Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Ngọc Anh

17-09-2024

goole news
16

Là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em, theo Bộ Y Tế cứ 3 bé thì có 1 bé thiếu sắt. Trẻ càng nhỏ, tình trạng thiếu máu dinh dưỡng càng cao, gặp nhiều nhất từ trẻ sơ sinh cho tới trẻ 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh thường là chế độ ăn thiếu chất, nguyên nhân bệnh lý,... Cách điều trị chủ yếu là bổ sung viên sắt trực tiếp qua đường uống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. 

Thiếu máu suy dinh dưỡng là bệnh gì?

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể không có đủ hồng cầu để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đó, bệnh nhi có xu hướng xanh xao, dễ mệt mỏi, khó tập trung,...

Đây là một bệnh cảnh của bệnh lý thiếu máu, xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu như sắt, kẽm,.... 

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến bé hay quấy khóc, mệt mỏi

Trên thực tế lâm sàng, đây không phải bệnh lý hiếm thấy. Các chuyên gia ghi nhận trên thế giới có đến 30 - 58% trẻ em mẫu giới mắc bệnh này. Nguyên nhân thường gặp là thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu cả sắt và kẽm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt, thiếu kẽm diễn biến thành bệnh lý thiếu máu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Lười ăn, hay bỏ bữa: Không dễ để một bé dưới 5 tuổi ăn cơm ngoan ngoãn. Khi bỏ bữa thành quen, cơ thể bé dễ thiếu chất, bao gồm cả sắt và kẽm nên hay bị thiếu máu
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Trên thực tế, đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu bé không ăn đủ các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu, rau xanh đậm màu, cơ thể sẽ thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất hồng cầu.
  • Hấp thu sắt kém do mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích... có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Ngoài ra, thói quen uống nhiều loại nước ngọt cũng khiến cơ thể hấp thu nhiều chất kích thích có hại, ức chế sự hấp thu sắt.
  • Mất máu do bị xuất huyết cấp tính vì vừa trải qua tai nạn, phẫu thuật. Hoặc xuất huyết mãn tính trên người có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày, trĩ, ung thư...
  • Thiếu các chất dinh dưỡng khác: Ngoài sắt, cơ thể còn cần các chất dinh dưỡng khác như vitamin B12, axit folic để quá trình tạo máu diễn ra bình thường. Thiếu các chất này cũng có thể gây thiếu máu.
  • Đang phải điều trị các bệnh về máu như suy tủy xương, rối loạn đông máu cũng dễ mắc bệnh thiếu máu.

Không ít trường hợp bị thiếu máu là do bé biếng ăn hoặc bữa ăn thiếu đa dạng

Không ít trường hợp bị thiếu máu là do bé biếng ăn hoặc bữa ăn thiếu đa dạng

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý thiếu máu suy dinh dưỡng

Các bác sĩ Huyết học cho biết, tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em không dễ phát hiện. Bởi nó diễn biến trong thời gian dài và thường không có biểu hiện. Hoặc triệu chứng thoáng qua với các trường hợp thiếu máu nhẹ. 

Một số biểu hiện báo hiệu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt như sau:

  • Da và niêm mạc xanh xao: da xanh, lòng bàn tay nhợt, niêm mạc nhợt nhạt
  • Dấu hiệu thiếu oxy: lừ đừ, kém tập trung khi làm việc hoặc học tập, kém vận động, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức,...
  • Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: chán ăn, đứng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng biến dạng dẹt - có khía, tóc khô dễ gãy rụng,...
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm do sức đề kháng kém

Xem thêm: Dấu hiệu mẹ cần khám dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt

Nếu bé hay khóc, chậm lớn hay ốm vặt, bạn cần đưa con đến Bệnh viện ngay

Nếu bé hay khóc, chậm lớn hay ốm vặt, bạn cần đưa con đến Bệnh viện ngay

Thiếu máu suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Có. Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu suy dinh dưỡng  ở trẻ em không diễn ra ngay lập tức mà tích tụ theo thời gian như:

  • Chậm phát triển thể lực: Các bé bị thiếu máu kéo dài thường dễ mệt mỏi, mất sức hơn bình thường. Ngoài ra các bé cũng thấp bé, nhẹ cân và chậm lớn hơn bạn đồng trang lứa
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần: Dễ mệt mỏi có thể sinh ra chán nản, dễ bỏ cuộc và khiến tố chất tâm lý của con trở nên nhạy cảm, mềm yếu. Điều này tác động rất lớn đến cuộc sống của họ
  • Khó tập trung, khó ghi nhớ, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề bị giảm sút. Do não không được cung cấp đủ oxy khiến các hoạt động trí não diễn ra chậm chạp, kém hiệu quả.
  • Dễ mắc các bệnh về máu, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch và bệnh suy thận

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Ngay khi được các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị thiếu máu do thiếu sắt thì bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn và trực tiếp điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh như:

  • Tăng khẩu phần ăn với các nhóm thực phẩm giàu sắt như cá, thuỷ sản, thịt bò, thịt lợn, gan lợn, thịt cừu...
  • Tích cực tiêu thụ các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh…
  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, dâu tây, kiwi, ớt chuông,... để hỗ trợ hấp thụ tốt sắt, kẽm
  • Tăng lượng thịt, cá, trứng, sữa giàu vitamin B12 giúp cơ thể sử dụng sắt hiệu quả
  • Kết hợp với bữa ăn nhiều đa dạng thành phần từ kẽm, protein, tinh bột

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh cho bé ăn các thực phẩm dưới đây:

  • Sữa, phô mai, sữa chua... nên dùng cách xa bữa ăn chính vì canxi có thể cạnh tranh với sắt trong quá trình hấp thu.
  • Trà, cà phê,... các loại đồ uống nhiều tanin làm giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Đồ ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường, chất béo không tốt, ít chất xơ, không tốt cho sức khỏe tổng thể.

Nếu các bậc phụ huynh đang chăm sóc cho con bị thiếu sắt thì khi nấu ăn hãy nấu ở nhiệt độ vừa phải tránh mất chất. Đồng thời, hãy cho bé uống đủ nước để cơ thể vận chuyển chất dinh dưỡng tốt hơn. 

Bạn không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn nhanh 

Bạn không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn nhanh 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Có thể nói, thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, khiến quá trình tạo máu bị gián đoạn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, khó thở,... Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
45

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám