Tăng lipid máu: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Phương Loan

09-02-2024

goole news
16

Tăng lipid máu xác định thông qua mức độ lipid diễn tiến bất thưởng, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính trong máu người bệnh. Kéo dài căn bệnh này có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch, một số bệnh lý nghiêm trọng khác như đau tim, đột quỵ, động mạch ngoại biên.

Tăng lipid máu là gì?

Tăng lipid máu hay Nồng độ cholesterol cao là một thuật ngữ y khoa, dùng chỉ nồng độ chất béo trong máu tăng cao bất thường. Bao gồm:

- Cholesterol được sản xuất tự nhiên từ gan có hai loại là LDL và HDL, trong đó chỉ số LDL tăng cao gây tình trạng cholesterol cao. 

- Triglycerid hay chất béo trung tính được hình thành từ quá trình nạp thực phẩm vào cơ thể, nếu vượt mức năng lượng cần thiết có thể làm tăng lipid máu.

Tăng lipid máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu tăng cao bất thường

(Tăng lipid máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu tăng cao bất thường)

Như vậy, có thể phòng tránh tăng lipid máu bằng cách hạ nồng độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, gan và tụy.

Triệu chứng tăng lipid máu

Tăng lipid máu không có triệu chứng rõ ràng, đặc biệt ở những giai đoạn đầu của bệnh. Thông thường chỉ phát hiện khi xét nghiệm mỡ máu, thăm khám bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Biểu hiện mà bạn có thể gặp trong thời gian bệnh tiến triển là u vàng ở quanh mắt hoặc khớp, một số trường hợp nặng hơn thì xuất hiện triệu chứng của xơ vữa động mạch, huyết áp hoặc bệnh tim.

Nguyên nhân tăng lipid máu

Tình trạng nồng độ cholesterol cao thường xuất phát từ hai nguyên nhân, do di truyền hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cụ thể như sau:

Mắc nồng độ cholesterol cao do di truyền từ ông bà hoặc bố mẹ

(Mắc nồng độ cholesterol cao do di truyền từ ông bà hoặc bố mẹ)

- Nguyên nhân di truyền còn được gọi là nguyên nhân nguyên phát, tức người bệnh sinh trưởng trong gia đình có tiền sử bệnh tăng lipid máu. Ông bà, bố mẹ mang gen đột biến khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ LDL cholesterol khỏi máu, làm nồng độ tăng lên mức nguy hiểm.

- Nguyên nhân chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học còn được gọi là nguyên nhân thứ phát, chiếm phần lớn. Người bệnh nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cơ thể không kịp giải phóng năng lượng dẫn đến tích tụ thành các mảng xơ vữa.

Ai dễ mắc bệnh tăng lipid máu

Đối tượng có những thói quen sau dễ mắc bệnh tăng lipid máu:

- Tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

- Nạp nhiều protein động vật như thịt đỏ và sữa béo.

- Không ăn đủ thực phẩm chứa cholesterol tốt.

- Béo phì, thừa cân.

- Thường xuyên hút thuốc lá.

- Sử dụng rượu bia với liều lượng lớn, trong thời gian dài.

- Người sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh tăng lipid máu.

Những đối tượng dễ bị bệnh tăng lipid máu

(Những đối tượng dễ bị bệnh tăng lipid máu)

Ngoài ra, một số bệnh lý như hội chứng thận hư, đái tháo đường, đa nang buồng trứng, mang thai, tuyến giáp hoạt động kém cũng khiến nồng độ cholesterol cao bất thường. Hoặc do sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm.

Tăng lipid máu gây ra những bệnh gì?

Hậu quả của tăng lipid máu thường khó lường trước, người bệnh có thể gặp những yếu tố nguy cơ dẫn đến:

- Đột quỵ.

- Gan nhiễm mỡ.

- Xơ vữa động mạch.

- Những bệnh liên quan đến tim mạch.

- Cùng một số vấn đề nguy hiểm khác…

Thấy rằng, nồng độ cholesterol tăng cao khiến một số bệnh lý nguy hiểm tiến triển, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy nên, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần lập tức thăm khám để nhận phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị tăng lipid máu

Người bệnh có thể kiểm soát nồng độ cholesterol thông qua chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý, riêng trường hợp di truyền cần tích cực phối hợp với sự tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.

Người bệnh cần phối hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ)

(Người bệnh cần phối hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ)

Trường hợp bệnh nặng hoặc có yếu tố nguyên phát có thể được chữa trị bằng nhóm thuốc statin, nhằm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, loại thuốc này được ghi nhận gây đau cơ, khiến cơ tổn thương nên cần trao đổi chi tiết với bác sĩ, tránh các biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu bệnh nhân điều trị bằng statin không đạt hiệu quả như kỳ vọng, nồng độ cholesterol vẫn cao thì sẽ được chỉ định tăng liều lượng, hoặc kết hợp thêm một số loại thuốc như niacin, fibrate, ezetimibe.

*Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc điều trị tăng lipid máu khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc tăng giảm thuốc.

Phương pháp phòng ngừa tăng lipid máu

Tăng lipid máu do nguyên nhân nguyên phát hay nguyên nhân thứ phát đều cần thay đổi lối sinh hoạt, từ chế độ ăn uống đến hoạt động thể dục thể thao. Bao gồm:

Những việc người bệnh lipid máu cao cần làm để giảm chỉ số hiệu quả

(Những việc người bệnh lipid máu cao cần làm để giảm chỉ số hiệu quả)

- Chế độ ăn uống: Giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và giảm thực phẩm giàu cholesterol như thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm giàu carbohydrate. Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ giàu chất xơ, protein lành mạnh.

- Kiểm soát cân nặng: Người béo phì, thừa cân là đối tượng hàng đầu bị tăng lipid máu, vậy nên cần thực hiện giảm cân khoa học để hạ nồng độ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Tránh áp dụng phương pháp giảm cân tiêu cực, ảnh hưởng ngược đến sức khỏe.

- Thể dục đều đặn: Lười hoạt động thể dục thể thao cũng là tác nhân gây bệnh, người có nguy cơ hoặc đang có nồng độ cholesterol cao cần tập thể dục thể thao ít nhất 150 phút/tuần, hỗ trợ quá trình chuyển hóa lipid trong máu.

- Nói không với chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia là những tác nhân hàng đầu gây tăng lipid máu, dẫn đến các nguy cơ về tim mạch. Từng có nhiều nghiên cứu chứng minh dừng việc hút thuốc, uống rượu bia làm giảm lipid trong máu.

Cách chẩn đoán nồng độ cholesterol cao

Xét nghiệm máu hiện là phương thức chính xác nhất để đánh giá người bệnh có bị tăng lipid máu hay không, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết:

- Nồng độ cholesterol toàn phần.

- Nồng độ LDL - Cholesterol xấu.

- Nồng độ HDL - Cholesterol tốt.

- Nồng độ triglycerid - Chất béo trung tính.

Một số đơn vị y tế sẽ hướng dẫn người bệnh ngừng ăn trong 8 đến 12 tiếng trước khi lấy máu, nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhân viên y tế, đảm bảo tính chính xác và giá trị của xét nghiệm.

Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol

(Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol)

Chỉ số cholesterol trên 200 mg/dL thường được kết luận là cao, tuy nhiên có thể thay đổi theo đối tượng, chủng tộc hoặc tiền sử, tình trạng bệnh lý. Nhìn chung, để đưa ra kết luận chẩn đoán nồng độ cholesterol cao, bác sĩ cần dựa vào nhiều khía cạnh trong đó kết quả xét nghiệm máu chiếm phần quan trọng.

Điều trị tăng lipid máu ở đâu?

Điều trị tăng lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị y tế sở hữu trang thiết bị và đội ngũ y tế hàng đầu Việt Nam, thế giới. Cùng với đó là cơ sở hạ tầng khang trang, đảm bảo cung cấp trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh nội, ngoại trú chất lượng cao.

Người bệnh khi đến với Phương Đông, trước tiên sẽ được thực hiện thăm khám tổng quát nhằm khai thác tình trạng và tiền sử bệnh lý. Tiếp đến, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu nhằm đo lường nồng độ cholesterol.

Xét nghiệm tăng lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

(Xét nghiệm tăng lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Hệ thống máy móc được trang bị tại chuyên khoa Xét nghiệm sẽ phân tích chính xác lượng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và chất béo trung tính. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng, thực hiện tư vấn và xây dựng phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân.

Nếu bạn, người thân đang có những triệu chứng của tăng lipid máu thì hãy liên hệ ngay về 1900 1806 hoặc trực tiếp đến số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để đăng ký lịch khám, chữa bệnh với chuyên gia Tim mạch hàng đầu Việt Nam.

Bài viết trên vừa chia sẻ tăng lipid máu là gì, triệu chứng, nguyên nhân, phác đồ điều trị và phương pháp phòng ngừa bệnh. Hy vọng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, rõ ràng và đầy đủ về nồng độ cholesterol cao.

119

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám