mất cơn gò tử cung,...

Điều trị vỡ tử cung

Hấu hết các trường hợp dọa vỡ tử cung hay vỡ tử cung đều cần cấp cứu mổ lấy thai, vừa hồi sức vừa môt. Trong suốt quá trình mổ, cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của mẹ. Dựa vào vết vỡ mà quyết định bảo tồn hoặc cắt tử cung. 

  • Khâu bảo tồn tử cung: Thường chỉ định đối với thai phụ còn trẻ và có mong muốn tiếp tục mang thai và sinh nở trong tương lai. Vết rách tử cung đơn giản, không nhiễm khuẩn tử cung. 
  • Cắt bỏ tử cung: Thường được chỉ định với thai phụ đã lớn tuổi, không có nguyện vọng mang thai và sinh nở. Tình trạng vỡ tử cung phức tạp, bị nhiễm khuẩn nhiều. 

Nếu vết rách tử cung phức tạp, cần kiểm tra kỹ các cơ quanh xung quanh tử cung như: ruột, bàng quang, niệu quản,... để xác định chúng có bị tổn thương hay không. Nếu các cơ quan lân cận bị tổn thương, tuỳ vào tình trạng mà điều trị chuyên khoa. Sau khi phẫu thuật, mẹ được chỉ định sử dụng kháng sinh và chăm sóc hậu phẫu. 

Sảy thai

Sảy thai là gì?

Tình trạng sảy thai do thai bị mất tự nhiên trước 20 tuần (thời gian dự sinh). Đây là tình trạng có thể xảy ra đối với cả thai phụ có sức khỏe mạnh, và hầu hết rất khó để có thể ngăn ngừa được. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai

Khi mang thai, mẹ sẽ nuôi dưỡng thai nhi phát triển bằng hormone và chất dinh dưỡng. Đa phần nguyên nhân khiến các trường hợp bị sảy thai thường do thai nhi không phát triển bình thường. Có thể vì: 

  • Có vấn đề về yếu tố di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Bào thai được hình thành bởi bộ nhiễm sắc thể của cha và mẹ, tuy nhiên nếu có một đoạn nhiễm sắc thể bị lỗi thì dẫn đến tình trạng sảy thai, như: Thai chết lưu, noãn bị teo, mang thai mol,...
  • Mẹ mắc các bệnh lý tiềm ẩn hoặc có lối sống không lành mạnh cũng có thể tăng nguy cơ sảy thai: Mẹ bị thừa cân, béo phì; Mẹ sử dụng chất kích thích; Mẹ có bệnh lý về tuyến giáp; Mẹ bị rối loạn hormone; Mẹ bị tiểu đường; Tử cung mẹ bất thường;...

Dấu hiệu mà mẹ bầu gặp phải khi bị sảy thai

Những triệu chứng thường gặp như xuất huyết âm đạo (máu tươi hoặc vón thành cục), có hiện tượng chuột rút, đau bụng dưới, đau ngực, mệt mỏi, có dịch nhầy tiết ra từ âm đạo hay đau bụng dai dẳng và dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa. 

Mẹ có cơn đau vùng bụng dưới dữ dội và dai dẳng có thể là dấu hiệu của sảy thaiMẹ có cơn đau vùng bụng dưới dữ dội và dai dẳng có thể là dấu hiệu của sảy thai

Cách điều trị sảy thai

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ bầu nên cẩn thận theo dõi tình trạng sức khỏe, nghỉ ngơi để giảm các triệu chứng. 

Nếu mẹ bị sảy thai, bác sĩ cần xác định phôi thai đã ngừng phát triển chưa, đã trôi hết ra khỏi tử cung của mẹ chưa. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp để xác định như: 

  • Siêu âm để xác định nhiễm trùng: Nếu mẹ không bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ để sảy thai diễn ra tự nhiên. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra trong vài tuần sau khi phôi ngừng hoạt động. Sau khoảng thời gian này, phôi thai chưa trôi hết, mẹ cần can thiệp điều trị y tế hoặc phẫu thuật
  • Điều trị y tế: Khi thai không trôi hết một cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sử dụng thuốc để loại bỏ hết mô thai và nhau thai ra ngoài. Thuốc thường sử dụng bằng đường uống hoặc đặt âm đạo. Phương pháp này có hiệu quả sau 24 giờ. 
  • Điều trị phẫu thuật: Nếu mẹ sảy thai nhưng kèm theo nhiều máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, lúc này cần phải thực hiện điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật tiểu phẫu nạo hút. Bằng phương pháp này, toàn bộ phôi thai sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong tử cung của mẹ. 

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh gây mất máu tính lũy 1000ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi thai phụ sinh con. Băng huyết sau sinh chiếm tỉ lệ cao gây ra cái chết ở sản phụ trên toàn thế giới. 

Băng huyết tùy vào tình trạng mất máu có thể gây ra những biến chứng nặng nhẹ khác nhau. Băng huyết thường xảy ra đối với những mẹ từng sinh con nhiều lần và thai to. 

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh, bao gồm:

  • Đờ tử cung: Đây là nguyên nhân phổ biến trong các trường hợp băng huyết. Tình trạng này xảy ra khi tử cung không thể co hồi sau khi em bé đã chào đời. Cơ tử cung không co, máu chảy dẫn đến tình trạng băng huyết, mất màu. 
  • Có bất thường ở bánh nhau: Một số thai phụ gặp tình trạng băng huyết khi bánh nhau có những bất thường như: Nhau cài răng lược, nhau tiền đạo,... 
  • Đường sinh dục bị tổn thương: Nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết có thể do tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách. Ngoài ra, một số trường hợp do đẻ rơi, để nhanh cũng gây tổn thương đường sinh dục. 
  • Rối loạn đông máu: Các trường hợp như nhau bong non, thai lưu,... thường xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu. 

Băng huyết sau sinh chiếm tỉ lệ cao gây ra cái chết ở sản phụBăng huyết sau sinh chiếm tỉ lệ cao gây ra cái chết ở sản phụ

Các dấu hiệu thường gặp khi thai phụ bị băng huyết

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thai phụ bị băng huyết như: 

  • Ra nhiều máu bất thường sau 24 giờ sau sinh. 
  • Máu có màu đỏ tươi, chảy liên tục. 
  • Mạch đập nhanh, huyết áp giảm, cơ thể đổ mồ hôi, chân tay lạnh,....
  • Máu chảy ứ trong buồng tử cung khiến tử cung tăng thể tích: Đáy tử cung lên cao, to ra theo chiều ngang, mềm nhão. 

Phương pháp điều trị tình trạng băng huyết

Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như: 

  • Do đờ tử cung: Xoa bóp, sử dụng thuốc để kích thích tử cung co thắt. Truyền máu, dịch,... Nếu nặng có thể thực hiện phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung, thậm chí chỉ định cắt bỏ tử cung. 
  • Do bánh nhau bất thường: Truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu sản phụ bị nhau cài răng lược.
  • Do đường sinh dục bị tổn thương: Thực hiện khâu phục hồi đường sinh dục. Nếu bị tụ máu, cần xác định vị trí, kích thước để phá khối máu tụ và khâu cầm máu. 
  • Do rối loạn đông máu: Điều trị nội khoa bằng máu tươi. Xác định yếu tố gây đông máu và điều trị nguyên nhân. 

Sinh non

Sinh non là gì?

Sinh non là quá trình chuyển dạ sớm, trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Bất kỳ trẻ chuyển dạ sớm đều có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe. Do hầu hết các cơ quan phổ và não hoàn toàn phát triển trong những tuần cuối cùng (tuần thứ 39, 40). 

Nguyên nhân gây sinh non

Có đến 50% trường hợp sinh non nhưng không rõ nguyên nhân. Còn một số nguyên nhân là do: 

  • Yếu tố từ mẹ: Mẹ bị mắc bệnh lý như nhiễm trùng vùng tiết niệu, chấn thương vùng bụng, phẫu thuật vùng bụng khi mang thai,.... Ngoài ra, thai phụ có tiền sử bị bệnh tim, gan, thận,... cũng có nguy cơ sinh non. 
  • Do thai nhi: Một số trường hợp sinh non do đa thai, nhau tiền đạo, nhiễm trùng ối,.... cũng gây ra tình trạng sinh non. 
  • Nguyên nhân khác: Mẹ bầu không được chăm sóc trong quá trình mang thai, tình trạng sức khoẻ của mẹ không ổn định, do tuổi tác (quá nhỏ tuổi hoặc quá lớn tuổi),...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh nonCó nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non

Các dấu hiệu sinh non

Khi mang thai, nếu mẹ bầu có những dấu hiệu dưới đây cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn xử trí: 

  • Đau lưng âm ỉ
  • Thai nhi đẩy xuống phía dưới. 
  • Chân tay hoặc mặt bị sưng. 
  • Buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy. 
  • Bụng đau quặn
  • Thai nhi cử động ít hoặc không cử động. 
  • Âm đạo tiết dịch hoặc máu bất thường. 

Phương pháp điều trị sinh non

Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sinh non, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Mẹ nên chọn bệnh viện có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non. 

Trẻ sinh non thường ra đời khá nhanh qua ngả âm đạo. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. 

Sau khi chào đời, bé cần được chăm sóc đặc biệt để tăng khả năng sống sót. Có thể gắn ống thở CPAP không xâm lấn (nếu cần). Sau đó, thực hiện một số các xét nghiệm sàng lọc như: sàng lọc dị tật bẩm sinh, tăng sản bẩm sinh, sàng lọc thính lực,...  

Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là gì?

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng xuất phát từ đường sinh dục trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và có thể đe dọa đến tính mạng. 

Các dạng nhiễm trùng hậu sản thường gặp: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; Viêm niêm mạc tử cung, viêm quanh tử cung, viêm tử cung, viêm tắc tĩnh mạch, viêm phúc mạc toàn bộ, viêm phúc mạc tiểu khung, nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

Tình trạng nhiễm trùng sau sinh có thể do một số vi khuẩn gây nên như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Bacteroides,... Có thể lan truyền từ âm đạo qua tử cung, đi qua vòi trứng và tiến vào phục mạc. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập qua vị trí nhau bám vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu. 

Nhiễm trùng hậu sản do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của thai phụ gây viêm nhiễmNhiễm trùng hậu sản do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của thai phụ gây viêm nhiễm

Một số triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản

Những dấu hiệu mà thai phụ sẽ gặp phải khi bị nhiễm trùng hậu sản: 

  • Có dấu hiệu của viêm nội mạc tử cung: Sốt nhẹ, có cảm giác đau vùng hạ vị, sản dịch có mùi hôi khó chịu. 
  • Xuất hiện các triệu chứng của tình trạng viêm vú: Đau, sưng, nóng, đỏ ở một hoặc hai bên vú, đồng thời bị sốt, ớn lạnh, đau đầu,...
  • Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu nhiều bọt, có thể lẫn máu,... 
  • Da xung quanh vết mổ có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, chảy dịch mủ,... 

Cách điều trị nhiễm trùng hậu sản

Điều trị nhiễm trùng hậu sản phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Dựa vào loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ điều trị loại kháng sinh phù hợp. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc bóp tử cung, có thể truyền tĩnh mạch (nếu cần). 
  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu không đáp ứng các phương pháp khác, bác sĩ có chỉ định phẫu thuật, thậm chí cắt bỏ tử cung. 
  • Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Tai biến thai kỳ có nguy hiểm không?

Tai biến thai kỳ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm trong thai kỳ. Và tùy vào từng dạng biến chứng và tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm. 

Trường hợp biến chứng thai kỳ nếu không được can thiệp, hỗ trợ kịp thời có thể gia tăng nguy cơ bệnh tật, các dị dạng cho thai, làm trẻ bị trì trệ, kém phát triển sau này. Thậm chí điều này làm gia tăng tỷ lệ tử vong cho mẹ, thai và trẻ sơ sinh.

Cách phòng ngừa tai biến sản khoa

Để phòng ngừa tốt nhất tai biến sản khoa mới nhất, thai phụ cần phải quản lý thai kỳ tốt. Cụ thể, trong quá trình mang thai bạn nên thường xuyên đi khám thai định kỳ và sinh nở ở những cơ sở y tế uy tín, có chuyên gia giỏi, trang thiết bị hiện đại.

Thăm khám định kỳ phòng ngừa tai biến sản khoa Thăm khám định kỳ phòng ngừa tai biến sản khoa 

Khám và theo dõi thai kỳ để hạn chế biến chứng thai kỳ

Việc thăm khám và theo dõi thai kỳ đều đặn và có sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại bệnh viện Phương Đông sẽ hạn chế được các tai biến thai kỳ cho sản phụ. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất, địa chí: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tổng đài tư vấn: 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,590

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám