Xét nghiệm HLA là gì? Chi phí, kết quả và quy trình thực hiện

Ngọc Anh

18-03-2024

goole news
16

Xét nghiệm HLA là phương pháp hết sức cần thiết, thể hiện mức độ phù hợp của tế bào người này và người khác. Đây là thủ tục không thể thiếu trong điều trị các bệnh nguy hiểm bằng ghép mô, ghép tạng. Vậy phương pháp này là gì? Chi phí xét nghiệm HLA bao nhiêu tiền?... Hãy lắng nghe lời tư vấn từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé!

HLA là gì? Xét nghiệm HLA là gì?

HLA là gì? Vai trò của HLA trong cơ thể

HLA (Human Leukocyte Antigen) là kháng nguyên bạch cầu - thành phần chủ yếu thuộc hệ miễn dịch để xác định các chất là ngoại lai hay của bản thân người đó. Nếu cơ thể nhận diện các mô/ tế bào ghép mới là HLA lạ thì hệ thống miễn dịch của người sẽ tấn công và đào thải mô ghép. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu các biến chứng thải ghép. Tình trạng bệnh không được cải thiện do ghép thất bại. Khi bệnh nhân điều trị bằng phương pháp cấy ghép, tái tạo, xét nghiệm HLA là một trong các chỉ định bắt buộc. 

Xét nghiệm HLA là gì?

Xét nghiệm HLA là các thủ tục y tế để đánh giá kháng nguyên kháng bạch cầu trong máu. Dựa trên xét nghiệm HLA, bác sĩ sẽ đánh giá được độ tương thích của mô hay tổ chức của người cho với người nhận. 

Trên thực tế, xét nghiệm HLA có thể thực hiện một lần. Nhưng kết quả sẽ được sử dụng nhiều lần để người bệnh tìm ra người hiến có loại mô hoặc tế bào phù hợp nhất. Ngoài ra, nó cũng được chỉ định để kiểm tra một người có mắc bệnh tự miễn hay không.

(Hình 1 - Kiểm tra HLA được thực hiện để tìm “mảnh ghép” mô phù hợp với cơ thể bệnh nhân nhất)

(Hình 1 - Kiểm tra HLA được thực hiện để tìm “mảnh ghép” mô phù hợp với cơ thể bệnh nhân nhất)

Về cơ bản, xét nghiệm HLA cho thấy: mỗi người có một dạng kháng nguyên riêng biệt.

  • ¼ là độ phù hợp chỉ số HLA của các anh chị em ruột
  • ½ là độ phù hợp chỉ số HLA của con cái và cha mẹ

Kháng nguyên càng tương thích, việc cấy ghép càng có nhiều hy vọng thành công.

(Hình 2 - Mức độ phù hợp kháng nguyên bạch cầu giữa cha mẹ và con cái là 50%)

(Hình 2 - Mức độ phù hợp kháng nguyên bạch cầu giữa cha mẹ và con cái là 50%)

Xét nghiệm HLA để làm gì?

Nếu bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu, bác sĩ đang cần đánh giá một số thông tin như sau:

Đánh giá độ phù hợp của mô hay cơ quan hiến

Đây là một trong các vai trò quan trọng nhất của thí nghiệm HLA và được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ định được thực hiện cho:

  • Người bệnh suy tạng giai đoạn cuối, không thể điều trị bảo tồn chức năng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm HLA để tìm tạng ghép phù hợp.  
  • Người bệnh có tình trạng bệnh lý diễn biến nặng, cần được điều trị bằng phương pháp tái tạo, thay thế tế bào mất chức năng bằng tế bào mới

Các loại mô ghép cần kiểm tra mức độ phù hợp HLA có thể từ nguồn tự thân (của chính bệnh nhân) hoặc đồng loài (người cùng huyết thống hoặc không). Bao gồm:

  • Các tế bào: tế bào gốc tạo máu - HSC (ghép tủy xương), tế bào gốc trung mô - MSC,...
  • Một phần hoặc đoạn của một cơ quan: ghép thuỳ gan, ghép thuỳ phổi, ghép da,...
  • Toàn bộ cơ quan: ghép tim, ghép thận, ghép tử cung,...
  • Các mô hỗn hợp

Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn: Yếu tố ảnh hưởng - Điều kiện lưu trữ

(Hình 3 - Xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu trong ghép đồng loài từ nguồn người cho không cùng huyết thống hoặc từ Ngân hàng Mô cuống rốn)

(Hình 3 - Xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu trong ghép đồng loài từ nguồn người cho không cùng huyết thống hoặc từ Ngân hàng Mô cuống rốn)

Mục đích của xét nghiệm HLA trong trường hợp này là:

  •  Kiểm tra mô hay cơ quan hiến có tương thích hay không
  • Tỷ lệ thành công của giải phẫu 
  • Khả năng bệnh nhân mắc biến chứng thải ghép, mảnh ghép chống chủ (GVHD)

Nếu chỉ số HLA đối chiếu ở đạt tiêu chuẩn trong khoảng nhất định (có thể phù hợp hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), bác sĩ chuyên khoa sẽ ra chỉ định ghép tế bào gốc/ tạng từ người cho sang người nhận. 

Trên thực tế, mặc dù xét nghiệm HLA hỗ trợ rất nhiều trong xác định khả năng tiếp nhận của người bệnh nhưng xác suất tìm được người hiến hoà hợp HLA với người bệnh cũng hết sức khó khăn. Vì thế, khi tìm kiếm, bác sĩ sẽ lựa chọn người cho là người cùng gia đình trước, rồi mới đến người trong cộng đồng.  

(Hình 4 - Kết quả HLA được sử dụng để tìm kiếm người có mô phù hợp với bệnh nhân trong cộng đồng)

(Hình 4 - Kết quả HLA được sử dụng để tìm kiếm người có mô phù hợp với bệnh nhân trong cộng đồng)

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tự miễn 

Nhờ mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch mà hiện nay, đây cũng là xét nghiệm được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán và tìm kiếm nguyên nhân khởi phát của bệnh tự miễn. Đặc biệt trong trường hợp các bệnh tự miễn liên quan đến di truyền.

(Hình 5 - Lupus ban đỏ hệ thống - Một trong các bệnh tự miễn có thể phát hiện qua xét nghiệm HLA)

(Hình 5 - Lupus ban đỏ hệ thống - Một trong các bệnh tự miễn có thể phát hiện qua xét nghiệm HLA)

Xét nghiệm HLA có thể phát hiện các kháng nguyên HLA tiềm năng phát triển thành:

  • Bệnh tiểu đường tuýp I
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh nhược cơ
  • Bệnh cơ chứng ngủ rũ
  • Bệnh đa xơ cứng
  • ….

Hỗ trợ trong tiên lượng bệnh ung thư

Kiểm tra HLA có thể dự đoán độ mẫn cảm và khả năng tiến triển thành bệnh ung thư của một số gen trong người bệnh. Từ đó, nó cũng có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh ung thư. Đặc biệt là các trường hợp ung thư do nhiễm virus lâu ngày. 

VD: virus HTLV 1 với bệnh ung thư bạch cầu mãn tính dòng tế bào T (HLA-B61/-A26); virus viêm gan B – ung thư gan (HLA-DRB1*0701/-DQB1*02); virus EBV –  u lympho Burkitt (HLA-DR7), ung thư vòm họng (HLA-B58/B46)và u lympho Hodgkin (HLA-DPB1*0301); virus HPV-16 và ung thư cổ tử cung (HLA-DRB1)

Với người đã mắc bệnh, đây cũng là thủ thuật kiểm tra khả năng đáp ứng hoá trị liệu để chỉ định phương án điều trị phù hợp.

(Hình 6 - Ung thư cũng có thể được tiên lượng trước cho bệnh nhân qua bài kiểm tra HLA)

(Hình 6 - Ung thư cũng có thể được tiên lượng trước cho bệnh nhân qua bài kiểm tra HLA)

Kiểm tra quan hệ huyết thống

Đây là ứng dụng không thường thấy của HLA. Tuy nhiên xét trên góc độ bản chất, xét nghiệm HLA là bài kiểm tra về số lượng gen và sự đa hình nên vẫn có hiệu quả trong kiểm tra quan hệ huyết thống. 

Thông thường, nếu hai người kiểu kháng nguyên càng tương tự, khả năng là họ hàng ruột thịt càng cao. 

Tuy nhiên, so với xét nghiệm ADN, kết quả xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu không thể chứng minh chắc chắn về mối quan hệ máu mủ giữa hai cá nhân. 

Quy trình xét nghiệm HLA diễn ra như thế nào?

Thủ tục này sẽ diễn ra nhanh chóng, tương tự tiêm, không gây đau đớn nên bạn không cần quá lo lắng. Bệnh nhân cũng không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi xét nghiệm

Bác sĩ sẽ sát trùng vùng nhỏ ở cánh tay hoặc cùi chỏ với cồn. Một số nơi bác sĩ sẽ quấn một dải băng đàn hồi ở đầu cánh tay để tăng dòng máu lưu thông. Cách này được thực hiện để hỗ trợ lấy máu từ tĩnh mạch dễ dàng hơn. 

(Hình 7 - Minh hoạ quá trình lấy máu cho bệnh nhân trong xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu)

(Hình 7 - Minh hoạ quá trình lấy máu cho bệnh nhân trong xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu)

Kim tiêm sẽ xuyên qua da, đi vào tĩnh mạch để lấy máu. Bác sĩ sẽ dừng lại khi lấy đủ lượng máu để xét nghiệm.

Sau đó, bác sĩ sẽ rút kim tiêm ra. Bông gòn được ép lên để sát trùng và bệnh nhân được dán băng cá nhân cho máu ngừng chảy. Bệnh nhân sẽ được hẹn trả và đọc kết quả sau vài giờ cùng ngày

Cách đọc kết quả xét nghiệm HLA

Xét nghiệm HLA được chỉ định với mục đích đánh giá mức độ tương thích của mô và cơ quan. Kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá độ phù hợp gen hoặc kháng nguyên của người hiến và người nhận. Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận xem người người bệnh có được ghép tạng hay tế bào gốc không. 

Bởi trên thực tế các xét nghiệm HLA rất phong phú nên trong phạm vi bài viết này sẽ chỉ đề cập đến cách đọc kết quả HLA chung. Nguyên lý chung là xem xét số lượng kháng nguyên tương thích và số lượng không tương thích.

  • Số lượng kháng nguyên tương thích càng nhiều thì tỷ lệ cấy ghép thành công càng cao
  • Số lượng không tương thích = 0, tức khả năng mô/ cơ quan của hai người cao.

(Hình 8 - Bệnh nhân có thể tò mò và muốn đọc chi tiết kết quả xét nghiệm)

(Hình 8 - Bệnh nhân có thể tò mò và muốn đọc chi tiết kết quả xét nghiệm)

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ xem xét mối quan hệ của sự kháng thể kháng HLA -  số lượng kháng nguyên HLA. Kháng thể kháng HLA của người nhận càng cao, tỷ lệ không phù hợp càng lớn.

Lưu ý, một số người bệnh có kết quả tương thích chéo dương tính, tức nếu cấy ghép thì nguy cơ gặp biến chứng cao. Các bệnh nhân này thường không ăn khớp với mô hoặc cơ quan trong lúc giải phẫu. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhau. 

Xét nghiệm HLA bao nhiêu tiền?

Chi phí cho xét nghiệm HLA rơi vào khoảng 700.000 VNĐ/ lượt. 

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.

Xét nghiệm HLA ở đâu?

Xét nghiệm HLA là một xét nghiệm tương đối phức tạp và cần độ chính xác cao. Vì thế bệnh nhân nên lựa chọn các Bệnh viện uy tín để thực hiện.

Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với Trung tâm đầy đủ các lĩnh vực: sinh hoá - miễn dịch, huyết học - truyền máu, miễn dịch, vi sinh - sinh học phân tử và giải phẫu bệnh như sau: 

  • Đội ngũ các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên môn cao, thực hiện chính xác mọi công tác khám chữa bệnh. 
  • Hệ thống xét nghiệm tự động hiện đại: Máy phân tích huyết học tự động laser 26 thông số - Quintus của Italy, máy Sinh hóa tự động hoàn toàn - AU480 của Beckman Coulter - Mỹ, Máy miễn dịch tự động hoàn toàn theo nguyên lý điện hóa phát quang - Cobas E411 của Roche, Thụy Sĩ,... cho kết quả nhanh chóng, chính xác
  • Thủ tục đăng ký đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng
  • Hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, trả kết quả online/ offline theo nhu cầu
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, đảm bảo quyền lợi chi phí cho người bệnh.

(Hình 9 - Kỹ thuật viên Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 9 - Kỹ thuật viên Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Có thể nói, xét nghiệm HLA là xét nghiệm phát hiện kháng nguyên kháng bạch cầu trong máu. Phương pháp hỗ trợ phát hiện độ phản ánh độ tương thích trong ghép mô, phát hiện các bệnh lý tự miễn, viêm và ác tính chính xác, kịp thời.

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn xét nghiệm HLA, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

2,914

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám