Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào?

Trần Hồng Nụ

17-07-2024

goole news
16

Cân nặng của thai 26 tuần là một vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi và những thay đổi trong cơ thể người mẹ ở tuần này là những thông tin quan trọng mà phụ nữ mang thai cần phải biết. Các mẹ bầu hãy theo dõi bài viết dưới đây để được biết thông tin chi tiết nhé.

Thai 26 tuần là mấy tháng?

Theo các bác sĩ, thông thường thai 26 tuần là thời điểm mà cả mẹ và em bé bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ. Hay nói cách khác, đây cũng là tháng cuối cùng của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.

Thai nhi 26 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh chóng, để hoàn thiện các cơ quan, chức năng của cơ thể cũng nhưng đạt chỉ số tốt nhất về cân nặng và kích thước trước khi được chào đời.

Thai 26 tuần là mấy tháng
Thai nhi 26 tuần tuổi là lúc mà bé đã bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ.

Thai 26 tuần cân nặng bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn?

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Việc đánh giá cân nặng của thai nhi vào tuần thứ 26 là rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé. Trung bình thai nhi ở tuần thứ 26 có cân nặng khoảng 760g. Phạm vi cân nặng phổ biến trong giai đoạn này dao động từ 680g đến 910g. Đây là những chỉ số cơ bản giúp nhận biết sự tăng trưởng và sức khỏe của thai nhi.

Thai nhi nếu có cân nặng dưới 680g vào tuần thứ 26 được coi là thai nhẹ cân và có thể đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và đưa ra các biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng nhẹ cân và khuyến khích sự phát triển của thai nhi.

Ngược lại, khi chỉ số cân nặng vượt quá 910g, thai nhi được xem là quá cân. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường cho thai phụ. Trong trường hợp này, sự can thiệp của Bác sĩ là cần thiết để đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả sản phụ và em bé.

Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?

Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

Ở thời điểm thai tuần 26, sự phát triển của thai nhi được thể hiện qua những dấu hiệu sau:

Thai nhi có phản ứng với âm thanh lớn

  • Trong tuần thai này, thai nhi có thể nghe được cả giọng nói của mẹ và tiếng nói của những người khác đang trò chuyện với bạn. Theo các chuyên gia sản khoa, hoạt động sóng não của thai nhi bắt đầu phát triển ở giai đoạn này. 
  • Điều này có nghĩa là bé không chỉ có thể nghe thấy tiếng động mà còn có thể phản ứng với chúng, ví dụ như giật mình, nhào lộn, khi có tiếng động lớn như tiếng nổ hoặc tiếng còi xe bất ngờ vọng ra.

Sự phát triển của móng và lông

  • Lông mi của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và tóc cũng sẽ mọc nhiều hơn trong giai đoạn này. 
  • Khi thai kỳ ở tuần 26, móng tay của bé đã xuất hiện. Do đó, khi bé được sinh ra, bạn có thể thấy móng tay của bé khá dài.

Phát triển đôi mắt

  • Thai nhi tuần 26 mặc dù đôi mắt của bé vẫn nhắm, bé sắp sửa mở mắt và hai mí mắt bắt đầu nhấp nháy. 
  • Khi bé sinh ra màu sắc của tròng mắt có thể là màu đen, xanh, nâu sẽ phụ thuộc vào di truyền và có thể thay đổi trong năm đầu đời của bé.

Tập nuốt nước ối và phản xạ mút

  • Thai nhi 26 tuần tuổi vẫn tiếp tục phản xạ nuốt nước ối để giúp phổi của bé phát triển khỏe mạnh. 
  • Đặc biệt, phản xạ mút của bé đã khá mạnh vào thời điểm này. Nếu bạn thực hiện siêu âm, đôi khi bạn có thể nhìn thấy bé đang mút ngón tay của mình.

Những chuyển động

  • Khi thai nhi đạt 26 tuần tuổi, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đá, thúc gối và những phản ứng như lộn nhào của bé. 
  • Trong giai đoạn này của thai kỳ, khi hệ thần kinh của bé dần hoàn thiện hơn, các chuyển động của bé sẽ trở nên nhịp nhàng hơn. 
  • Ở tuần 26, những chuyển động này có thể mạnh mẽ hơn rất nhiều và đôi khi có thể gây đau cho bạn.

Sự phát triển về cân nặng

  • Ở tuần thứ 26, em bé có cân nặng khoảng 900g và chiều dài khoảng hơn 36cm. Nếu như quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy cơ thể thai nhi cỡ bằng một cây xà lách Mỹ.

Mạch máu và tuần hoàn

  • Thai nhi tuần thứ 26, lúc này tim đã bơm được máu, đồng thời mạch máu cũng phát triển tới mức có thể hoàn thành tốt chức năng của mình.

Dây rốn dày và khỏe hơn

  • Ở tuần 26 dây rốn của em bé đã dày và khỏe mạnh hơn, giúp các chất dinh dưỡng được tăng cường bổ sung từ cơ thể mẹ vào cơ thể thai nhi.

Thai 26 tuần tuổi đã mọc tóc và lông mi.

Thai 26 tuần tuổi đã mọc tóc và lông mi.

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai 26 tuần

Không chỉ với em bé, cơ thể mẹ bầu trong tuần thứ 26 cũng có nhiều biến đổi. Cụ thể:

Bị đau lưng, chuột rút bắp chân

Tình trạng này xuất hiện do tử cung của mẹ bầu lớn và nặng hơn đáng kể so với thời kỳ trước. Vì vậy, nó gây nhiều áp lực các dây thần kinh ở chân và đặc biệt là vào vị trí các tĩnh mạch, khiến máu bị đưa từ chân trở lại tim.

Rốn to và lồi hơn

Khi bước vào tuần 26 của thai kỳ, tử cung của bạn thường cao hơn rốn khoảng 1cm. Việc phình ra của tử cung nhằm mục đích đẩy phần bụng bầu về phía trước. Điều này khiến rốn của bà bầu nhô ra, tuy nhiên nó sẽ trở về trạng thái bình thường khi bạn sinh em bé ra.

Mẹ bầu bị mất ngủ

Những ảnh hưởng của việc mang thai trong tuần thứ 26 đa số đều khiến các mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thư giãn gân cốt, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Mẹ bầu có thể bị suy giảm trí nhớ khi thai ở tuần 26 

Mẹ bầu có thể bỗng cảm thấy trí nhớ của mình đãng trí hơn trước, hoặc thường nghe người thân than phiền về việc bạn hay quên? Đây có thể là dấu hiệu suy giảm trí nhớ thường gặp trong thời kỳ thai kỳ hoặc sau sinh.

Đây không phải là một bệnh lý mà chỉ là một hiện tượng có thể xảy ra với một số phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của suy giảm trí nhớ có thể bắt nguồn từ sự mệt mỏi và áp lực tâm lý của việc chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Mẹ bầu bị đau vùng xương chậu và lưng dưới

Mẹ bầu mang thai ở tuần 26, bị đau vùng xương chậu và lưng dưới là do sự tác động của hormone thai kỳ, các dây chằng ở vùng xương chậu của sản phụ có thể được nới lỏng và linh hoạt hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh bé. 

Hiện tượng này có thể dẫn đến đau vùng chậu và đau lưng dưới khi mang thai 26 tuần. Các sản phụ có thể thấy được cơn đau khi đứng lên, ngồi xuống, di chuyển lên xuống cầu thang…

Mẹ bị ợ nóng khi mang thai 

Mẹ bầu có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng hay còn gọi là chứng khó tiêu do axit, một cảm giác nóng rát từ đáy xương ức lan đến phần dưới của cổ họng. Nếu như sản phụ trước đây đã từng bị ợ nóng thì tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai 26 tuần.

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai 26 tuần là gì?

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai 26 tuần là gì?

Hướng dẫn: Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu thai 26 tuần

Ở tuần thai thứ 26,lúc này não của thai nhi sẽ phát triển nhanh,chính vì vậy mẹ cầu cần bổ sung nhiều acid béo để giúp bé phát triển hệ thần kinh. Bên cạnh đó mẹ cũng cần bồi bổ cơ thể bằng các loại vitamin, canxi và sắt qua các thực phẩm lành mạnh:

  • Bổ sung chất béo qua các nguồn thực phẩm như: hạt bí, hạt lạc, mè, hướng dương…) các loại cá hoặc các loại dầu chế biến sẵn như dầu đậu nành,dầu cá hồi hoặc bơ…
  • Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cam,chanh,bưởi, dâu tây, ổi…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong các loại rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lượng nước đủ cho cơ thể mẹ bầu rơi vào khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Những thực phẩm giàu phốt pho và canxi mẹ bầu cũng cần bổ sung cho cơ thể để tránh tình trạng chuột rút như súp lơ xanh,phô mai,sữa và các chế phẩm từ sữa…

Mẹ bầu thai 26 tuần lúc này bụng đã lớn dần, chính vì vậy mẹ cần hết sức nhẹ nhàng khi vận động. Để đảm bảo sự linh hoạt và sức khỏe, mẹ bầu có thể tập một vài động tác thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu. Đi bộ thường xuyên cũng là một các bà bầu thư giãn.

Mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh, tránh xa các bài tập mất nhiều sức lực. Không nên làm việc nặng, bê vác đồ vật nặng và cồng kềnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Song song với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng cần có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển thuận lợi cho bé.

Thời điểm này mẹ bầu cần được nghỉ và thư giãn nhiều hơn. Mẹ bầu có thể làm những điều mình thích như nghe nhạc, đọc sách hay nói chuyện với một vài người bạn để tâm lý được thoải mái tránh căng thẳng. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc và ngủ sớm để tránh mệt mỏi cho cơ thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

Siêu âm, thăm khám định kỳ để đảm bảo cho bé yêu được an toàn khoẻ mạnh

Siêu âm, thăm khám định kỳ để đảm bảo cho bé yêu được an toàn khoẻ mạnh.

Điều quan trọng là ba mẹ đừng quên việc thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng của con và sức khoẻ của mẹ trong giai đoạn mang thai này.

Liên hệ Khám thai hoặc nhận Tư vấn Miễn phí với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thai sản của BVĐK Phương Đông qua hotline 1900 1806.

Bài viết vừa rồi đã giải đáp giúp chị em thắc mắc về việc Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, nhất là những người mang thai lần đầu. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
73,891

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám