Mẹ bầu phải làm sao khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?

Nguyễn Thu Hà

01-02-2021

goole news
16

Những tuần cuối cùng của thời gian thai kỳ, người mẹ thường cảm thấy lo lắng về việc chuyển dạ và sinh con bất kỳ lúc nào. Các bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ bầu hãy theo dõi các dấu hiệu và chờ cho tới khi chuyển dạ nếu như thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh.

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần

Những tuần cuối cùng của thời gian thai kỳ, người mẹ thường cảm thấy lo lắng về việc chuyển dạ và sinh con bất kỳ lúc nào.

Những tuần cuối cùng của thời gian thai kỳ, người mẹ thường cảm thấy lo lắng về việc chuyển dạ và sinh con bất kỳ lúc nào.

Ở tuần thứ 39, bé yêu không có nhiều thay đổi cho đến lúc sinh, các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể đã được hoàn thiện. Kích thước của thai nhi tương đương 1 quả dưa hấu nhỏ, trung bình nặng 3,3kg, dài khoảng 50cm. 

Bộ não của bé vẫn không ngừng phát triển liên tục với tốc độ kinh ngạc. Chỉ trong khoảng 4 tuần trước đó, não bé đã tăng trưởng thêm 30% và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ này trong 3 năm đầu đời. 

Khi nào là thời điểm an toàn nhất để mẹ bắt đầu có dấu hiệu sinh em bé?

Theo các chuyên gia khoa sản trên Thế giới, kỳ sinh nở từ tuần 37 đến tuần 42 được phân loại cụ thể như sau:

- Chuyển dạ sớm: từ tuần 37 đến tuần 38, 6 ngày.

- Chuyển dạ đúng chuẩn thai kỳ: từ tuần 39 đến 40 tuần, 6 ngày.

- Chuyển dạ muộn: từ tuần 41 đến tuần 42, 6 ngày.

- Quá hạn sinh: từ tuần 42 trở lên.

Do đó, một thai kỳ chuẩn sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, tuy nhiên, có thể dao động từ 37 cho đến 42 tuần. Nguy cơ biến chứng sơ sinh là thấp nhất trong trường hợp thai nhi chào đời không gặp biến chứng trong thời gian từ tuần 39 đến 41. Nếu chuyển dạ trước tuần thai thứ 39 có thể khiến sức khỏe của em bị ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng em bé ra đời từ tuần thứ 41 trở đi cũng có thể gặp các biến chứng.

Đối với các mẹ, những tuần thai cuối cùng là khoảng thời gian có nhiều lo lắng và căng thẳng khi chuẩn bị để đón bé yêu chào đời. Bản thân em bé trong bụng ở giai đoạn này cũng đang gấp rút hoàn thiện các cơ quan cần thiết như não, phổi và cân nặng để sinh ra khỏe mạnh.

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh: Có thực sự đáng lo?

Khi mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh hay chưa xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ, nhiều mẹ lại cuống cuồng lo lắng, nhất là các mẹ sinh con lần đầu. Vì theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, sinh con so thường sớm hơn 7-10 ngày so với ngày dự sinh. 

Thế nhưng, đây vẫn là thời gian mà bé chưa thực sự sẵn sàng ra đời. Chính vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm tới thai nhi nếu thấy thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh.

Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần. Theo các chuyên gia, ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo để mẹ và gia đình chuẩn bị tinh thần. Một lý do khác nữa lại có thể thai nhi chưa kịp di chuyển xuống vùng khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Lời khuyên của bác sĩ khoa sản khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu nên dành thời gian chăm sóc cơ thể khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Giữ cho tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan

Đến những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cực kỳ nhạy cảm. Tuy nhiên, mẹ không nên quá căng thẳng, lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân trong giai đoạn này. Mẹ bầu cần chú trọng nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, vận động nhẹ nhàng, vừa phải. Quan trọng nhất là giữ cho mình tinh thần thoải mái, tích cực, lạc quan, thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu. 

Luyện tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng

Vận động thể thao, tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên là các phương pháp vừa giúp mẹ bầu giữ được tâm lý thoải mái, vừa giúp đẩy thai nhi xuống cổ tử cung và áp lực sẽ bắt đầu giãn cổ tử cung từ đó giúp giải quyết vấn đề thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh. 

Hãy thử chăm sóc cơ thể tại nhà

Dành thời gian chăm sóc cơ thể. Ví dụ như: mát xa cho da mặt, đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng da, xông hơi mặt giúp cho bà bầu cảm thấy tự tin hơn để chào đón con yêu chào đời và giảm căng thẳng.

Nghỉ ngơi hợp lý

Trong 2 tuần cuối, cơ thể của mẹ bầu rất nhạy cảm, do đó cần được nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe, tránh cảm giác trông ngóng, lo lắng về ngày sinh. Mẹ bầu nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày để cơ thể có năng lượng và thần thoải mái hơn.

Ăn trong khi chuyển dạ

Chuyển dạ là quá trình vô cùng gian nan, dễ bị mất sức làm ảnh hưởng đến quá trình rặn đẻ. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhẹ, uống đủ nước để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình chuyển dạ.

Mang thai tuần 39 nghĩa là mẹ đã đến rất gần ngày chuyển dạ. Do đó hãy chuẩn bị tư thế tốt nhất để sẵn sàng đón em bé chào đời. Nếu thấy vấn đề bất thường hoặc dấu hiệu chuyển dạ hãy đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Để đặt lịch khám  hoặc được tư vấn hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

47,272

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua

Nắm vững dấu hiệu chuyển dạ giúp nhận biết được thời điểm sinh. Từ đó, mẹ bầu chủ động thông báo cho người thân hỗ trợ đưa tới bệnh viện an toàn, kịp thời.

28-08-2020
19001806 Đặt lịch khám