Cách điều trị thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Nguyễn Phương Thảo

16-12-2024

goole news
16

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là một tình trạng hiếm gặp thường xuất hiện do bất thường trong hoạt động điện học, ảnh hưởng đến nhịp đập đều đặn của tim. Tuy nhiên, nhờ vào sự tiến bộ của y học hiện đại, việc phát hiện và điều trị rối loạn nhịp tim ở thai nhi đã trở nên khả thi hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị thai nhi bị rối loạn nhịp tim, giúp bạn an tâm hơn trong hành trình làm cha mẹ.

Tình trạng thai nhi bị rối loạn nhịp tim là như thế nào?

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là một tình trạng bất thường khi nhịp đập của tim thai không duy trì ở mức đều đặn, thường là nhanh hơn hoặc chậm hơn so với mức bình thường. 

Tim của thai nhi được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành ống dẫn vào tim thai. Tim gần như đã có thể co bóp và hoạt động như một quả tim thực thụ. 

  • Tuần thai thứ 7, tim thai được chia luồng thành buồng trái và phải. Tim đập từ 90- 110 nhịp/phút và tăng lên mỗi ngày. 
  • Vào tuần thứ 9, nhịp tim đạt đỉnh điểm từ 140-170 nhịp/phút cả bé trai lẫn bé gái.  
  • Khoảng tuần thai thứ 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng. 
  • Vào cuối tuần thai thứ 16, trung bình nhịp tim của thai nhi khỏe mạnh thường dao động từ 110-160 nhịp/phút. Nhưng ở những trường hợp rối loạn, nhịp tim có thể tăng trên 200 nhịp/phút (nhịp nhanh) nếu bé cựa quậy nhiều hoặc giảm dưới 100 nhịp/phút (nhịp chậm) là dấu hiệu của nguy cơ bị sảy thai lên tới 90%. 

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim không hẳn là nghiêm trọng tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim không hẳn là nghiêm trọng tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh 

Tình trạng này thường được phát hiện trong quá trình siêu âm thai hoặc sử dụng phương pháp điện tâm đồ thai nhi (fetal electrocardiography). Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bất thường về cấu trúc tim, sự rối loạn trong hệ thống dẫn truyền điện tim, hoặc các yếu tố khác như thiếu oxy, nhiễm trùng, hoặc tác động từ các bệnh lý của mẹ (như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp).

Mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhịp tim thai nhi rất khác nhau. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này là tạm thời và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở các trường hợp rối loạn nặng, thai nhi có thể gặp nguy cơ suy tim, phù thai, hoặc thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, việc theo dõi chặt chẽ và điều trị sớm là rất cần thiết.

Phân loại các dạng rối loạn nhịp tim thai nhi 

Tình trạng rối loạn nhịp tim thai nhi có thể được phân loại thành: Quá nhanh, quá chậm, quá hỗn loạn. Cụ thể: 

Trường hợp 1: Nhịp tim quá nhanh 

  • Rung nhĩ: Rung nhĩ là nhịp tim nhanh bất thường, trong đó các buồng trên (tâm nhĩ) đập với tốc độ gấp 2-3 lần so với các buồng dưới (tâm thất). Nhịp nhĩ thường là 300-500 nhịp/phút. 
  • Nhịp tim nhanh trên thất: Tình trạng này được đặc trưng bởi nhịp tim nhanh bất thường. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ tâm nhĩ hoặc có thể do mạch điện bất thường giữa các buồng trên (tâm nhĩ) và các buồng dưới (tâm thất). Chúng có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng và kéo dài nhịp tim của thai nhi ở mức 200 nhịp/phút.
  • Hội chứng WPW (Wolff Parkinson White): Đây là một loại rối loạn nhịp tim hiếm gặp với trẻ sơ sinh, xảy ra khi có thêm một đường dẫn xung điện ở trong tim. Một vài bé có hội chứng này có thể bị dị dạng cấu trúc tim bẩm sinh. Một thủ thuật cắt bỏ đôi khi có thể loại bỏ đường dẫn truyền dư thừa đó. 
  • Nhịp nhanh thất: Có bắt nguồn từ tâm thất. Rối loạn này ít gặp hơn nhịp nhanh trên thất. Một đợt rối loạn nhịp nhanh thất nếu chỉ kéo dài khoảng vài giây thì thường vô hại, nhưng nếu kéo dài hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Trường hợp 2: Nhịp tim quá chậm 

  • Nhịp chậm xoang: Tình trạng nhịp tim chậm hơn so với bình thường, có thể do các vấn đề về điện tim và các bất thường khác ở thai nhi gây ra. 
  • Block nhĩ thất: Là tình trạng chậm trễ hoặc tắc nghẽn các tín hiệu điện giữa tâm nhĩ và tâm thất. Chúng có biểu hiện dưới dạng block độ một, độ hai hoặc độ ba (hoàn toàn), tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. 

Trường hợp 3: Rối loạn nhịp tim di truyền

  • Hội chứng QT kéo dài: Gây ra nhịp tim nhanh, rối loạn. Hội chứng này xảy ra khi các cơ ở thành tim mất quá nhiều thời gian để giãn ra. 
  • Hội chứng QT ngắn: Xảy ra trong trường hợp cơ tim dùng ít thời gian hơn bình thường để giãn ra giữa các nhịp tim. 
  • Nhịp nhanh thất đa hình có liên quan Catecholamin: Tình trạng này khá hiếm thấy, có thể gây ngất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi bị kích động hoặc vận động thể chất gắng sức. 

Trường hợp 4: Rối loạn nhịp lành tính 

  • Co thắt nhĩ sớm (PAC - Premature Atrial Contractions): Được hiểu là nhịp tim sớm bắt nguồn từ tâm nhĩ (buồng trên của tim) - một trong những dạng rối loạn nhịp tim thai nhi phổ biến nhất và thường lành tính. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể tự khỏi . Hiếm khi thai nhi bị co thắt nhĩ sớm có thể phát triển loạn nhịp tim thai đáng kể hơn dưới dạng nhịp nhanh trên thất. 
  • Co bóp thất sớm (PVC - Premature ventricular contractions): Tình trạng này xảy ra do các nhịp tim thừa bắt nguồn từ tâm thất, thường tự biến mất trong vòng vài tháng. Nếu như cần điều trị bằng thuốc rối loạn nhịp ngắn hạn thường đã có thể mang lại hiệu quả tốt. 
  • Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh xảy ra khi nhịp tim của thai nhi nhanh hơn bình thường, nhưng không phải loạn tim thực sự. Nó có thể là kết quả của nhiều yếu tố như mẹ  (sốt, căng thẳng,  dùng thuốc ,...) hoặc thai nhi ( thiếu máu,...).

Tham khảo:

Nguyên nhân khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim 

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội tại của thai nhi và yếu tố từ môi trường hoặc người mẹ. Dưới đây là các nguyên nhân chính:

  • Bất thường trong cấu trúc hoặc hệ thống dẫn truyền tim của thai nhi: Một số bất thường bẩm sinh liên quan đến cấu trúc tim hoặc hệ thống điện tim có thể gây rối loạn nhịp tim ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Ví dụ, hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) hoặc rối loạn trong nút xoang của tim có thể khiến nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường.
  • Thiếu oxy hoặc suy giảm chức năng nhau thai: Nhau thai kém chức năng, như trong trường hợp nhau bong non hoặc tiền sản giật, có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Điều này gây áp lực lên hệ thống tim mạch của thai, dẫn đến rối loạn nhịp tim.
  • Ảnh hưởng từ bệnh lý của người mẹ: Các bệnh lý của người mẹ như tiểu đường thai kỳ, cường giáp, hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền của tim thai, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài hoặc tình trạng mất cân bằng điện giải của mẹ cũng góp phần vào nguy cơ này.
  • Tác động từ thuốc hoặc chất độc: Một số loại thuốc mà mẹ sử dụng trong thai kỳ, như thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hoặc thuốc lợi tiểu, có thể ảnh hưởng đến nhịp tim thai. Ngoài ra, việc tiếp xúc với chất độc từ môi trường như hóa chất hoặc khói thuốc lá cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Nguyên nhân khác: Chẳng hạn như nhiễm trùng trong thai kỳ, đặc biệt là các virus như Parvovirus B19 hoặc Coxsackievirus, có thể gây viêm cơ tim ở thai nhi. Viêm cơ tim thường làm rối loạn hoạt động điện tim, gây nhịp tim không đều. Ngoài ra, lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều (thiểu ối hoặc đa ối) có thể là dấu hiệu hoặc nguyên nhân gián tiếp của các vấn đề tim mạch ở thai nhi, bao gồm cả rối loạn nhịp tim.

Biến chứng khi thai nhi bị rối loạn nhịp tim 

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là tình trạng bất thường trong tần số hoặc nhịp đập của tim thai, thường được phát hiện qua siêu âm Doppler hoặc các kiểm tra tim thai định kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cụ thể như: 

  • Suy tim bào thai: Do rối loạn nhịp tim kéo dài khiến tim phải hoạt động quá sức, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong các cơ quan hoặc khoang cơ thể như phổi và bụng (gây phù thai). Nếu không can thiệp kịp thời, suy tim bào thai có thể đe dọa tính mạng.
  • Suy giảm tuần hoàn nhau thai: Dẫn đến hạn chế cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể gây ra chậm phát triển trong tử cung (IUGR), khiến bé sinh ra nhẹ cân hoặc mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Tử vong thai nhi trong tử cung: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu tình trạng không được phát hiện và quản lý sớm. Một số trường hợp, nhịp tim thai bất thường còn liên quan đến các dị tật tim bẩm sinh, cần được đánh giá chi tiết sau sinh.

Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để giảm thiểu biến chứng. Các phương pháp như sử dụng thuốc điều chỉnh nhịp tim hoặc theo dõi thai kỳ chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa giúp cải thiện tiên lượng và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cách chẩn đoán thai nhi bị rối loạn nhịp tim 

Rối loạn nhịp tim thai nhi có thể được phát hiện và chẩn đoán thông qua sự kết hợp giữa trước sinh và xét nghiệm:  

  • Siêu âm: Siêu âm trước khi sinh là một cách khách quan để đánh giá sự phát triển tổng thể của thai nhi, bao gồm cả tim. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ có thể xác định các khiếm khuyết về cấu trúc tim, lưu lượng máu qua tim và các mạch máu xung quanh. 

Quá trình siêu âm sẽ cho bác sĩ biết được tổng quan tình hình rối loạn nhịp tim ở thai nhi

Quá trình siêu âm sẽ cho bác sĩ biết được tổng quan tình hình rối loạn nhịp tim ở thai nhi

  • Siêu âm tim thai nhi (Fetal Echo): Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện loạn nhịp tim thai trong quá trình theo dõi hoặc siêu âm thường quy, có thể khuyến cáo siêu âm tim thai nhi. Siêu âm chuyên biệt này về tim thai nhi cung cấp hình ảnh chi tiết về chức năng và cấu trúc của tim. Từ đây bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá loại và mức độ nghiêm trọng của loạn nhịp cũng như bất kỳ ảnh hưởng nào mà loạn nhịp tim gây ra. 
  • Theo dõi sức khỏe mẹ bầu: Trong một số trường hợp, cần theo dõi mẹ để đánh giá xem tình trạng sức khoẻ cụ thể, chẳng hạn như sốt, nhiễm trùng cũng có thể góp phần gây ra loạn nhịp thai nhi hay không. Điều trị tình trạng cơ bản của mẹ bầu có thể giải quyết được tình trạng loạn nhịp tim. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra các yếu tố như thiếu máu ở thai nhi hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp của mẹ, có thể góp phần gây ra chứng loạn nhịp tim ở thai nhi. 
  • Xét nghiệm di truyền: Trong một số trường hợp, xét nghiệm di truyền có thể được xem xét để đánh giá các yếu tố di truyền liên quan đến các dạng loạn nhịp tim và các bệnh khác. 

Điều trị thai nhi bị rối loạn nhịp tim 

Không phải tất cả các trường hợp rối loạn nhịp tim thai nhi đều cần điều trị đặc biệt. Nếu bác sĩ phát hiện nhịp tim không đều khi khám, bạn có thể được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tim của bé trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Nếu tình trạng ổn định, có chiều hướng cải thiện tích cực có thể không cần điều trị thêm. 

Đối với các vấn đề cần can thiệp chuyên sâu, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: 

  • Nguyên nhân;
  • Tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi; 
  • Giai đoạn của thai kỳ; 

Bác sĩ có thể chọn điều trị cho thai nhi bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Ví dụ với tình trạng block tim hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định dùng steroid hoặc hydroxychloroquine. Bác sĩ sẽ trao đổi rõ ràng về phác đồ điều trị theo từng trường hợp. Mỗi em bé, mỗi lần mang thai và mỗi vấn đề về tim đều là duy nhất và bất kỳ phương pháp điều trị nào nhận được đều sẽ tính đến điều này. 

Nếu còn phân vân khi chưa biết điều trị các bệnh tim mạch ở đâu uy tín, chất lượng thì Chuyên khoa Tim mạch và Mạch can thiệp của Bệnh viện Phương Đông chính là địa chỉ mà khách hàng nên cân nhắc sử dụng dịch vụ. Vì: 

TS.BS Tạ Tiến Phước chuyên khoa Tim mạch và mạch can thiệp đang thăm khám cho bệnh nhân

TS.BS Tạ Tiến Phước chuyên khoa Tim mạch và mạch can thiệp đang thăm khám cho bệnh nhân

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, từng trực tiếp can thiệp nhiều ca bệnh phức tạp;
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị được nhập từ các nước tiên tiến hàng đầu thế giới như máy siêu âm Philips Affiniti, máy điện tâm đồ, máy chụp CT Scanner 128 lát cắt, máy holter huyết áp, máy holter điện tim,...Hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh và đưa ra kết quả thăm khám chẩn xác. 
  • Cung cấp dịch vụ chất lượng cao, toàn diện trong quá trình khách hàng điều trị tại viện. 
  • Không gian khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn 5 sao, sạch sẽ, tiện nghi đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng mỗi lần thăm khám. 

Liên hệ ngay với Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tuyến để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám rối loạn nhịp tim thai nhi sớm nhất. 

Kết luận  

Việc điều trị thai nhi bị rối loạn nhịp tim đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe thai kỳ, thường xuyên thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất. Chăm sóc chu đáo ngay từ giai đoạn đầu đời sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khỏe mạnh của con sau này.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

140

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám