Mỗi năm sẽ có hàng triệu người trên thế giới tử vong do mắc phải các bệnh ung thư khác nhau và vẫn đang là một thách thức lớn đối với lĩnh vực y học. Tính chất của các tế bào ung thư rất phức tạp và có thể biến hóa đa dạng sao cho không bị hệ miễn dịch tiêu diệt. Do đó, chúng gây bệnh cho cơ thể con người, thậm chí còn không có bất kỳ phương án nào có thể chữa trị khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Vậy tế bào gốc ung thư bắt nguồn từ đâu và phát triển như thế nào? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết này.
Tế bào ung thư là gì?
Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu giữa một ngàn tỷ tế bào của cơ thể người. Thông thường, những tế bào lớn lên và hình thành tế bào mới, đây chính là cách thức mà cơ thể phát triển và sinh trưởng, đồng thời các tế bào cũ sẽ già đi hoặc bị tổn hại, chúng chết đi và được thay thế bởi những tế bào mới.
Khi ung thư xuất hiện, quá trình tự nhiên sẽ bị phá vỡ. Những tế bào bắt đầu trở nên bất thường, các tế bào già, cũ không chết đi mà tiếp tục phát triển và liên tục sinh ra các tế bào mới. Chúng cứ thế nhân đôi lên không kiểm soát và hình thành một khối bất thường gọi là khối u. Các tế bào ung thư được giải phóng từ chính khối u đó hoặc từ khối di căn vào máu.
Đặc điểm của tế bào ung thư
Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là phát triển không kiểm soát, xâm lấn dần dần và vượt qua ranh giới bình thường, sau đó di căn dần sang các mô, các bộ phận khác trong cơ thể. Và tiến triển cuối cùng của căn bệnh ung thư chính là tử vong. Bên cạnh đó, chúng còn một vài đặc điểm khác dưới đây:
- Không thể phát triển hoàn thiện để thực hiện các chức năng sống.
- Sinh trưởng và nhân đôi vượt tầm kiểm soát.
- Có thể tự sinh nhưng không tự diệt.
- Hệ miễn dịch không thể tiêu diệt chúng vì vốn dĩ chúng bắt nguồn từ các tế bào trong cơ thể, cho nên không nằm trong danh sách các tác nhân gây bệnh của hệ miễn dịch.
- Gây tác động xấu đến các cơ quan và các mô nơi mà chúng sinh ra hoặc ở những vùng khác trong cơ thể.
- Có thể di căn thông qua hệ tuần hoàn máu và hệ bạch huyết.
- Phá hủy hệ miễn dịch.
Tế bào ung thư có thể di căn sang các khu vực khác thông quan hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết
Cơ chế hình thành tế bào ung thư
Quy trình đột biến gen xuất hiện khi DNA bị hư hỏng hoặc thay đổi. Lúc này, các gen đột biến ấy không thể hoạt động như bình thường nữa mà thứ tự của các ADN đã bị đảo lộn và kéo theo sự phân chia, chúng bắt đầu sinh trưởng mất kiểm soát, từ đó các khối u được hình thành.
Cho nên từ một tế bào bình thường khỏe mạnh nếu bên trong có chứa loại gen đột biến thì sẽ trở thành tế bào ung thư. Nguyên do dẫn đến sự đột biến nhiễm sắc thể này là vì sự di truyền hoặc cơ thể con người dần già đi, hoặc đến từ các yếu tố khác như tia cực tím UV, phơi nhiễm phóng xạ và hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia, lỗi khi sao chép nhiễm sắc thể, virus xâm nhập,...
Trong số các ca ung thư, đa số bị ung thư là do sự tác động của virus. Bởi vì chúng có khả năng biến đổi cấu trúc tế bào thông qua sự tích hợp ADN giữa nó với ADN của tế bào chủ. Từ đó, có thể quyết định hoàn toàn sự phát triển của các tế bào làm cho các tế bào trong cơ thể sinh trưởng một cách không bình thường. Ví dụ, virus HPV gây u nhú ở con người chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở phái nữ, hoặc virus viêm gan B có thể làm bệnh tiến triển thành ung thư gan,...
Ung thư có thể hình thành ở bất cứ tế bào nào trong cơ thể và khiến tế bào đó hoạt động bất bình thường. Thay vì sẽ tự chết đi nếu không còn hữu ích nữa thì chúng lại tiếp tục sinh trưởng và phân chia không kiểm soát và không thể trưởng thành như các tế bào khỏe mạnh kia mà chỉ mãi mãi ở trạng thái chưa hoàn chỉnh. Mặc dù có rất nhiều loại ung thư nhưng chúng đều xuất hiện từ việc các tế bào khỏe bình thường bỗng trở thành bất thường và vượt tầm kiểm soát.
Các tế bào ung thư không thể tự chết đi như tế bào bình thường
Tế bào ung thư xâm lấn và di căn như thế nào?
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch không thể phát hiện ra các tế bào ung thư để tiêu diệt là do nó có thể ẩn náu và xen lẫn giữa các tế bào bình thường, khỏe mạnh. Ví dụ như, một số khối u có thể sản sinh ra một loại protein có tính chất khá giống với protein do những hạch bạch huyết sản xuất. Chính loại protein đó đã tạo nên một vỏ bọc rất tốt cho các khối u sao cho giống như các mô bạch huyết. Thế là chúng đã trà trộn thành công và có thể phát triển mạnh mẽ mà không có sự tác động nào từ hệ miễn dịch.
Loại tế bào nguy hiểm này cũng có nhu cầu được nuôi dưỡng bằng oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết trong máu. Một khi chúng đã tăng trưởng liên tục không ngừng nghỉ thì sẽ hình thành một khối u, khối u này sẽ tiếp tục phát triển và bám víu vào thành niêm mạc và các mạch máu gần nó để phát triển. Do đó, một trong những dấu hiệu ngầm cảnh báo ung thư sớm đó là sự tăng lên của những mạch máu mới. Dựa vào các mạch máu mới được hình thành đó, chúng sẽ di chuyển và lây lan dần sang những bộ phận khác trong cơ thể.
Khi kích thước của khối u đã lớn hơn và bắt đầu bước sang giai đoạn nặng hơn, đây chính là thời điểm nó bắt đầu quá trình di căn của mình. Những tế bào ung thư sẽ sản sinh ra một loại enzyme nhằm phá hủy cấu trúc của các mô và tế bào bình thường lân cận đó.
Bên cạnh đó, các tế bào sẽ không dừng lại ở đó, chúng sẽ xâm lấn tới các cơ quan khác xa hơn vị trí mà chúng hình thành lúc đầu thông qua hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu, sau đó tiếp tục gây hại tại những nơi chúng đi qua. Các cơ quan dễ bị tác động bởi khối u ác tính nhất là não, gan, phổi, hạch bạch huyết, hệ xương hoặc bất kỳ khu vực nào khác. Dựa theo đặc điểm này, các y bác sĩ đã chia các chu trình tiến triển của bệnh ung thư thông qua các giai đoạn khác nhau, chủ yếu chia thành 4 giai đoạn (giai đoạn 1, 2, 3, 4). Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh và có thể tiên lượng diễn biến tiếp theo, từ đó chọn lựa được phác đồ chữa trị thích hợp nhất cho người bệnh,
Hình ảnh ung thư phổi tế bào nhỏ (phổi là cơ quan dễ bị tác động bởi khối u ác tính)
Ung thư tái phát
Hiện nay, đã có nhiều trường hợp người bệnh được điều trị khỏi bệnh ung thư nhưng một thời gian sau hoặc ngay sau khi điều trị xong bệnh lại tái phát. Nguyên nhân chủ yếu là do lần điều trị trước đó chưa tiêu diệt hết toàn bộ tế bào ung thư còn sót thì phần còn lại chúng lại tiếp tục phân ra nhằm hình thành một khối u mới. Khối u này có thể xuất hiện ngay tại bộ phận bị ung thư đầu tiên hoặc là ở một bộ phận khác mà nó đã ở giai đoạn di căn.
Để có thể điều trị triệt để hoàn toàn bệnh ung thư, sau khi đã hoàn thành đợt điều trị đầu tiên thì các bác sĩ thường sẽ chỉ định thêm một số phương pháp bổ trợ nữa, ví dụ như hóa trị hoặc xạ trị sau khi phẫu thuật để loại bỏ khối u hoàn toàn. Đây được gọi là liệu pháp bổ trợ, nhằm giúp tiêu diệt hết những tế bào ung thư còn sót lại và đề phòng nguy cơ tái phát.
Cách giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư
Để có thể hạn chế sự phát triển không ngừng của các mạch máu nuôi chúng thì các y bác sĩ, chuyên gia đã nghiên cứu và xem xét việc áp dụng một vài loại thuốc được gọi là chất ức chế tạo mạch. Hy vọng rằng trong tương lai sắp tới sẽ giúp ngăn chặn sự sinh trưởng của khối u thông qua việc cắt đi nguồn sống của nó. Từ đó, khối u sẽ ngừng phát triển về kích thước và teo nhỏ lại. Phương pháp này được gọi là phương pháp bỏ đói khối u trong quá trình điều trị ung thư.
Phương án điều trị bỏ đói tế bào ung thư là một phương án hiệu quả và an toàn
Tế bào ung thư thích ăn gì?
Sau đây là những loại thực phẩm được xem là thức ăn dành cho các loại tế bào này:
- Đường: đây là loại thực ăn yêu thích nhất của bọn chúng. Ăn nhiều thực phẩm có chứa đường với hàm lượng cao sẽ gia tăng nguy cơ ung thư. Khi nạp carbonhydrate quá nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng insulin. Khi insulin tăng thì tổng hợp IGF-1 sẽ tăng theo (một chất có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư). Do đó, nó có thể thúc đẩy phát triển bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
- Thực phẩm muối chua: đây là loại thực phẩm không tốt, là thức ăn cho các bọn chúng. Vì những thực phẩm muối chua có chứa rất nhiều chất nitrit. Khi nitrit kết hợp với chất đạm trong cơ thể sẽ dễ dàng kích hoạt tế bào ung thư. Vì vậy, nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư dạ dày tế bào nhẫn và ung thư đại trực tràng.
- Các loại thịt đỏ: nếu ăn quá nhiều thịt đỏ thì sẽ tạo ra tính axit, đây là một điều kiện tốt để nuôi tế bào nguy hiểm này. Hơn thế nữa, các loại thị đỏ có thể chứa nhiều tồn dư kháng sinh. Thịt đỏ lại tiêu hóa chậm và đòi hỏi phải có nhiều enzyme. Nếu thịt khó tiêu hóa và mắc kẹt lại ở đường tiêu hóa, từ đó sẽ sinh ra nhiều độc tố cho cơ thể.
- Các thực phẩm bị mốc: như đỗ mốc, gạo mốc, đỗ mốc, bánh mì mốc,... đều là thức ăn kích thích sự sản sinh ở tế bào ung thư. Vì các thức ăn mốc sinh ra chất aflatoxin, thúc đẩy chúng sinh trưởng. Nhất là các loại hạt ngũ cốc bị mốc và lạc mốc.
Đường chính là thức ăn yêu thích nhất của các tế bào ung thư
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về quá trình và có chế phát triển của các tế bào ung thư.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã có khá nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, tầm soát và sàng lọc bệnh lý ung thư. Khi đến khám tại Bệnh viện Phương Đông thì khách hàng sẽ được khám, hướng dẫn và chăm sóc tận tình bởi đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn. Bên cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại, công nghệ xét nghiệm tiên tiến giúp thực hiện việc thăm khám trở nên hiệu quả hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay muốn được tư vấn chi tiết, đặt lịch khám thì hãy liên hệ theo tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần